Vì sao trẻ em ăn đồ ngọt nhiều thì biếng ăn

Tác hại của việc cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt

Hầu như tất cả các trẻ em đều thích ăn đồ ngọt. Nhưng nếu cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ. Dẫn đến những tác hại như sâu răng, mất sức đề kháng... Hãy cùng VnDoc tìm hiểu những tác hại từ việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào để phòng tránh và có chế độ ăn đồ ngọt cho bé phù hợp nhé.

7 chiêu giúp bé tăng chiều cao cực nhanh

Tác dụng của táo đối với sức khỏe trẻ em

1. Sâu răng

Vi khuẩn gây sâu răng sử dụng đường trong các loại thực phẩm để tạo thành và phát triển thành các mảng bám răng. Chúng tiêu hóa đường tạo thành axit ăn mòn dần các chất vô cơ ở men răng và ngà răng. Sau khi ăn bánh kẹo, các nhóc cũng rất lười đánh răng, càng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triển. Với thói quen ăn nhiều kẹo, bánh và đồ ngọt, những lỗ răng sâu cũng từ từ xuất hiện trên răng của bé.

2. Ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất dinh dưỡng

Điều này nghe có vẻ hơi lạ. Nhưng sự thật là khi ăn quá nhiều thực phẩm ngọt sẽ làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng khác rất thấp, nhất là vitamin A, C, B, canxi, sắt, magie... những dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đối với những bé biếng ăn, việc cho bé ăn kẹo và bánh ngọt trước khi ăn cơm sẽ làm bé bị no hơi và sẽ càng ăn ít hơn trong những bữa chính.

3. Giảm sức đề kháng

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, ăn nhiều đường sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Vì đường làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu một số dưỡng chất đối với cơ thể, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch, lượng bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến việc giảm sức đề kháng của cơ thể. Những người ăn nhiều đồ ngọt sẽ dễ dàng bị các bệnh về tim mạch, béo phì và tiểu đường.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, ăn nhiều đồ ngọt cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của bé

4. Chậm phát triển chiều cao

Trong quá trình chuyển hóa và tiêu thụ đường, cơ thể phải "đầu tư" một lượng lớn các chất khoáng thiết yếu như kẽm, magie, natri... và đặc biệt là canxi. Nếu thường xuyên ăn đồ ngọt, cơ thể bé sẽ không được cung cấp đủ lượng canxi để phát triển xương. Vì vậy, nếu không muốn con bị "nấm lùn", mẹ nên hạn chế bớt bánh kẹo và các loại nước ngọt khác nhé!

5. Thừa cân, béo phì

Ăn quá nhiều đồ ngọt không chỉ khiến các bé nhẹ cân khó tăng cân mà còn khiến các bé thừa cân ngày càng nặng cân nữa đấy! Vì hàm lượng chất béo và năng lượng trong đồ ngọt khá cao, khi cơ thể chưa kịp hấp thu, chất béo dư thừa sẽ tự động chuyển hóa thành các mô mỡ gây béo phì.

Tuy các bé rất thích ăn đồ ngọt nhưng vì sức khỏe của bé các mẹ hãy chú ý đừng cho bé ăn quá nhiều. Mong rằng những thông tin trên sẽ là một lời cảnh báo đến các bậc cha mẹ trong việc chăm sóc con cái. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ mạnh khỏe và đừng quên đồng hành cùng mecuti để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Theo //mecuti.vn/

Tác hại không ngờ cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt

Đối phó với tình trạng này mẹ nên cải thiện khẩu phần ăn cho bé, hạn chế đồ ngọt tăng cường cho bé ăn trái cây và rau xanh tốt cho sự phát triển.

Dưới đây là một số tác hại khi cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, mẹ cần chú ý:

1. Mắc bệnh tiểu đường

Việc tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có hàm lượng đường cao khiến trẻ dễ mắc bệnh. Với lượng đường dư thừa và nồng độ glucose trong máu tăng cao sẽ tạo gánh nặng trong quá trình trao đổi chất dẫn tới bệnh tiểu đường. 

2. Suy giảm thị lực 

Lượng đường trong máu tăng sẽ làm giảm áp lực thẩm thấu các chất dịch của cơ thể, giảm tầm nhìn, dẫn đến cận thị. Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt còn giảm sự hấp thụ canxi và tính đàn hồi, độ dẻo dai của xương. 

3. Giảm sức đề kháng

Nghiên cứu cho thấy ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây ra những thay đổi trong chức năng của các tế bào bạch cầu và thành mạch máu, làm giảm sức đề kháng của cơ thể , trẻ đối mặt với nguy cơ bị bệnh cao. 

4. Thiếu tập trung

Ăn một lượng nhỏ đồ ngọt sẽ làm cho tâm trạng vui vẻ tạm thời, nhưng tiêu thụ quá nhiều đường sẽ kích thích hệ thần kinh trung ương của bé hoạt động. Thường xuyên như vậy khiến bé có cảm giác cồn cào, khó chịu và mất tập trung. Ngoài ra, ăn quá nhiều thức ăn ngọt trước khi đi ngủ cũng có thể gây ra vấn đề rối loạn giấc ngủ.

5. Tính khí thất thường

Tiêu thụ quá nhiều đường khiến các chất chuyển hóa như axit pyruvic và acid lactic sẽ tăng lên đáng kể. Nếu các chất chuyển hóa này tích lũy trong não, nó sẽ dễ dàng khiến tính cách trẻ trở nên thất thường.

6. Sâu răng

Chất đường có trong đồ ngọt sẽ khiến vi khuẩn trong miệng trẻ sinh sôi phát triển. Trẻ thường ăn bánh kẹo bất cứ khi nào chúng muốn và rất lười đánh răng.

Trong bánh kẹo, các đồ uống có gas có chứa rất nhiều acid hữu cơ, chất bảo quản, phụ gia có tính ăn mòn rất mạnh sẽ làm mòn men răng gây ra các bệnh về răng lời rồi dần dần khiến răng bị sâu, hỏng tủy.

Làm thế nào để hạn chế trẻ ăn đồ ngọt?

Trẻ nhỏ thường bị hấp dẫn bởi món bánh kẹo nhiều màu sắc, lâu ngày sẽ trở thành thói quen gây bất lợi cho sức khỏe. Mẹ nên hạn chế và dẫn sửa thói xấu cho con từ khi còn nhỏ.

1. Đừng coi kẹo là giải thưởng

Mẹ hãy thay đổi suy nghĩ dùng kẹo làm giải thưởng cho bé mỗi khi hoàn thành công việc được giao. Mặc dù đây là cách hay để kích thích bé vận động song việc này sẽ hình thành thói quen trao đổi ở trẻ nhỏ, có đồ ăn con mới làm nếu không thì thôi.

2. Thay thế bằng đồ ăn nhẹ lành mạnh

Mẹ nên dùng những món ăn lành mạnh thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày cho bé như bánh mì nguyên hạt, bánh quy ít đường, trái cây... và đặc biệt hạn chế cho trẻ ăn vặt.

3. Nó cho bé về tác hại khi ăn quá nhiều đồ ngọt

Nói cho bé nghe những tác hại nguy hiểm khi ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt. Lưu ý không quá phóng đại tránh làm bé sợ hãi bỏ ăn.

1. Nguy cơ cao mắc bệnh béo phì

Một trong những tác hại khi cho trẻ ăn ngọt nhiều đó là khiến trẻ dễ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và một số loại bệnh khác.

Nguyên nhân là trong đồ ngọt có chứa quá nhiều đường, dầu mỡ. Điều này rất không tốt đối với sức khỏe của trẻ vì sẽ làm cạn kiệt lượng vitamin trong cơ thể, giảm tiết nước bọt và gây chứng khó tiêu. Vẫn biết rằng đồ ngọt chứa đường là nguồn cung cấp năng lượng rất quan trọng cho cơ thể.

Tuy nhiên năng lượng bổ sung vào càng nhiều, cơ thể càng cần hoạt động nhiều hơn nhằm tạo sự cân bằng. Khi không đạt được sự cân bằng này, một phần gluxit sẽ dự trữ trong bắp thịt và gan, phần khác sẽ thành axit béo hoặc triglycerit làm tăng mỡ trong cơ thể dẫn đến béo phì.

2. Sâu răng

Chất đường có trong đồ ngọt sẽ khiến vi khuẩn trong miệng trẻ sinh sôi phát triển. Trẻ thường ăn bánh kẹo bất cứ khi nào chúng muốn và rất lười đánh răng.

Trong bánh kẹo, các đồ uống có gas có chứa rất nhiều acid hữu cơ, chất bảo quản, phụ gia có tính ăn mòn rất mạnh sẽ làm mòn men răng gây ra các bệnh về răng lời rồi dần dần khiến răng bị sâu, hỏng tủy. Hãy tập cho trẻ thói quen đánh răng 2 lần 1 ngày và thường xuyên súc miệng sau ăn và trước khi đi ngủ.

3. Bệnh nướu răng

Nếu có quá nhiều đường dính trên răng của bé, điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng nướu. Bởi vì cơ thể phản ứng với các loại nhiễm trùng khác nhau, những chiếc kẹo bánh ngọt ngào và quyến rũ kia có thể dẫn đến viêm động mạch vành.

4. Giảm sức đề kháng

Ăn nhiều đồ ngọt nghĩa là trẻ đã hấp thu một lượng đường mới vào trong người. Đường chính là thủ phạm làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Khi cơ thể thiếu chất các chất thiết yếu này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể, đến chức năng của bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến sự giảm sức đề kháng, chính vì thế trẻ sẽ dễ mắc các bệnh như dị ứng, các vấn đề về da, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, lão hóa sớm.

5. Tăng lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu cao sẽ gây kích thích rất lớn lên hệ thần kinh trung ương khiến trẻ phấn khích bên cạnh đó làm rối loạn giấc ngủ ở trẻ và làm giảm sự tăng trưởng, phát triển trí tuệ của trẻ.

Vì vậy, cha mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt đặc biệt là trước khi đi ngủ. Hãy chú ý đến socola vì socola có mùi vị hấp dẫn, là món khoái khẩu của nhiểu trẻ. Tuy nhiên socola đứng trong top đầu các loại đồ ngọt gây hưng phấn lên hệ thần kinh cho trẻ nhất, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi. Sau khi ăn socola nhiều trẻ thậm chí thức trắng cả đêm gây mệt mỏi cho các bậc phụ huynh.

6. Thiếu dinh dưỡng trầm trọng

Khi bé tiêu thụ đường quá nhiều sẽ làm cho cơ thể có cảm giác lâu đói. Nguyên nhân là do khi bé ăn quá nhiều đường, cơ thể bé sẽ không cảm thấy cần phải ăn những thức ăn có chứa nhiều các chất dinh dưỡng quan trọng khác mà cơ thể cần như các vitamin, canxi, sắt và magnesium. Vì thế, điều này sẽ dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng các vitamin trong cơ thể.

7. Dễ bị cận thị

Sự tăng lên của lượng đường trong máu sẽ giảm áp lực thẩm thấu các chất dịch của cơ thể, giảm tầm nhìn, dẫn đến cận thị. Ngoài ra, ăn nhiều đồ ngọt còn giảm sự hấp thụ canxi và tính đàn hồi, độ dẻo dai của xương.

8. Vị giác kém

Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến vị giác của trẻ cảm nhận kém về mùi vị do sự giảm kích thích vị giác.

9. Hay bị di ứng

Có một điều rất dễ nhận thấy, đó chính là những trẻ em ăn nhiều đồ ngọt lại thường bị dị ứng. Các nghiên cứu mới của trường Đại học tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng đồ ngọt có thể ảnh hưởng đến chức năng của bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn đến sự giảm sức đề kháng, dễ bị viêm, dị ứng và gặp các vấn đề về da.

10. Tâm trạng xấu

Khi bé ăn quá nhiều đường, bé nhà bạn sẽ tạo nên mức năng lượng cao. Tuy nhiên mức năng lượng này chỉ tăng tạm thời và sau đó sẽ bị sụt giảm ngay sau đó. Khi quá trình này xảy ra, cơ thể bé lại bắt đầu giải phóng hormone để mang lại mức độ đường trong máu. Điều này sẽ gây nên các kích thích tố nguy hiểm như các hormone adrenaline, cortisol và epinephrine.

Video liên quan

Chủ Đề