Đặc điểm của loài vượn cổ là gì

Người tối cổ đã là người, tuy nhiên còn dấu tích của loài vượn cổ, có đặc điểm: trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ, thể tích hộp sọ đã khá lớn [khoảng 900 cm3, so với người hiện đại là 1500 cm3, vượn hiện đại là 600cm3].

Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Hộp sọ đã phát triển, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não, biết sử dụng và chế tạo công cụ.

Sự xuất hiện của người tối cổ

Trong cổ nhân học, những giống Homo được nhóm lại thành một thể loại mở rộng của người cổ xưa [Archaic], trong giai đoạn bắt đầu từ 500 Ka BP [Ka: Kilo annum, ngàn năm; BP: before present, trước đây]. Nó thường bao gồm Homo neanderthalensis [40-300 Ka], Homo rhodesiensis [125-300 Ka], Homo heidelbergensis [200-600 Ka], và do đó có thể bao gồm cả Homo antecessor [800-1200 Ka].

Thể loại này tương phản với người hiện đại về giải phẫu, bao gồm Homo sapiens sapiens và Homo sapiens idaltu.

Một bằng chứng mới là cư dân Hang Hươu Đỏ [Red Deer Cave] ở Vân Nam, Trung Quốc được phát hiện năm 1979, gợi ý về một nhóm khác có thể là còn tồn tại đến gần đây nhất vào 11 Ka BP. Chris Stringer ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London cho rằng những người này có thể là một kết quả của sự giao phối giữa người Denisova và người hiện đại. Các nhà khoa học khác thì hoài nghi, và cho rằng những đặc điểm đó vẫn là trong các biến thể khả dĩ của quần thể người.

Những di cốt và các công cụ lao động được tìm thấy thực tế và được công nhận trong các di chỉ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ, Ma Ươi… đã minh chứng cho sự có mặt của người vượn ở Việt Nam.

Mặc dù vẫn cần tiếp tục phải xác thực hơn để có được kết luận chính xác nhất, song cho đến hiện tại thì giới nghiên cứu ở nước ta đều suy xét rằng: cách đây tầm khoảng từ 20 – 30 vạn năm, họ sinh sống đã sinh sống tại Việt Nam.

Cuộc sống của người tối cổ

Người tối tổ có cuộc sống khá bấp bênh do phụ thuộc vào thiên nhiên. Hoạt động chính là săn bắt và hái lượm. Họ thường ở trong các hang động, dưới mái nhà hoặc dựng lều. Mặc dù có sự phân công lao động và phát minh ra lửa nhưng họ vẫn chưa tự chủ với thiên nhiên.

Tổ chức xã hội của họ là bầy người nguyên thủy. Bầy người nguyên thủy được hình thành từ 5-7 người tối cổ có quan hệ huyết thống ruột thịt. Họ sẽ tổ chức có người đứng đầu, thực hiện cùng làm cùng hưởng và có sự phân công rất rõ ràng về công việc lao động giữa nam và nữ.

Page 2

Người tối cổ đã là người, tuy nhiên còn dấu tích của loài vượn cổ, có đặc điểm: trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm nhô ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ, thể tích hộp sọ đã khá lớn [khoảng 900 cm3, so với người hiện đại là 1500 cm3, vượn hiện đại là 600cm3].

Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn. Hộp sọ đã phát triển, đã hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não, biết sử dụng và chế tạo công cụ.

Sự xuất hiện của người tối cổ

Trong cổ nhân học, những giống Homo được nhóm lại thành một thể loại mở rộng của người cổ xưa [Archaic], trong giai đoạn bắt đầu từ 500 Ka BP [Ka: Kilo annum, ngàn năm; BP: before present, trước đây]. Nó thường bao gồm Homo neanderthalensis [40-300 Ka], Homo rhodesiensis [125-300 Ka], Homo heidelbergensis [200-600 Ka], và do đó có thể bao gồm cả Homo antecessor [800-1200 Ka].

Thể loại này tương phản với người hiện đại về giải phẫu, bao gồm Homo sapiens sapiens và Homo sapiens idaltu.

Một bằng chứng mới là cư dân Hang Hươu Đỏ [Red Deer Cave] ở Vân Nam, Trung Quốc được phát hiện năm 1979, gợi ý về một nhóm khác có thể là còn tồn tại đến gần đây nhất vào 11 Ka BP. Chris Stringer ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London cho rằng những người này có thể là một kết quả của sự giao phối giữa người Denisova và người hiện đại. Các nhà khoa học khác thì hoài nghi, và cho rằng những đặc điểm đó vẫn là trong các biến thể khả dĩ của quần thể người.

Những di cốt và các công cụ lao động được tìm thấy thực tế và được công nhận trong các di chỉ Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, núi Đọ, Ma Ươi… đã minh chứng cho sự có mặt của người vượn ở Việt Nam.

Mặc dù vẫn cần tiếp tục phải xác thực hơn để có được kết luận chính xác nhất, song cho đến hiện tại thì giới nghiên cứu ở nước ta đều suy xét rằng: cách đây tầm khoảng từ 20 – 30 vạn năm, họ sinh sống đã sinh sống tại Việt Nam.

Cuộc sống của người tối cổ

Người tối tổ có cuộc sống khá bấp bênh do phụ thuộc vào thiên nhiên. Hoạt động chính là săn bắt và hái lượm. Họ thường ở trong các hang động, dưới mái nhà hoặc dựng lều. Mặc dù có sự phân công lao động và phát minh ra lửa nhưng họ vẫn chưa tự chủ với thiên nhiên.

Tổ chức xã hội của họ là bầy người nguyên thủy. Bầy người nguyên thủy được hình thành từ 5-7 người tối cổ có quan hệ huyết thống ruột thịt. Họ sẽ tổ chức có người đứng đầu, thực hiện cùng làm cùng hưởng và có sự phân công rất rõ ràng về công việc lao động giữa nam và nữ.

Cho đến thời điểm nào Người tối cổ trở thành Người tinh khôn?

Có sự khác nhau về màu da giữa các chủng tộc là do đâu?

Người tối cổ xuất hiện cách đây 4 triệu năm sống theo

Công cụ lao động thời đá mới có đặc điểm gì nổi bật?

Nội dung nào sau đây thể hiện óc sáng tạo của Người tinh khôn?

Phát minh quan trọng nhất, giúp cải thiện cuộc sống của Người tối cổ là

Thời đá mới, con người đạt được nhiều thành tựu lớn lao, ngoại trừ

Các nhà khảo cổ coi thời đá mới là một cuộc cách mạng do

Bước nhảy vọt thứ hai trong quá trinh tiến hóa từ vượn thành người là gì?

Thời đá mới có tiến bộ gì về lao động?

Hợp quần xã hội đầu tiên của con người gọi là

Tiến bộ quan trọng nhất trong đời sống của Người nguyên thủy là

Trong quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Người tối cổ được đánh giá

Nhận xét nào sau đây là đúng về sự xuất hiện của loài người?

Người tối cổ khác loài vượn cổ ở điểm nào?

I. SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ ĐỜI SỐNG BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY

 a, Loài vượn cổ [khoảng 6 triệu năm trước]

- Có thể đi, đứng bằng 2 chân, dùng tay cầm, nắm, ăn hoa quả, động vật nhỏ.

- Xương hóa thạch ở Đông Phi, Tây Á, Việt Nam.

b, Người Tối cổ [4 triệu năm trước đây]

- Di cốt: ở Đông Phi, Gia va, Bắc kinh, Thanh Hóa [tìm thấy công cụ đá].

- Đặc điểm:

+ Đi, đứng bằng hai chân, đôi tay tự do sử dụng công cụ lao động.

+ Trán thấp và bợt ra sau, u mày nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn và hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não.

=> Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.

- Công cụ:

+ Sử dụng những mảnh đá hay những hòn cuội lớn, đem ghè một mặt cho sắc và vừa tay cầm => biết chế tác

công cụ lao động [đồ đá cũ sơ kỳ].

+ Biết giữ lửa và lấy lửa, làm chín thức ăn => phát minh lớn giúp con người có thể sử dụng một thứ năng lượng bậc nhất, cải thiện căn bản đời sống của mình.

+ Qua lao động, bàn tay con người khéo léo dần, cơ thể biến đổi để có tư thế lao động thích hợp, tiếng nói thuần thục hơn => Con người tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động.

- Tổ chức xã hội:

+ Người tối cổ có quan hệ hợp quần xã hội, sống trong hang động, mái đá hay lều bằng cành cây, da thú; sống quây quần theo quan hệ ruột thịt gồm 5, 7 gia đình đó là bầy người nguyên thủy.

+ Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” – một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.

II. NGƯỜI TINH KHÔN VÀ ÓC SÁNG TẠO [khoảng 4 vạn năm trước đây]

- Đặc điểm:

+ Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay.

+ Xương nhỏ, bàn tay nhỏ, khéo léo, linh hoạt, hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng, cơ thể gọn và linh hoạt, nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người.

- Di cốt: được tìm thấy ở khắp các châu lục.

=> Là bước nhảy vọt thứ hai, cùng lúc xuất hiện những màu da khác nhau [da vàng, đen, trắng] do thích ứng lâu dài của con người với hoàn cảnh tự nhiên khác nhau.

- Công cụ lao động:

+ Ghè hai rìa của mảnh đá làm cho gọn và sắc hơn để làm rìu, dao, nạo.   

+ Làm lao bằng xương cá, cành cây.

+ Chế tạo cung tên => săn bắn có hiệu quả và an toàn.

=> Thức ăn của con người tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật. 

- Nơi cư trú: cư trú “nhà cửa” phổ biến từ cuối thời đá cũ.

*Thời đại đá mới:

- Khoảng 1 vạn năm trước đây.

- Đặc điểm: dao, rìu, đục được mài nhẵn, khoan lỗ hay có nấc để tra cán. Biết đan lưới đánh cá, làm đồ gốm [bình bát, vò].

- Người tinh khôn biết đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, biết làm đồ gốm để dựng và đun nấu [nồi, bát, vò].

III. CUỘC CÁCH MẠNG THỜI ĐÁ MỚI [thời đá mới, họ biết trồng trọt và chăn nuôi]

- Con người biết trồng trọt, chăn nuôi, biết khai thác từ thiên nhiên:

+ Việc lượm hái từ năm này qua năm khác đem lại kinh nghiệm trồng và thu hoạch theo thời vụ một số cây lương thực và thực phẩm: khoai, củ, bầu, bí, lúa, ….

+ Đi săn, bắt thú nhỏ người ta đã giữ lại nuôi và thuần dưỡng thành gia súc [chó => lợn, bò….]

- Con người có óc sáng tạo, biết khai thác từ thiên nhiên những thứ cần thiết cho mình:

+ Làm sạch những tấm da thú để che thân, tìm thấy những chiếc khuy làm bằng xương.

+ Biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng sò ốc, chuỗi hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai, … Bằng đá màu, sáo bằng xương dùi lỗ, đàn đá, trống bịt da.

Nhận xét:

Con người không ngừng sáng tạo. kiềm được nhiều thức ăn hơn, sống tốt hơn và vui hơn. Đời sống con người tiến bộ với tốc độ nhanh và ổn định hơn từ thời kì đồ đá mới.

Video liên quan

Chủ Đề