Cục quản lý giám sát kế toán và kiểm toán năm 2024

Với vai trò tăng cường năng lực, chất lượng chuyên môn cho đội ngũ Kiểm toán viên nội bộ tại Việt Nam hiện nay, ngày 2/11/2023, Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo bồi dưỡng chứng chỉ kiểm toán viên nội bộ dành cho học viên đến từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Kho bạc Nhà Nước, Trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Ngân hàng An Bình…

Tham dự khai giảng khóa đào tạo có PGS.TS Đặng Văn Thanh, chủ tịch VAA, GS.TS Đoàn Xuân Tiên – Phó Chủ tịch VAA, Ông Trần Kim Lộc – Giám đốc trường đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán – Kiểm toán Nhà nước – Phó chủ tịch Phân hội Kiểm toán viên Nhà nước, Bà Lê Thị Tuyết Nhung – Phó Cục trưởng cục Quản lý giám sát Kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính, Bà Hà Thị Tường Vy – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn kế toán – VAA, Bà Đàm Thị Lệ Dung – Phó Tổng biên tập Tạp chí Kế toán và Kiểm toán và các giảng viên của khóa học. Ngoài ra, khóa đào tạo còn nhận được sự quan tâm từ các cơ quan truyền thông, báo chí: Báo Kiểm toán Nhà Nước, Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, Thời báo Tài chính – Bộ Tài chính.

Khóa học vinh dự được các giảng viên đứng lớp là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ. Các giảng viên trực tiếp tham gia trong việc nghiên cứu triển khai, soạn thảo văn bản pháp luật về lĩnh vực chuyên môn này cũng như các chuyên gia đã và đang điều hành trực tiếp hoạt động kiểm toán tại các đơn vị như: Bà Lê Thị Tuyết Nhung – Phó cục trưởng Cục QLGS Kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính giảng chuyên đề về Khung pháp lý về kiểm toán nội bộ.

(HVTC) – Ngày 16/6/2023, tại trụ sở chính số 58, Lê Văn Hiến, Đức Thắng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Học viện Tài chính phối hợp với Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) tổ chức Tọa đàm “Thảo luận nội dung sửa đổi bổ sung Luật Kế toán” trực tiếp và trực tuyến. Nội dung thảo luận đã khẳng định vai trò của Luật Kế toán (2015) và những bất cập cần sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu thực tiễn của cách mạng 4.0.

Đại biểu tại tọa đàm

Tham dự Chương trình, về phía Cục Quản lý Giám sát Kế toán, Kiểm toán (Bộ Tài chính), có TS. Vũ Đức Chính – Cục trưởng và PGS.,TS. Lưu Đức Tuyên – Phó Cục trưởng (đồng chủ tọa);

Về phía Học viện Tài chính, có NGND. PGS., TS. Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, Chủ nhiệm CLB Khối đào tạo Tài chính, Kế toán thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam; PGS., TS. Nguyễn Đào Tùng - Chủ tịch HĐ Trường (Chủ tọa); NGƯT. PGS., TS. Trương Thị Thủy - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện; PGS., TS. Nguyễn Mạnh Thiều - Phó Giám đốc Học viện; TS. Nguyễn Văn Bình- Phó Giám đốc Học viện; các thầy cô trong Hội đồng Khoa học và Đào tạo Học viện; lãnh đạo các đơn vị, các khoa, ban chức năng và các giảng viên, nghiên cứu viên.

Về phía doanh nghiệp, đối tác, có Bà Đinh Thị Thúy - Tổng Giám đốc, Công ty cổ phần Misa;

Tạo đàm còn có các nhà khoa học là Trưởng/phó khoa kế toán, kiểm toán các trường thuộc Câu lạc Bộ khối đào tạo tài chính kế toán tham gia trực tiếp và trực tuyến trên nền tảng zoom.

NGND. PGS., TS. Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện phát biểu khai mạc

Phát biểu mở đầu, NGND. PGS., TS. Nguyễn Trọng Cơ - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện đã nêu vai trò to lớn của Luật kế toán số 88/2015/QH13 được Quốc Hội khóa XIII kì họp thứ 10 thông qua ngày 20/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017 cũng như chỉ ra yêu cầu chỉ rõ phải sửa đổi bổ sung: Luật kế toán và hệ thống văn bản hướng dẫn đã đi vào đời sống thực tế, tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý Nhà nước và thực tiễn hoạt động kế toán ở các đơn vị, góp phần quan trọng vào ổn định và phát triển kinh tế đất nước trong thời gian vừa qua. Sau hơn 8 năm thực hiện l, bối cảnh kinh tế - xã hội mới đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục nghiên cứu sửa đổi Luật kế toán. Trong bối cảnh đó, Chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2030 đã được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt, đặt ra nhiệm vụ phải trình quốc Hội sửa đổi Luật kế toán vào năm 2024. NGND. PGS., TS. Nguyễn Trọng Cơ cũng định hướng trọng tâm vào thảo luận các nội dung sửa đổi liên quan đến các điều khoản thuộc công tác kế toán, gắn với bối cảnh thực hiện chiến lược kế toán đến năm 2030 trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến, ở trình độ cao trong lĩnh vực kế toán.

TS. Vũ Đức Chính – Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát, Kế toán, kiểm toán phát biểu

Trong phát biểu đề dẫn, TS. Vũ Đức Chính – Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát, Kế toán, kiểm toán cũng nhấn mạnh về sự cần thiết của việc sửa đổi, bổ sung do những bất cập của luật kế toán với những phát sinh, tồn tài sau 8 năm thi hành và cho biết thực hiện các nội dung của Chiến lược kế toán, kiểm toán đến năm 2030, Bộ Tài chính đã xây dựng báo cáo đánh giá tình hình triển khai Luật Kế toán 2015. TS. Vũ Đức Chính đã chỉ ra nhiệm vụ của Cục trong công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện luật, đánh giá kết quả chủ yếu trong thi hành Luật Kế toán, những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai luật. Cục đã nhận được những ý kiến phản hồi về những tồn tại, vướng mắc trong thực tế của Luật kế toán cũng như những đề xuất để phù hợp với công nghệ số, big data, trí tuệ nhân tạo… , chương trình kế toán, nhận diện giao dịch về tài chính - ngân hàng. Nhiều vấn đề cần được bổ sung hoàn thiện như tính đồng bộ trong quy định về kế toán với các luật khác có liên quan như Luật doanh nghiệp, quản lý nợ, Tài sản công, quản lý thuế… Vì vậy phải có sự nhìn nhận sâu rộng hơn, phù hợp với bối cảnh, quá trình phát triển của công nghệ thông tin.

PGS.,TS. Lưu Đức Tuyên – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát, Kế toán, kiểm toán phát biểu

Theo PGS.,TS. Lưu Đức Tuyên – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát, Kế toán, kiểm toán cho biết, khi Luật Kế toán 2015 được ban hành, đã phát sinh những giao dịch mới, hạ tầng kỹ thuật có nhiều thay đổi (quy định về sổ kế toán, báo cáo tài chính, chứng từ, thanh toán…) từ thủ công sang công nghệ số. Cục đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm để tìm ra phướng hướng khắc phục, bổ sung sửa đổi. PGS.,TS. Lưu Đức Tuyên cũng mong muốn tọa đàm sẽ giải quyết các vấn đề căn bản như: Chứng từ kế toán được định nghĩa như thế nào cho phù hợp? Lưu trữ tài liệu giấy còn phù hợp và lưu trữ như thế nào khi các phần mềm kế toán đã tham gia tích cực trong hoạt động kế toán. Các hình thức lưu trữ trên môi trường điện toán đám mây hay các công nghệ điện tử khác đặt ra khi lưu trữ được dùng làm tài liệu kế toán như thế nào? Làm sao có thể tham chiếu, trích xuất để kiểm soát. Vấn đề kế toán tịch thu, niêm phong tài liệu?

Tại Chương trình, các nhà khoa học, nhà quản lý đều đồng tình sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật kế toán. Các nội sung được tập trung thảo luận với nhiều ý kiến đóng góp về công tác kế toán như: vấn đề chứng từ kế toán; sổ kế toán; báo cáo tài chính; tài liệu kế toán; công tác lưu trữ tài liệu kế toán; sao chụp tài liệu kế toán… Các quy định hiện nay về các vấn đề này chủ yếu hướng theo quy định trên giấy và đã có quy định thêm cho các trường hợp giao dịch điện tử nhưng cũng không còn phù hợp với sự phát triển của công nghệ số. Chữ ký số và niêm phong tài liệu trong kiểm tra, điều tra sẽ xử lý như thế nào… Các vấn đề này được thảo luận gắn với bối cảnh thực hiện chiến lược kế toán đến năm 2030 và điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng với ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến và ở trình độ cao trong lĩnh vực kế toán.

PGS.,TS. Nguyễn Vũ Việt – nguyên Phó Giám đốc Học viện phát biểu từ ứng dụng zoom online

Theo PGS.,TS. Nguyễn Vũ Việt – nguyên Phó Giám đốc Học viện Tài chính, kế toán là 1 khoa học và là 1 công cụ quản lý nhà nước về kế toán. Việc sửa đổi, bổ sung cần dựa trên những vấn đề cốt lõi của khoa học kế toán. Vì vậy, cần có cái nhìn tổng thể về tất cả các vấn đề liên quan và phải có tư duy khung để sửa đổi, bổ sung. Trong đó, những vấn đề cốt lõi như: thông tin kế toán, thông tin đầu ra, báo cáo tài chính… Các phương pháp, kỹ thuật nghiệp vụ kế toán không nhất thiết phải quy định cụ thể, chi tiết trong Luật kế toán sửa đổi vì đây là những vấn đề thay đổi liên tục.

PGS.,TS. Mai Ngọc Anh – Trưởng khoa Kế toán, Học viện Tài chính cho rằng luật kế toán sửa đổi lần này cần thể hiện rõ việc ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán ở các đơn vị kế toán. Theo đó, nội dung công tác kế toán được quy định trong luật nên được thiết kế theo quy trình thu nhận, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kế toán. Các quy định cụ thể cần dựa vào bản chất thông tin của kế toán để quy định thay vì quá tập chung vào hình thức, công cụ của kế toán. PGS.,TS. Mai Ngọc Anh cũng cho rằng cần thiết phải bổ sung khái niệm và quy định về cơ sở dữ liệu kế toán. Đây là vấn đề mới phát sinh trong bối cảnh ứng dụng công nghệ cao trong công tác quản trị đơn vị nói chung và công tác quản trị tài chính kế toán nói riêng.

PGS.,TS. Lê Xuân Trường – Trưởng khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính phát biểu

PGS.,TS. Lê Xuân Trường – Trưởng khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính cũng đồng quan điểm với nhiều ý kiến phát biểu tại tọa đàm trong việc sửa đổi, bổ sung Luật kế toán phải đảm bảo thống nhất với các Luật liên quan và không đưa những vấn đề quá chi tiết cụ thể vì sẽ không bao quát được những vấn đề của hoạt động kế toán trong thực tiễn. Có 2 vấn đề cơ bản nhất của Luật kế toán cần phản ánh đó chính là xác định giá trị tài sản và phản ánh bản chất của nghiệp vụ kế toán thay đổi gì với đối tượng kế toán.

NGƯT. PGS.,TS. Trương Thị Thủy – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện phát biểu

NGƯT. PGS.,TS. Trương Thị Thủy – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện khẳng định Kế toán là một khoa học. Các trường đại học, học viện đào tạo kế toán phải là những chuyên gia đào tạo và hành nghề kế toán. Giáo trình giảng dạy phải đảm bảo phản ánh các chế độ, chính sách kế toán quốc gia và sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy định quốc tế. Các phần mềm kế toán online của các công ty được sử dụng cần có bản đề mô để sinh viên được tiếp cận bên cạnh phần truyền thống. Hơn nữa, việc xác thực các giao dịch điện tử có đảm bảo đảm bảo tính xác thực hay không? Có chống được gian lận không, ngay cả blokchain cũng không kiểm soát được. Đây là những vấn đề vận dụng trong hoạt động kế toán cũng như nghiên cứu, giảng dạy và tham gia thị trường kế toán, kiểm toán quốc tế. Chứng từ là phương pháp khoa học của kế toán chứ không phải do kế toán lập. Đối với việc quản lý của Nhà nước, các hồ sơ kế toán phải được lưu trữ, kiểm soát. Đối với doanh nghiệp, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ lực để làm toàn bộ các mảng về kế toán. Vì vậy, dù có sự thay đổi như thế nào, chứng từ vẫn tồn tại và cần thiết.

Sau 01 ngày làm việc, TS. Vũ Đức Chính – Cục trưởng Cục Quản lý Giám sát, Kế toán, kiểm toán đã tổng kết tọa đàm và ghi nhận, đánh giá cao những ý kiến đóng góp, phản biện tâm huyết của 24 nhà khoa học ở trong và ngoài Học viện với 30 ý kiến trực tiếp và qua zoon online. Các nội dung phát biểu chủ yếu xoanh quanh vấn đề chứng từ và khó khăn khi thực hiện luật kế toán 2015 cũng như các đóng góp cho việc sửa đổi Luật kế toán. TS. Vũ Đức Chính khẳng định, những nội dung được trao đổi, đóng góp của đại biểu tại tọa đàm là cơ sở quan trọng ban đầu để xem xét trong sửa đổi, bổ sung cho Luật kế toán. Từ những nội dung góp quý báu này cùng các nội dung của tọa đàm, hội thảo khác, Cục sẽ xây dựng dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật kế toán 2015 trình Bộ Tài chính. TS. Vũ Đức Chính cũng mong muốn Cục tiếp tục nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà quản lý về sửa đổi, bổ sung Luật kế toán 2015.