Đại học quốc gia tp hcm gồm các trường nào năm 2024

[ĐCSVN] –Trong thời gian tới, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ có thêm 3 trường ĐH thành viên gồm Trường ĐH Công nghệ Môi trường, Trường ĐH Khoa học Sức khỏe và Trường ĐH ở Bến Tre.

Ngày 15/12, Đại diện lãnh đạo Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cho biết, Hội đồng ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh vừa biểu quyết và thông qua chủ trương phát triển phân hiệu tại tỉnh Bến Tre thành một trường ĐH thành viên. Quy mô đào tạo tại trường ĐH này sẽ đạt từ 300 sinh viên [năm 2025] đến 1.500 sinh viên [năm 2030].

Ngoài ra, Hội đồng cũng biểu quyết thông qua việc đổi tên đề án Học viện Môi trường và Tài nguyên thành Trường ĐH Công nghệ Môi trường, để phù hợp với quy định của pháp luật về cơ cấu của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và không gây nhầm lẫn với trường đại học trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời, bỏ phiếu thông qua đề án phát triển khoa y thành Trường ĐH Khoa học Sức khỏe.

Như vậy, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh sẽ có 10 trường ĐH thành viên trong tương lai. 7 trường ĐH thành viên hiện nay bao gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Kinh tế Luật, Trường ĐH Công nghệ Thông tin, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH An Giang.

Hiện, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh có quy mô hơn 69.000 sinh viên đại học cùng đội ngũ học giả với hơn 400 giáo sư, phó giáo sư, hơn 1.300 tiến sĩ. Chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh gồm 138 ngành, nhóm ngành thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, khoa học kinh tế, khoa học sức khỏe, nông nghiệp, cùng 125 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, 89 ngành đào tạo trình độ tiến sĩ.

Nằm ở khu vực phía Đông TP Hồ Chí Minh - đô thị phát triển bậc nhất Việt Nam, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh được Chính phủ Việt Nam thành lập vào năm 1995 nhằm kiến tạo một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, đạt trình độ tiên tiến, làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Trong những năm vừa qua, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh nhiều năm liên tiếp được Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds Asia xếp hạng thuộc Top 150 Đại học hàng đầu châu lục. Từ năm 2019, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh duy trì thứ hạng thuộc Top 701 - 750 do Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds [QS] Anh quốc đánh giá trên 1.000 trường Đại học hàng đầu thuộc 82 quốc gia./.

Các trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM là tập hợp của 6 trường Đại học lớn trong khu vực, thu hút hàng ngàn sinh viên, giảng viên, đến đây làm việc và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Cùng tìm hiểu Làng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh gồm những trường nào?

Đại học Quốc gia TP.HCM

Xem thêm: Đại học Quốc gia Hà Nội

1. Đại học Bách Khoa [HCMUT]

Thông tin sơ lược về trường: Đây là một trường đại học kỹ thuật đầu ngành tại miền Nam Việt Nam, trực thuộc Đại học Quốc gia TP HCM, sở hữu diện tích lớn nhất tại TP HCM, trường có hai cơ sở ở nội thành và ngoại thành.

+ Chi nhánh nội thành có quy mô 14,2 ha tại 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. HCM. Đây là cơ sở chính của trường. Tại chi nhánh này có một khu ký túc xá ở nội thành tại 497, đường Hòa Hảo, quận 10 với quy mô khoảng 1,4 ha, cách trường gần 1,5 km.

+ Chi nhánh ngoại thành [làng đại học] có quy mô 26 ha tại Linh Trung, quận Thủ Đức. Tại chi nhánh này có một khu ký túc xá ở nội thành với quy mô gồm 24 đơn nguyên nhà 5 tầng với sức chứa 12.000 chỗ, tại phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, giáp ranh với quận Thủ Đức, cách trường gần 1,5 km.

+ Điểm chuẩn tham khảo mỗi năm của trường trên 19 điểm.

Đại học Bách Khoa

2. Đại học Khoa học Tự nhiên [US]

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng là thành viên trong hệ thống Đại học quốc gia TP.HCM. Trường sở hữu hai cơ sở ở nội thành [quận 5] và ngoại thành. Riêng ở cơ sở Linh Trung, Thủ Đức, gây ấn tượng với khuôn viên gần gũi với thiên nhiên, tạo nên một khung cảnh xanh ngắt cho khuôn viên của trường.

Lĩnh vực chuyên đào tạo: Kỹ thuật, máy móc, công nghệ thông tin,..được đông đảo sinh viên lựa chọn là nơi nghiên cứu về ngành nghề mà mình yêu thích.

+ Chi nhánh nội thành: 227 Nguyễn Văn Cừ, phường 4, quận 5, TP.HCM

+ Chi nhánh ngoại thành [làng đại học]: Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM

Đại học Khoa học Tự nhiên

3. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn [USSH]

Quá trình hình thành: Với lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển, ngôi trường này sau nhiều quá trình từ Hiệp định Genève 1954, trên cơ sở của Đại học Văn khoa ở Hà Nội, Trường được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11 năm 1955 với tên gọi là Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp và một thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn. Ngày 01-3-1957, Trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn, trở thành bộ phận các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến ngày 30-3-1996, Trường mang tên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân.

Lĩnh vực trường đào tạo: Nghiên cứu, củng cố và nâng cao chất lượng của nhiều ngành như Báo chí - Truyền thông, Quan hệ Quốc tế, Việt Nam học, ngôn ngữ,..thu hút không chỉ sinh viên trong nước mà còn có sinh viên quốc tế đến đây học tập và nghiên cứu ngắn hạn.

+ Chi nhánh nội thành: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

+ Chi nhánh ngoại thành: Quảng Trường Sáng Tạo, Khu Phố 6, Thủ Đức, TP.HCM

\>>Xem thêm: 12 cung hoàng đạo

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Thông tin sơ lược về trường: Đại học Quốc tế cũng là trường thành viên của Đại học quốc gia TP.HCM. Trường được thành lập vào năm 2003, và là trường Đại học công lập đầu tiên sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy và nghiên cứu cho cả sinh viên và giảng viên. Với tông đỏ làm chủ đạo, Đại học Quốc tế khá nổi bật khi nhìn từ xa, bên cạnh đó là không gian thoáng mát giúp cho sinh viên có được môi trường xanh mát để nghỉ ngơi sau những giờ học tập căng thẳng. Đặc biệt, thư viện tại đây đúng chuẩn "Quốc tế, khi từ kiến trúc cho đến những vật dụng trang bị nơi đáp ứng nhu cầu dạy và học, hướng tới những trải nghiệm cho toàn thể sinh viên và cán bộ, nhân viên tại trường.

Lĩnh vực đào tạo: Công nghệ thông tin, QTKD, Công nghệ sinh học, Điện tử viễn thông,...

+ Chi nhánh nội thành: 234 Pasteur, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh và tầng trệt của Thư viện trung tâm ĐHQG

+ Chi nhánh ngoại thành [cơ sở chính]: khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM

Đại học Quốc Tế TP.HCM

5. Đại học Công nghệ Thông tin - ĐH Quốc gia TP.HCM [UIT]

Thông tin sơ lược: Các đối tác mà trường liên kết là những tập đoàn lớn về công nghệ thông tin phải kể đến như IBM, Microsoft, SunJava,… Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ được cấp các chứng chỉ quốc tế, bên cạnh kỹ năng và kiến thức về nghề, Tiếng Anh cũng được UIT rất chú trọng với những chương trình học theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp sinh viên thành thạo tiếng Anh khi tốt nghiệp.

Lĩnh vực giảng dạy, đào tạo: Chuyên về công nghệ thông tin. Với những trang thiết bị, máy móc hiện đại và tiên tiến nhất, đây là nơi mà nhiều sinh viên cũng như doanh nghiệp tin tưởng để gửi gắm nhân tài đến đây học tập và nghiên cứu.

+ Địa chỉ trường: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Đại học Công nghệ Thông tin

6. Đại học Kinh tế - Luật [ĐH Quốc gia TP.HCM]

Thông tin sơ lược: Trường Đại học Kinh tế - Luật thành lập ngày 6 tháng 11 năm 2000, chuyên đào tạo về các học viên có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Kinh tế - Luật. Ngoài ra, Trường còn hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước như Đại học Long Island [Hoa Kỳ], Đại học Quốc gia Cheng Kung [Đài Loan], Tổ chức EDEXCEL và TYNDALE, đại diện DAAD [tổ chức trao đổi giáo dục của Đức], đại diện NESO [cơ quan trao đổi về giáo dục của Hà Lan]...

Lĩnh vực đào tạo: Chuyên về Kinh tế, Luật, quản trị kinh doanh,..

+ Chi nhánh 1: Khu phố 3, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP HCM.

+ Chi nhánh 2: Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM.

Đại học Kinh tế - Luật

Trên đây là 6 trường thuộc Làng đại học Quốc gia TP.HCM [Làng đại học Thủ Đức], cập nhật thông tin đến những bạn đọc có quan tâm đến chất lượng cũng như chuyên ngành đào tạo của những trường đại học trên.

Ngoài ra, vào tháng 08/2019, Trường Đại học An Giang được Thủ tướng ban hành quyết định chuyển từ trường đại học dưới sự quản lý của UBND tỉnh An Giang thành trường đại học thuộc hệ thống của Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đại học An Giang hiện tại có trụ sở chính tại Thành phố Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang, trường có hai cơ sở rộng trên 48ha. Được biết trường có 47 giảng viên có trình dộ tiến sĩ, 437 giảng viên trình độ thạc sĩ, tổng cộng trường có gần 800 cán bộ công chức.

Đại học Quốc gia TP HCM hiện tại có bao nhiêu trường đại học và khoa thành viên?

ĐHQG-HCM gồm 06 trường đại học, 01 khoa, 01 viện và trung tâm trực thuộc có tuyển sinh và đào tạo trình độ đại học là: Trường ĐH Bách khoa [QSB], Trường ĐH Khoa học Tự nhiên [QST], Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn [QSX], Trường ĐH Quốc tế [QSQ], Trường ĐH Công nghệ Thông tin [QSC], Trường ĐH Kinh tế - Luật [QSK], ...

Giám đốc Đại học Quốc gia tp.hcm hiện nay là ai 10 điểm?

Ngày 14/1/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định bổ nhiệm PGS. TS Vũ Hải Quân giữ chức vụ Giám đốc ĐHQG-HCM. Ông là giám đốc thứ 5 của hệ thống đại học lớn nhất Việt Nam.

Trường Đại học Quốc gia TP HCM có bao nhiêu ngành?

Là hệ thống giáo dục đại học hàng đầu Việt Nam, chương trình đào tạo của ĐHQG-HCM gồm các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, kỹ thuật công nghệ, quản lý kinh tế - luật, khoa học sức khỏe và khoa học nông nghiệp... với 3 trình độ: đại học [138 ngành], thạc sĩ [118 ngành] và tiến sĩ [86 ngành]*.

Đại học quốc gia bao gồm những trường gì?

Các đơn vị thành viên.

Trường Đại học Bách Khoa..

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên..

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn..

Trường Đại học Quốc tế.

Trường Đại học Công nghệ Thông tin..

Trường Đại học Kinh tế - Luật..

Viện Môi trường - Tài nguyên..

Trường Đại học An Giang..

Chủ Đề