Đài bbc là gì

Buổi phát thanh tiếng Việt hàng ngày vào lúc 1430 GMT [2130 giờ Việt Nam] với tin tức thời sự thế giới, khu vực và Việt Nam.

  • Hãng AFP nói ông Nguyễn Tấn Dũng là chính trị gia quyền lực nhất VN hiện nay.

  • Lạm phát và thắt chặt tín dụng khiến doanh nghiệp VN vừa và nhỏ ngày càng khốn đốn.

  • Chứng hoang tưởng, bài ngoại và bài Hồi giáo, là động lực khiến Breivik hành động.

  • Nữ đại biểu giàu nhất Quốc hội bị tố cáo tham gia đường dây chạy thầu.

  • Nhà giáo dục có tiếng trong nước nói đi biểu tình vì HS-TS là cách dạy lòng yêu nước.

  • Người sợ có thêm trấn áp trong nhiệm kỳ hai của ông Dũng, người khen ông 'giỏi'.

  • Về tiếng tăm của Tướng Nguyễn Cao Kỳ, cựu Phó Tổng thống VNCH.

  • Giới quan sát nói nền kinh tế có hàng loạt căn bệnh kinh niên, cần chữa trị dứt điểm.

  • Indonesia lạc quan thận trọng về thỏa thuận mới liên quan Biển Đông.

  • GS Carl Thayer bình luận các vụ biểu tình vì biển đảo và quan hệ Việt - Trung.

  • ASEAN và Trung Quốc nên tiến tới một hiệp ước về ứng xử trên Biển Đông?

  • Một số người tham gia biểu tình chống Trung Quốc hôm 17/07 thuật lại câu chuyện.

  • Hội nghị Bali là dịp ASEAN tỏ ra có khả năng tìm trả lời cho tranh chấp Biển Đông.

  • Cựu Tổng thống Philipines nhắc lại lời kêu gọi phi quân sự hoá Trường Sa.

Chúng tôi có một số thay đổi quan trọng về Chính sách Riêng tư và Cookie, và muống bạn biết ý nghĩa của nó đối với bạn và dữ liệu của bạn.

Chúng tôi và các đối tác dùng công nghệ, như cookie, và thu thập dữ liệu browsing để cho bạn trải nghiệm online tốt nhất và cá nhân hóa nội dung và quảng cáo cho bạn. Xin cho chúng tôi biết bạn có đồng ý không.

  • Chấp nhận thu thập dữ liệu và tiếp tục

Các cài đặt này chỉ áp dụng cho các trang AMP. Bạn có thể được yêu cầu đặt lại các tùy chọn này khi truy cập các trang BBC không phải AMP.

Trang dành cho thiết bị di động nhẹ mà bạn đã truy cập đã được xây dựng bằng công nghệ AMP của Google.

Thu thập dữ liệu cần thiết nghiêm ngặt

Để làm cho các trang web của chúng tôi hoạt động, chúng tôi lưu trữ một số thông tin hạn chế trên thiết bị của bạn mà không có sự đồng ý của bạn.

Đọc thêm về thông tin cần thiết mà chúng tôi lưu trữ trên thiết bị của bạn để làm cho các trang web của chúng tôi hoạt động.

Chúng tôi sử dụng bộ nhớ cục bộ để lưu trữ các tùy chọn đồng ý của bạn trên thiết bị của bạn.

Thu thập dữ liệu tùy chọn

Khi bạn đồng ý thu thập dữ liệu trên các trang AMP, bạn đồng ý cho phép chúng tôi hiển thị quảng cáo được cá nhân hóa có liên quan đến bạn khi bạn ở bên ngoài Vương quốc Anh.

Đọc thêm về cách chúng tôi cá nhân hóa quảng cáo trên BBC và các đối tác quảng cáo của chúng tôi.

Bạn có thể chọn không nhận quảng cáo được cá nhân hóa bằng cách nhấp vào Từ chối thu thập dữ liệu và tiếp tục "bên dưới. Xin lưu ý rằng bạn sẽ vẫn thấy quảng cáo, nhưng nó sẽ không được cá nhân hóa cho bạn.

Bạn có thể thay đổi các cài đặt này bằng cách nhấp vào “Lựa chọn quảng cáo / Không bán thông tin của tôi” ở chân trang bất kỳ lúc nào.

  • Chấp nhận thu thập dữ liệu và tiếp tục
  • Từ chối thu thập dữ liệu và tiếp tục

BBC News, Tiếng Việt

Bỏ qua để xem nội dung

Nguồn hình ảnh, BBC World Service

Chụp lại hình ảnh,

Lực lượng ra mắt tại California

Một tổ chức của người Việt ở Australia ra thông cáo nói họ sẽ phát thanh hàng ngày về Việt Nam trên làn sóng đài BBC từng dùng.

Tổ chức có tên Lực lượng Dân tộc Cứu nguy Tổ quốc [LLDTCNTQ] nói đài phát thanh Đáp lời sông núi của họ từ 15/05 sẽ bắt đầu sử dụng tần số sóng trung AM 1503 kHz để phát thanh hàng ngày về trong nước.

Đây là tần số đài BBC Tiếng Việt đã từng thuê của một đối tác châu Á trong mấy năm trước khi ngừng phát thanh vào cuối tháng Ba vừa qua.

Đây không phải là lần đầu tiên làn sóng BBC không thuê nữa được bán cho các tổ chức, công ty truyền thông tư nhân.

Trên thực tế, thị trường sóng radio từ châu Âu và Anh Quốc về châu Á đã xuống giá từ mấy năm qua với tiền thuê sóng ngày càng giảm.

Một số đài tiếng Việt và các tiếng khác tại Bắc Mỹ hiện cũng dùng làn sóng ngắn mà BBC từng thuê trong quá khứ.

Đài BBC không có quan điểm gì về công việc của các công ty không liên quan, hoạt động trên thị trường radio sóng ngắn và sóng trung trên thế giới.

LLDTCNTQ cho hay sẽ phát thanh trùng giờ của BBC khi trước, là từ 9 giờ 30 phút tối mỗi ngày.

Chương trình phát thanh sẽ kéo dài nửa tiếng đồng hồ.

Ngoài sóng phát thanh, đài Đáp lời sông núi còn phát trực tuyến trên internet.

LLDTCNTQ có trụ sở đặt tại Fairfield, bang New South Wales của Úc châu, với nghị trình được nói là vì một nước Việt Nam dân chủ, tiến bộ, phú cường, và chống Cộng.

Tổ chức này mới làm lễ ra mắt hôm 20/11/2010.

  • Nguyễn Ngọc Hà
  • Gửi tới BBC từ Việt Nam

Không biết tôi bắt đầu nghe đài BBC từ lúc nào. Hồi nhỏ, tôi rất thích nghe nhạc từ radio, và như một duyên nợ, tôi "bắt nhầm" đài BBC, rồi bỗng thích giọng đọc trầm, chuẩn Hà Nội và chuẩn cả Sài Gòn, không ngọng, không đớt.

Tôi nghe luôn và thích thú với cách bình luận chiến tranh thời đó, rất công bằng, khách quan.

Sau 1975, các đài nước ngoài bị cấm nghe. Như những người Sài Gòn khác, cái gì cấm, nghe càng thú vị. Tuy nhiên, so sánh với các đài phát thanh nước ngoài khác, BBC cũng mang một tính rất riêng, giọng chậm rãi đặc biệt phản ảnh đúng phong cách thâm trầm của người Anh, cái thời tiết trầm buồn của Luân Đôn.

Những tin tức, bình luận của BBC rất khách quan, không quá cực đoan, phản động, quá khích.. như một số đài từ các nước tư bản khác. Thí dụ khi Mỹ mang quân tấn công Panama, cho rằng đất nước này là mối đe dọa của Mỹ. BBC phân tích một quốc gia nhỏ bé, với số dân ít hơn một tiểu bang của Mỹ, làm sao là mối đe dọa lớn cho Mỹ, BBC còn kết luận:"Một kẻ sát nhân thì đừng nhiều lời biện hộ cho hành động của mình".

Tôi thích những câu chuyện kể của BBC mỗi lần Giáng Sinh, Tết Việt Nam, Valentine. Có lần đang nghe BBC kể chuyện đêm Giáng Sinh, nhỏ bạn đến rủ đi lễ đêm, hát văn nghệ, tôi tiếc ngẩn ngơ.

Chương trình đặc biệt về Việt nam, nhạc nền là những tiếng đàn với các loại nhạc cụ đặc trưng của người Việt như đờn cò, sáo trúc…BBB phát mỗi sáng vào lúc 6 giờ, chiều lúc 6:30 và tối lúc 9 giờ 30, thời gian phát sóng là ba mươi phút.

Sau này học chuyên về tiếng Anh, tôi luôn đón nghe chương trình dạy Anh ngữ của BBC. Tôi lắng nghe và ghi chép. Có vài từ lạ không ghi được, tôi nhớ cách phát âm và mò từ điển, chắc chắn tìm ra chính xác từ cần tìm, vì những người dạy tiếng Anh trên BBC phát âm thật chuẩn.

Có lần con mèo của tôi sang nhà hàng xóm bị họ đánh tơi tả. Nóng ruột con mèo cưng, tôi chửi lộn với họ ì xèo, không thua điện 220V nhá lửa, đến giờ học Anh Ngữ, tôi ngưng lại, chạy lên phòng, lắng nghe và ghi lại, xong xuống nhà gây tiếp. Buổi học tiếng Anh chỉ kéo dài 5 phút đủ để lắng đi cơn giận của hai bên. Nhờ vậy, khi tôi xuống nhà định gây tiếp, "đối tác" đã vào nhà từ lâu, trận chiến "võ mồm" chấm dứt. Chị tôi hỏi sao đang gây rồi bỏ chạy. Tôi đáp tỉnh bơ: "Em nghe bài học tiếng Anh trên BBC, phải ghi lại!" Chị tôi lắc đầu…bó tay.

Tôi thích nghe câu giới thiệu: "Đây là Đài BBC Luân Đôn. Trước hết chuông đồng hồ Big Ben tại trụ sở Quốc Hội Anh điểm 6 giờ 30 sáng giờ quốc tế GMT, chính là đúng 9 giờ 30 tối giờ Việt Nam". Tiếng chuông đồng hồ đổ cũng chính là lúc tôi chỉnh đồng hồ của mình. Mỗi lần cãi nhau với bạn bè về giờ giấc, tôi đều hãnh diện:"Giờ của tôi theo BBC đó nghe, từ chiếc đồng hồ chính xác nhất thế giới đấy."

Tôi có thể hãnh diện nói nhờ BBC kiến thức tôi được rộng mở, ngồi trong một căn phòng nhỏ tại Sài Gòn, tôi có thể biết hết mọi chuyện trên thế giới. Từ đó, tôi có được những kết quả tốt đẹp trong công việc làm ăn của mình.

Năm 1998, một vụ bắt cóc con tin tại một nước Châu Mỹ Latinh. Một cuộc bắt cóc do phiến quân nổi loạn yêu cầu chính quyền thả các lãnh đạo của bọn chúng đang bị chính quyền bắt giữ. Tôi theo dõi vụ này mỗi ngày. Một sáng sau khi nghe BBC, tôi tiếp một đoàn thương nhân từ công ty mẹ ở Mỹ sang, lúc đó Mỹ chưa bỏ cấm vận nên công ty tôi núp bóng dưới một cái tên Pháp. Cuộc gặp gỡ ngượng ngùng. Tôi bỗng bật miệng báo tin nhóm phiến quân đã bị đánh bại và các con tin đã được giải thoát. Ông phó tổng giám đốc mắt sáng rực, thông báo cùng những người bạn cùng đi, chưa biết gì sau mười mấy tiếng đồng hồ ngồi trên máy bay. Chiếc bàn họp bỗng rôm rả hẳn khi họ hỏi tôi chi tiết cuộc giải cứu. Sau lần đó, tôi được sếp đánh giá rất cao do kiến thức và trình độ hiểu biết của mình.

Lần khác, nhờ những động từ kép, thành ngữ tôi học từ BBC, tôi viết những lá thư, những biên bản hợp đồng khá chuẩn xác, sếp bên Mỹ khen tôi sử dụng "good English". Tôi biết lời khen này rất có giá trị.

Đất nước mới mở cửa, còn bị Mỹ cấm vận, chưa có Internet, nhiều Việt kiều về nước mở công ty, một số khá xem thường "trí thức Việt Cộng" cho dù người tiếp xúc với họ không hề là đảng viên đảng Cộng Sản.

Tôi nhớ một ông tên Tiến, con một đại gia tại Sài Gòn trước đây, về nước mở một công ty quảng cáo tại Sài Gòn. Thái độ của ông rất ngạo mạn. Ông kể chuyện nước ngoài, từ đông sang tây, từ Âu sang Á. Một lần ông "nổ" tới Myanmar [ Miến Điện]: "Cô biết không, sang Miến, gặp người có đô la như tôi, họ chấp tay lạy mình. Họ xem mình như vua ấy. Đó là xứ theo Quân Chủ Lập Hiến mà."

Tôi ngắt lời: "Không, Miến Điện không phải là nước theo Quân Chủ Lập Hiến. Tại Châu Á, ngoài những Vương Quốc Ả Rập, một số nước Hồi Giáo, chỉ còn Nhật, Thái, Campuchia theo Quân Chủ Lập Hiến thôi. Đặc biệt, Quốc vương Shihanuk của Campuchia là một quốc vương thực sự có quyền hành…". Ông Tiến ngớ ra: "Vậy, Miến Điện theo chế độ nào?" Tôi chậm rãi: "Không theo chính thể nào cả. Bà Aung San Suu Kyi là tổng thống hợp pháp đắc cử do dân bầu ra, nhưng chính quyền nằm trong tay quân đội. Họ không trao quyền cho bà. Hiện nay họ đang quản thúc bà tại gia và cả thế giới đang cấm vận xứ sở này". Ông Việt kiều thường "quăng lựu đạn" tịt ngòi, cúi gầm mặt. Từ đó, ông không dám nổ một tí gì về "thế giới rộng lớn" nữa.

Tôi nộp đơn vào Sở Giáo Dục xin dạy, được phân về một trường THPT. Dạy những bài về ngân hàng, chứng khoán, tôi mang những kiến thức có được từ BBC ra kể học trò nghe. Khi hiệu trưởng thăm dò học sinh về cô giáo mới, các em đã không ngần ngại: "Cô Ngọc Hà có kiến thức rộng lắm". Ông hiệu trưởng kể tôi nghe với tất cả sự mến mộ. Vì vậy, ở một chừng mực nào đó, tôi thấy mình mắc nợ BBC một lời cám ơn.

Chụp lại hình ảnh,

Tiếng chuông đồng hồ Big Ben gắn liền với nhạc hiệu của BBC trong nhiều năm

Có lần BBC bị hớ hàng. Chương trình có mục truyện ngắn, tác giả nào có bài được đọc sẽ được BBC tặng một quyển tự điển Oxford. Một thính giả thiếu tư cách gởi cho BBC truyện ngắn "Thằng bé cu ly" của Lý Lan đã được đăng trên Tuổi Trẻ. BBC không biết cứ đọc tỉnh bơ và gởi tự điển cám ơn nhà …đạo văn nọ. Việc lỡ ra, cả Tuổi Trẻ và BBC đều là những cơ quan truyền thông có tư cách và tự trọng. BBC ngưng ngay mục truyện ngắn, Tuổi Trẻ cũng không lớn tiếng chê bai, chửi rủa ầm ỹ, chẳng qua do tai nạn nghề nghiệp thôi, bản thân BBC cũng đâu muốn thế!

Cứ 6 giờ sáng là tôi mở đài nghe, chị tôi hỏi mẹ có ngủ được không, mẹ bảo"quen rồi", nhưng nhà hàng xóm bực mình. Phải chịu thôi, tôi mở rất nhỏ mà, ai biểu khó ngủ. Một ngày tôi hơi buồn khi nghe thông báo BBC ngưng phát thanh bằng tiếng Mã Lai, vì Malaysia đã phát triển hệ thống truyền thông rất mạnh, không cần phải có đài BBC nữa.

Rồi cũng một ngày, tôi không còn được nghe BBC khi tôi quá bận với công việc dạy học. Sáng phải dậy sớm và ra trạm xe buýt lúc 5 giờ 30, sau 9 tiết dạy, đến hơn 7 giờ tối mới về nhà, tắm rửa, ăn cơm, lại đi dạy tiếp tại trung tâm Anh ngữ đến hơn 10 giờ mới về đến nhà. BBC đã trở nên "món ăn tinh thần khá xa xỉ" với tôi.

Một sáng lên mạng, đọc bản tin cho biết BBC sẽ ngưng phát sóng tiếng Việt từ tháng 4 năm 2011, có lẽ một trong những nguyên nhân là tin tức tại Việt nam đã khá phát triển, người Việt có thể mở TV xem tin thế giới 24 giờ, có thể lên mạng đọc.

BBC được tự do nghe, thậm chí một số báo còn dẫn chứng những nguồn tin từ BBC. Tôi đón nhận tin đó với cảm giác bồi hồi. Đành rằng vẫn còn BBC trên mạng, tôi vẫn nhớ làm sao giọng đọc nhẹ nhàng, đều đều của các phát thanh viên, kiểu đọc họ từng hãnh diện mang phong cách của một Luân Đôn trầm mặc.

Ôi, những ngày làm bạn với BBC bên chiếc máy radio thuở nào là một ký ức không dễ quên.

Mời quý vị bấm vào Mẫu điện thư để chia sẻ các kỷ niệm với chương trình phát thanh của BBC Việt ngữ:

Video liên quan

Chủ Đề