Khai báo y tế ở đâu biên hòa

Đồng Nai: Cách ly F0 tại nhà, xử lý F0 cộng đồng theo quy trình

[ĐCSVN] - Theo lộ trình của Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, từ nay đến cuối tháng 12/2021, tỉnh này sẽ giải tán 8/11 bệnh viện dã chiến, chỉ giữ lại 3 bệnh viện dã chiến với quy mô từ 3-4 nghìn giường. Các khu cách ly tập trung do cấp huyện quản lý cũng phải trả lại cho các cơ sở giáo dục để chuẩn bị cho học sinh đi học trở lại.

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho học sinh THPT tại TP Biên Hòa. [Ảnh: Báo Đồng Nai]

Cùng với đó, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cũng đề nghị các địa phương trong tỉnh đồng loạt triển khai cách ly F0 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ tại nhà. Chỉ những F0 có bệnh nền hoặc bệnh trở nặng mới đưa vào các bệnh viện dã chiến hoặc cơ sở điều trị COVID-19.

Đối tượng F0 cách ly tại nhà là những người có kết quả xét nghiệm RT-PCR dương tính hoặc test nhanh kháng nguyên dương tính với SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng lâm sàng hoặc có triệu chứng mức độ nhẹ. Ngoài ra, F0 phải đáp ứng thêm các tiêu chí như đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày.

Đồng thời, người bệnh phải có khả năng tự chăm sóc bản thân như ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát khi có tình trạng cấp cứu; có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính. Trường hợp người nhiễm COVID-19 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người có khả năng chăm sóc cho người bệnh và đáp ứng các tiêu chí.

Sau khi các trạm y tế lưu động lập danh sách các trường hợp F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cấp xã căn cứ vào danh sách các trường hợp đủ điều kiện quản lý, cách ly tại nhà do trạm y tế lưu động xem xét để ban hành quyết định cách ly tại nhà.

Riêng vấn đề thiết lập hệ thống thu dung điều trị COVID-19 theo mô hình tháp 3 tầng, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai sắp xếp: tầng 1 sẽ gồm các cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà [trạm y tế, trạm y tế lưu động] do Uỷ ban Nhân dân huyện, thành phố thành lập, các khu điều trị COVID-19 nhằm giải quyết 83,6% bệnh nhân COVID-19. Tầng 2 gồm các Bệnh viện dã chiến, Bệnh viện Da liễu tỉnh, Bệnh viện Phổi Đồng Nai, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, các Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Định Quán, Long Thành, các Trung tâm y tế 2 chức năng, Bệnh viện Cao su Đồng Nai, các bệnh viện đa khoa tư nhân có nhiệm vụ xử lý 11,2% các ca mắc. Các cơ sở thu dung, điều trị tại tầng 3 có nhiệm vụ giải quyết 5,2% số ca mắc COVID-19 nặng và nguy kịch.

Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ, các nội dung quy định liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 có mối liên hệ mật thiết với nhau, nếu thực hiện đồng bộ sẽ tạo nên hệ thống y tế cộng đồng vững chắc, chăm sóc, điều trị người bệnh và thực hiện công tác phòng, chống dịch ngay từ cơ sở.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ cho biết thêm, Sở đã cấp túi thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho người từ 18 tuổi trở lên trong tỉnh. Những ngày tới, Sở tiếp tục cấp túi thuốc điều trị COVID-19 tại nhà đối với trẻ em. Các địa phương cần đồng loạt triển khai cách ly F0 tại nhà, xử lý F0 cộng đồng theo đúng quy trình để đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.

Để xử lý các trường hợp F0 trong cộng đồng, TP Biên Hòa đã tổ chức lại 7 tiểu ban trực thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của Thành phố; họp giao ban với các phường, xã để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo từng cấp độ dịch. Đồng thời, nâng cấp độ dịch ở những phường, xã có nguy cơ dịch bệnh bùng phát để triển khai các biện pháp quyết liệt hơn. Tăng cường tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch và nguy cơ quá tải y tế để người dân được biết và cảnh giác phòng bệnh, giữ gìn sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Điều dưỡng Phạm Thị Hoài, Trạm y tế lưu động phương Bửu Long [TP Biên Hòa] cho biết, mỗi ngày nhân viên y tế đến nhà khám, theo dõi sức khỏe cho F0 đang cách ly tại nhà 2 lần sáng và chiều. Do hầu hết các ca bệnh COVID-19 đang cách ly tại nhà không có triệu chứng nên các nhân viên y tế thường xuyên hướng dẫn người dân nghỉ ngơi, vận động nhẹ, tập thở, uống nước thường xuyên, không bỏ bữa, tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, đặc biệt là bổ sung nước hoa quả, nhất là nước cam để tăng cường đề kháng.

Nhân viên y tế cũng thường xuyên nhắc nhở F0 đang cách ly tại nhà chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly, không được ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, thực hiện nghiêm 5K, phân loại chất thải, tự theo dõi sức khỏe hằng ngày và cập nhật trên ứng dụng PC- COVID. Bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng sẽ được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 vào ngày cách ly thứ 10 và ngày thứ 14 đối với bệnh nhân có triệu chứng mức độ nhẹ để đánh giá, chuẩn bị kết thúc cách ly.

TP Biên Hòa cũng thành lập tiểu ban xử lý vi phạm các quy định phòng, chống dịch, đóng cửa các quán cố tình vi phạm, làm lây lan dịch bệnh. Phối hợp với các doanh nghiệp thành lập các trạm y tế lưu động trong khu công nghiệp, thực hiện nghiêm quy trình xử lý ca F0, không để F0 tự ý đi từ doanh nghiệp về địa phương mà không được quản lý.

Để tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống dịch, giảm bớt quá tải, áp lực cho nhân viên y tế, thành phố đã vận động 160 bác sĩ về hưu, sinh viên y khoa ra trường chưa có việc làm tham gia CLB Chăm sóc F0 tại nhà.

Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu Nguyễn Văn Thuộc cho biết, với tinh thần quyết liệt, chủ động phòng, chống dịch, đến nay huyện đã thành lập 12 trạm y tế lưu động, quán triệt 2 đội phản ứng nhanh chia làm 2 khu vực để xử lý kịp thời các ca F0, F1 tại doanh nghiệp và địa phương, thành lập các tổ chăm sóc F0, F1 tại nhà.

Tại huyện Nhơn Trạch, ngoài thành lập 12 trạm y tế lưu động tại các xã, thị trấn, huyện cũng đã thành lập được 2 trạm y tế lưu động tại các khu công nghiệp. Trung tâm y tế và các khu công nghiệp cùng phối hợp để xử lý các ca F0 phát sinh trong doanh nghiệp, không để xảy ra tình trạng doanh nghiệp để F0 về địa phương như trước kia.

Theo ông Nguyễn Hữu Tài, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, Uỷ ban Nhân dân tỉnh này đã ban hành Công văn số 13650/UBND-KGVX ngày 4/11/2021 về việc triển khai quản lý người nhiễm COVID-19 [F0] tại nhà trên địa bàn tỉnh. Đây có thể coi là bước ngoặt quan trọng trong việc quản lý, điều trị F0 trong bối cảnh toàn tỉnh thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và tỷ lệ bao phủ vaccine cao, hầu hết người dân trên địa bàn tỉnh đã tiêm mũi 1 và trên 87% người dân đã tiêm đủ liều vaccine./.

B.Châu [t/h]

Thứ 2 - Thứ 6:  Sáng: 7h00 - 11h30

                          Chiều: 13h00 - 16h30

Thứ 7: Sáng: 7h00 - 11h30

Xem thêm >

.

Cập nhật lúc: 22:30, 03/12/2021 [GMT+7]

Những ngày qua, số ca nhiễm Covid-19 trên địa bàn Đồng Nai tăng khá nhanh. Các trường hợp F0, F1 tự đến trạm y tế [TYT] khai báo để được cấp quyết định cách ly tại nhà nhằm trình báo với nơi làm việc, cũng như có cơ sở hưởng chế độ hỗ trợ trong thời gian thực hiện cách ly, điều trị tại nhà.

Các F0, F1 ở P.Trảng Dài [TP.Biên Hòa] đứng lẫn lộn khi đi khai báo y tế tại Trung tâm Văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng phường. Ảnh: P.Liễu

Tuy nhiên, tình trạng các F0, F1 tự đến TYT hoặc các TYT lưu động để khai báo y tế là rất nguy hiểm, nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, sai nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống dịch Covid-19 là F0 và F1 không được đến nơi tập trung đông người.

* Nguy cơ lây lan dịch bệnh

Những ngày qua, TYT và TYT lưu động của nhiều phường trên địa bàn TP.Biên Hòa tập trung khá đông F0 và F1 đi khai báo y tế, đặc biệt là ở các phường đông dân như Trảng Dài, Long Bình lúc nào cũng đông đúc, quá tải.

Trước khi lập những TYT lưu động tại 11 khu phố thì TYT và Trung tâm Văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng P.Trảng Dài chật cứng F0, F1 đến khai báo y tế. Ai cũng muốn được khai báo nhanh dẫn đến tình trạng chen chúc, không giữ khoảng cách. Đáng nói là một số trường hợp F0, F1 chờ đợi lâu đã ghé các tiệm xung quanh để ăn sáng, uống cà phê chờ đến lượt mình.

Anh T.V.T., một F0 ngụ KP.3, P.Trảng Dài đến Trung tâm Văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng phường khai báo y tế, cho biết có thể bị lây nhiễm từ trong công ty nên cả hai vợ chồng anh đều là F0. Cha mẹ anh cùng 2 con nhỏ là F1. Khi được hỏi về nguyên tắc F0 phải được cách ly và không được rời nơi cách ly y tế, sao anh lại tự ra đường đi khai báo, anh T. cười nói: “Giờ F0 đầy đường. Khu nhà trọ tôi sống 20 phòng trọ thì có đến 13 phòng trọ có người nhiễm, đa phần là triệu chứng nhẹ. Sống chung với dịch bệnh rồi, va chạm, lây lan dễ như chơi. Có điều phải đến phường khai báo, lấy quyết định cách ly F0 nộp cho công ty để không bị trừ lương những ngày tự cách ly, điều trị tại nhà”.

Tương tự, tại P.Long Bình, tình trạng F0, F1 đi khai báo y tế cũng khá đông. Ngoài TYT phường, Trung tâm Văn hóa - thể thao và học tập cộng đồng phường, còn có Văn phòng khu phố được trưng dụng làm nơi tiếp nhận khai báo của các F0, F1, test nhanh, cấp giấy chứng nhận hết thời gian cách ly y tế. Cảnh F0, F1 tập trung đông đúc, lộn xộn, không thực hiện khoảng cách an toàn khiến những F1 rất dễ trở thành F0 khi đến khai báo y tế.

Chị N.T.T. [ngụ KP.2A, P.Long Bình] cho biết, chị cũng như nhiều người dân ở gần nhà là F0 và F1 gọi điện thoại nhiều lần đến TYT phường để thông báo tình trạng nhiễm bệnh của mình nhưng không được tiếp nhận và hỗ trợ trong nhiều ngày liền. Không đợi được, chị T. cũng như nhiều trường hợp F0, F1 ở gần nhà chị phải trực tiếp đến TYT phường để khai báo, nhận quyết định cách ly tại nhà…

“Bản thân là F1 nhưng đứng khai báo chung với F0, tôi cũng rất sợ bị lây nhiễm, nhưng không đến khai báo thì không có quyết định cách ly y tế nộp về công ty để có lý do nghỉ việc và cũng không có cơ sở để nhận hỗ trợ tiền cơm dành cho F0, F1” - chị T. bày tỏ lo lắng.

Trước tình trạng gia tăng quá nhiều số ca F0, F1 cần phải khai báo y tế, để tránh các trường hợp trên tập trung quá đông tại TYT gây nguy cơ lây nhiễm cao, mới đây UBND TP.Biên Hòa đã triển khai các TYT lưu động tại các khu phố của 30 phường, xã. Tuy nhiên, các TYT lưu động tại các khu phố vẫn tiếp tục đông người khi mỗi ngày mỗi trạm tiếp nhận cả trăm ca F0, F1 đến khai báo; test nhanh cho những người đã hoàn thành cách ly tại nhà và cấp phát giấy chứng nhận, làm thủ tục hưởng trợ cấp tiền ăn trong thời gian cách ly... Vì thế, đến nay tình trạng F0, F1 tập trung đông tại các TYT vẫn chưa được cải thiện.

* Sớm khắc phục tình trạng quá tải ở TYT

Trảng Dài là phường có dân số đông nhất tỉnh với khoảng 150 ngàn người khiến TYT phường trở nên quá tải khi mỗi ngày tiếp nhận trên dưới 200 ca F0, F1 đến khai báo. Trạm chỉ có 12 nhân viên y tế, nhưng những ngày qua đã có hơn nửa số nhân viên bị nhiễm Covid-19 trong quá trình tiếp xúc với các F0 đến khai báo y tế, khiến lực lượng vốn đã mỏng, nay càng mỏng hơn.

BS Nguyễn Thị Liên, phụ trách TYT P.Trảng Dài cho biết, công việc của TYT cũng như TYT lưu động rất nhiều, đó là tổng hợp danh sách người nhiễm Covid-19 trên địa bàn phụ trách; danh sách những F0, F1 đang cách ly tại nhà trên địa bàn; hướng dẫn, tư vấn, thường xuyên theo dõi sức khỏe và hỗ trợ chăm sóc trường hợp nhiễm Covid-19 được cách ly tại nhà; phát hiện, sơ cấp cứu và chuyển tuyến kịp thời nếu ca F0 đang cách ly tại nhà có chuyển biến nặng; báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn phụ trách...

Nhân viên y tế Trạm Y tế P.Trảng Dài [TP.Biên Hòa] thường xuyên quá tải công việc

Theo BS Liên, từ những ngày cuối tháng 11 vừa qua, thành phố đã cho triển khai mỗi khu phố 1 TYT lưu động. Song, do P.Trảng Dài dân số quá đông, phần lớn là công nhân lao động, số ca mắc gia tăng quá nhanh nên lại càng vất vả hơn. Có những ngày phải làm xuyên đêm để giải quyết công việc cho các F0, F1 theo đúng tiến độ.

Còn BS Nguyễn Thị Hằng, Trưởng TYT P.Bửu Long [TP.Biên Hòa] cho hay, TYT lưu động của phường do Trưởng TYT quản lý chung. Ngoài 1 y sĩ, điều dưỡng của trạm cố định, trạm cũng được bổ sung 2 bác sĩ, 1 điều dưỡng của phòng khám tư nhân và 27 người khác là lực lượng của các khu phố, tổ chức, đoàn thể hỗ trợ. Tuy nhiên, công việc vẫn quá nhiều, nguy cơ lây nhiễm  cao.

Một thực tế cho thấy, do số ca F0 trên địa bàn TP.Biên Hòa tăng nhanh mà nhân lực y tế có hạn, thậm chí có nhiều nhân viên bị nhiễm Covid-19 nên nhiều TYT, nhất là những trạm ở địa bàn dân cư đông như: Trảng Dài, Long Bình… rất vất vả. Theo quy định, trong vòng 2 giờ kể từ khi nhận được thông tin người có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, TYT phải hoàn tất hồ sơ và phối hợp đưa người có kết quả xét nghiệm dương tính về địa phương cách ly tại nhà hoặc cách ly tập trung [nếu không đủ điều kiện cách ly tại nhà].

Theo các TYT, rất khó để xử lý các khâu liên quan đến F0 chỉ trong vòng 2 giờ khi số ca dương tính quá nhiều. Hiện nhiều TYT đang đề xuất Trung tâm Y tế TP.Biên Hòa kiến nghị Sở Y tế hỗ trợ, bổ sung nhân lực để các TYT thực hiện nhiệm vụ trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Về vấn đề giải quyết tình trạng quá tải khai báo y tế cách ly F0, F1 tại nhà theo hướng dẫn tạm thời quy trình xử lý người nhiễm Covid-19 tại cộng đồng, Phó chủ tịch UBND TP.Biên Hòa Nguyễn Duy Tân cho biết, từ khi triển khai cách ly F0 tại nhà đến nay, cả 30 phường, xã của TP.Biên Hòa đều đã thành lập TYT lưu động. Do khối lượng công việc rất lớn mà lực lượng y tế cơ sở không đảm bảo nên thành phố đã huy động thêm nhân lực là các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế của các phòng khám đa khoa tư nhân trên địa bàn cùng tham gia. Tuy nhiên, số lượng nhân viên y tế tư nhân huy động được không đủ để phân chia cho cả 30 TYT lưu động toàn thành phố, nên trước mắt vấn đề giải quyết quá tải tại các TYT vẫn còn nhiều khó khăn.

Phương Liễu

Video liên quan

Chủ Đề