Đặng văn đậu là ai

Anh hùng đại tá La Văn Cầu [thứ hai từ trái sang], trung tá Đặng Văn Việt [mặc complet] ngồi kế bên, trong cuộc gặp mặt của Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan với cựu chiến binh trung đoàn 174 tại Phủ Chủ tịch - Ảnh: nhân vật cung cấp

“Đó không chỉ là bức thư mà là bức tâm thư của người lính kính đề nghị Bộ Quốc phòng phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho thủ trưởng cũ của tôi là trung tá Đặng Văn Việt.

Anh hùng LA VĂN CẦU

Ông tiếc là “đời chiến binh bắt đầu từ Cách mạng Tháng Tám, lúc đang đánh giặc với phong độ nhiều trận thắng vang dội mà không được tham dự chiến dịch Điện Biên Phủ”.

Viên trung tá suốt đời

Ông đưa chúng tôi xem những tấm ảnh chụp trong 71 năm qua. Trong rất nhiều tấm ảnh từ buổi gặp mặt dịp 70 năm thành lập Trường Thanh niên tiền tuyến Huế đến dịp kỷ niệm ngày ra mắt trung đoàn 174, chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp... đều thấy ông mặc complet trong lúc đồng đội xung quanh đều mặc quân phục với quân hàm cấp cao.

Chúng tôi không hỏi điều này vì biết sau khi ông từ Trung Quốc về nước thì năm 1958 quân đội ta chính thức áp dụng hệ thống phong quân hàm cho lực lượng vũ trang. Theo đó, quân hàm “truy lĩnh” của ông là trung tá [tương đương cấp bậc năm 1947 khi ông làm trung đoàn trưởng trung đoàn 28 Lạng Sơn].

Ông bảo: “Thời kháng chiến, không ai nghĩ gì về khen thưởng vì nhiệm vụ quá nặng nề. Đánh hết trận này tiếp trận khác. Trận nào cũng căng vì địch rất mạnh. Tôi xem việc đánh thắng địch là khen thưởng lớn nhất. Mặc dù là trung tá suốt đời nhưng tôi mừng cho trung đoàn mình hai lần được phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang, 16 cán bộ chiến sĩ của trung đoàn trở thành anh hùng”.

Nhắc tới chuyện “chuyển ngành trái nghề”, ông nói bạn cùng thời ở Trường Thanh niên tiền tuyến Huế có 43 người thì 5 người hi sinh, 30 người chuyển khỏi quân đội. Còn lại 8 người đều trở thành tướng, trong đó 1 trung tướng, 7 thiếu tướng. Ông Đặng Văn Việt ở trong tốp cấp tá chuyển ngành. Trong cuộc sống, đôi khi ông cũng cảm thấy chạnh lòng nhưng không nản chí.

Ở tuổi 40 nhưng ông vẫn thi đậu Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, tốt nghiệp kỹ sư. Công tác ở Bộ Xây dựng được năm năm họ chuyển ông sang Bộ Thủy sản. Năm 1975 ông bất ngờ nghe thông báo về hưu sớm. Hồi đó Thủ tướng Phạm Văn Đồng biết chuyện nên giao Bộ Thủy sản hủy quyết định nghỉ hưu non của ông.

Dù hơn 90 tuổi nhưng ông Việt vẫn đọc sách hằng ngày - Ảnh: V.T.

Thủ trưởng cũ của người anh hùng

Nghỉ hưu, ông Việt lui về nhà bố mẹ vợ ở làng Khương Hạ, xã Khương Đình, huyện Thanh Trì [Hà Nội] trồng cây, bán quả. 10 năm sau ông chuyển đến ở căn hộ 16m2 của vợ cho đến bây giờ. Đây là thời gian ông viết sách. Trong 17 cuốn sách của ông có cuốn Đường số 4 rực lửa được ông dịch sang tiếng Pháp. Ông dịch cuốn Sự mù quáng của tướng De Gaulle đối với cuộc chiến ở Đông Dương của Pierre Quatre Point từ tiếng Pháp sang tiếng Việt.

Dù sớm từ giã đời chiến binh nhưng ông vẫn nhận được sự quý trọng của nhiều người trong quân đội. Trong nhật ký “Người lính già” có sáu bức thư của tập thể, cá nhân gửi Bộ Quốc phòng kiến nghị phong tặng danh hiệu anh hùng cho ông. Cảm động như bức thư của ban liên lạc Trường Thanh niên tiền tuyến Huế gửi ngày 26-12-2012, gợi lại kỷ niệm về chàng “sinh viên Việt Minh” Đặng Văn Việt “vì một lý do gì đó mà bị lãng quên”.

Có một bức thư rất đặc biệt bởi người viết là Anh hùng lực lượng vũ trang, đại tá La Văn Cầu. Năm 18 tuổi La Văn Cầu là tổ trưởng tổ bộc phá của đại đội 671, tiểu đoàn 251, trung đoàn 174. Anh được phong anh hùng năm 20 tuổi từ một hành động dũng cảm là nhờ bạn lính dùng lưỡi lê chặt đứt cánh tay phải bị thương để ôm bộc phá tấn công trong trận tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê 2 [1950], năm 18 tuổi.

Chúng tôi liên lạc với ông La Văn Cầu ở Hà Nội để hỏi thêm về bức thư ông gửi Bộ Quốc phòng năm 2012. Nghe vậy, ông chỉnh lại ngay: “Đó không chỉ là bức thư mà là bức tâm thư của người lính kính đề nghị Bộ Quốc phòng phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang cho thủ trưởng cũ của tôi là trung tá Đặng Văn Việt”.

Bức tâm thư của ông có đoạn: “Đúng ra việc này phải được giải quyết từ 60 năm qua nhưng vì bị vướng về lý lịch, nay lý lịch đã được xác minh lại [văn bản Bộ Nội vụ ngày 3-1-2012]. Việc xem xét khen thưởng cho một vị chỉ huy tài ba, lừng danh là một việc bình thường, hợp với lòng dân. Nếu tôi được phong anh hùng một lần thì thủ trưởng Việt phải được phong từ 5-10 lần”.

Tiếp theo bức tâm thư là công văn số 01/BNV/CCVC về việc “Xác nhận vấn đề chính trị đối với cụ Đặng Văn Hướng của Bộ Nội vụ” gửi Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An, UBND tỉnh Nghệ An, huyện ủy, UBND huyện Diễn Châu do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn ký thay bộ trưởng, ngày 3-1-2012.

Nội dung công văn như sau: “Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng [tại văn bản số 1597.CV/VPTW ngày 21-9-2011 của Văn phòng Trung ương], trên cơ sở báo cáo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An tại văn bản 645-CV/TU, ngày 14-11-2011 về việc xác nhận vấn đề chính trị đối với cụ Đặng Văn Hướng, Bộ Nội vụ xác nhận: Năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng, Chính phủ mời một số trí thức, nhân sĩ ra giữ trọng trách một số bộ trong Chính phủ, trong đó có cụ Đặng Văn Hướng giữ chức bộ trưởng không bộ [nội dung như đã thể hiện trong Lịch sử của Chính phủ Việt Nam [1945-1954], trang 164, tập 1, NXB Chính Trị Quốc Gia - năm 2006]. Xin thông báo để quý cơ quan được biết”.

Rào cản lý lịch

Năm 2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thư gửi Ban Bí thư Trung ương Đảng và Ban Tổ chức trung ương với nội dung: “Tôi có ý kiến đề nghị với các đồng chí nên giao cho Bộ Nội vụ có văn bản xác nhận đối với cụ Đặng Văn Hướng. Cụ Đặng Văn Hướng có con là Đặng Văn Việt. Anh Đặng Văn Việt có tinh thần yêu nước, tham gia tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám ở Huế, sau đó vào quân đội, từng làm trung đoàn trưởng trung đoàn 174, chỉ huy đơn vị lập chiến công vẻ vang trên đường số 4. Năm 1945, cụ Đặng Văn Hướng là tổng đốc Nghệ An, đã có thái độ tiếp đón, hợp tác, bàn giao chính quyền, bảo đảm cho cuộc cướp chính quyền của Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Nghệ An được thuận lợi.

Từ đó về sau cụ đều đồng tình hưởng ứng các chủ trương của chính quyền cách mạng. Khi thành lập Chính phủ liên hiệp, cụ được mời giữ chức bộ trưởng không bộ của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Theo tôi, cần xác nhận để nói lên thái độ đúng đắn của Đảng và Chính phủ ta đối với cụ, trân trọng cụ Đặng Văn Hướng, một nhân sĩ có tinh thần độc lập và đáp ứng nguyện vọng của đồng chí Đặng Văn Việt cùng gia đình cụ”.

VŨ TOÀN

Đặng Văn Thụy [1858–1936], tên lúc nhỏ là Đặng Văn Tụy, tự Mã Phong, hiệu Mộng Long, tên thường gọi trong dân gian là cụ Hoàng Nho Lâm. Ông đậu Đình nguyên Hoàng Giáp khoa thi Hội năm Giáp Thìn–Thành Thái thứ 16 năm 1904. Ông từng làm chức Tế tửu trường Quốc Tử Giám[1].

Đặng Văn Thuỵ sinh năm 1858 tại làng Nho Lâm, xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu, Nghệ An. Cha ông là ông đồ nghèo, từng thi đỗ Tú tài. Làng Nho Lâm quê ông nổi danh với nghề rèn và là nơi có nhiều người đỗ đạt. Ngay từ nhỏ, nhà nghèo, ông dã theo ông nội làm nghề rèn giúp gia đình.

Lúc nhỏ, Đặng Văn Thuỵ học với cha, sau đó học với cụ Án Cao [2] trong làng, đỗ đầu Xứ năm 16 tuổi. Khoa thi Hương Mậu Dần [1878] ông cùng cha đi thi [còn có cả Cao Xuân Dục], Kì thi đó ông trượt, cha ông đỗ Tú tài còn Cao Xuân Dục đỗ Cử nhân. Cao Xuân Dục nhanh chóng bước vào con đường công danh, cảm mến tài Đặng Văn Thuỵ, đã giúp ông ăn học và gả con gái - bà Cao Thị Bích - cho. Ông còn theo học với Thám hoa Nguyễn Đức Đạt [một danh sĩ nổi tiếng ở Nam Đàn, Nghệ An].

Khoa thi Hương Nhâm Ngọ [1882], Đặng Văn Thuỵ đỗ Cử nhân, được bổ làm Huấn đạo huyện Nông Cống [Thanh Hóa] rồi Giáo thụ phủ Diễn Châu. Khoa thi Giáp Thìn [1904], ông đỗ Đình nguyên Hoàng giáp, cùng khoa thi với Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng. Ông được cử về triều dự chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, sung Tư thư cục cùng Đoàn Triển, Khiếu Năng Tỉnh. Năm 1908, ông thăng lên chức Tế tửu. Năm 1914, ông xin cáo quan về quê. Tổng cộng ông đã làm quan 31 năm [1883-1914], chức cao nhất là Tế tửu.

Hoàng Giáp Đặng Văn Thuỵ mất vào năm 1936, hưởng thọ 79 tuổi.

Sinh thời, Đặng Văn Thuỵ là một nhà nho, nhà giáo uyên thâm, nghiêm khắc. Khi còn là học trò, ông được thầy - Thám Hoa Nguyễn Đức Đạt - đánh giá rất cao và có nhiều văn thơ được lựa chọn vào sách Nam Sơn Tùng Thoại [trước tác của Nguyễn Đức Đạt]. Đặng Văn Thuỵ đọc rất nhiều, và được Huỳnh Thúc Kháng ca ngợi: "Thanh trường vạn quyển ủng tha nga" tạm dịch là: "Trong bụng có hàng vạn cuốn sách, thật là lớn lao"

Nhận định về chuyện ông cáo quan về quê, Nguyễn Nghĩa Nguyên cho rằng điều này thể hiện thái độ bất hợp tác của ông với Chính phủ bảo hộ Pháp [3]. Ngoài ra trong một số giai thoại, ông cũng tỏ thái độ bất bình với chính quyền thực dân Pháp.

Thời gian sống ở Nho Lâm, ông được nhân dân trong vùng hết sức kinh trọng, gọi ông là cụ Tế [theo chức quan cao nhất] hay cụ Hoàng [theo học vị], thâm chí có những người coi ông là "thần sống" [4].

Khi ông mất, đám tang rất lớn và được nhiều nhà nho, chí sĩ như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Văn Điện... đến điếu phúng. Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm, một học trò của ông, đã khái quát cuộc đời ông trong vế đối:

Tiên sinh đạo Hy, Hoàng, Hoài, Cát chỉ dân, thanh phúc địa lưu dư, phú hà sự, thọ hà nhục, đa nam hà cụ

Dịch nghĩa:

Tiên sinh noi Hy, Hoàng, Hoài, Cát làm dân, phúc sáng đất còn lưu, giàu mà không lắm việc, thọ mà không nhục, nhiều con trai mà không lo.

Huỳnh Thúc Kháng, người bạn đồng niên với ông, cũng có câu đối:

Đương niên đồng thí Đường cung, nhất khúc nghê thường, thiên thượng chúng tiên suy tuyết xướng Tha nhật hậu thông Chu đạo, tam trùng trữ dịch, quốc trung hoàng cẩu thiếu tư nhân

Tạm dịch là:

Đường cung thuở ấy cùng thi, một khúc nghê thường, tiên nữ trên trời suy tôn tuyết xướng Chu đạo ngày nào thông hảo, ba tầng trạm dịch, người già trong nước ít kẻ bằng ông.

Hiện nay, xung quanh vùng Nho Lâm vẫn có rất nhiều giai thoại về cụ Hoàng Đặng Văn Thuỵ [5]. Trong giai thoại của nhân dân, ông là một người có đức độ, nghiêm khắc nhưng cũng rất hóm hỉnh, nghịch ngợm. Cụ cho chữ, hoành phi, vế đối rất nhiều nhưng không ít lần dùng phép chơi chữ, nói lái, chiết tự để trêu chọc cả người già, phụ nữ, cha xứ...

Đặng Văn Thuỵ chỉ có một người vợ là bà Cao Thị Bích và 11 người con: 7 trai, 4 gái. Một điều trớ trêu là ông tuy bất hợp tác với Pháp nhưng con cháu ông nhiều người theo con đường Tây học và thành đạt, trở thành tri phủ, tri huyện, bác sĩ của Nam triều và chính quyền Pháp. Gia đình ông trở thành đại gia tộc quan lại giàu có, quyền quý ở đất Nho Lâm..

Con trai ông là Phó bảng Đặng Văn Hướng [khoa Kỷ Mùi-1919], Thị lang Bộ Công, Tham tri Bộ Hình triều đình nhà Nguyễn, Tuần vũ tỉnh Hà Tĩnh, Tổng đốc Nghệ An thuộc chính phủ Trần Trọng Kim. Sau năm 1945, từng là Quốc vụ khanh đặc trách công tác ở 3 tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh trong Chính phủ Hồ Chí Minh. Cháu nội ông là Đặng Văn Việt, nguyên Trung đoàn trưởng đầu tiên của trung đoàn 174 [1 trong 2 trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam do Chu Huy Mân làm Chính ủy]. Với chiến công trong chiến dịch biên giới 1950, Đặng Văn Việt được mệnh danh là "Con hùm xám đường số 4".

Một người con trai khác của ông là Phó bảng Đặng Văn Oánh [khoa Kỷ Mùi-1919], làm Giáo thụ An Nhân.

Tổng cộng ông đã viết 11 đầu sách, trong đó 4 cuốn là về giáo dục học. Một số cuốn là;

  • Nho lão cuồng ngâm
  • Mộng Long tuyết mộng sử
  • Mã sơn văn thảo
  • Quốc Tử Giám hương ca
  • Khuyến nông ca
  • Nữ học diễn ca
  • Bát phản ca
  • Gia huấn ca

Ngoài ra còn rất nhiều câu đối, đại tự, bài thơ mà ông viết tặng mọi người. Nhiều câu đối, hoành phi được nhân dân xin và khắc gỗ, treo trong nhà, đình đền, miếu mạo. Ông còn nghiên cứu cả địa lý học và chiêm tinh học. Thời kì ở Tư thư cục, ông đã dịch một số cuốn sách tiếng Trung Quốc ra chữ Nôm, chủ yếu là loại Tân thư.

  1. ^ Huế, chuyện 100 năm trước – Nguyễn Đắc Xuân
  2. ^ Cao Trọng Sinh, quê ở Nho Lâm, đỗ Cử nhân năm 1847, từng làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám, rồi Án sát. Thôi quan, ông về quê mở trường dạy học, học trò có nhiều người đỗ đạt. Theo Cụ Hoàng Nho Lâm - Giai thoại và truyền thuyết
  3. ^ Cụ Hoàng Nho Lâm - Giai thoại và truyền thuyết, Nguyễn Nghĩa Nguyên, trang 13
  4. ^ Gia phả dòng họ Cao Xuân ở Thịnh Mỹ viết về ông con rể họ Đặng: lúc nhỏ được coi là thần đồng, về già được coi là thần sống. Theo Cụ Hoàng Nho Lâm - Giai thoại và truyền thuyết
  5. ^ Trong cuốn sách của Nguyễn Nghĩa Nguyên đã ghi lại 52 giai thoại về Cụ Hoàng Nho Lâm

  • Quốc triều khoa bảng lục
  • Cụ Hoàng Nho Lâm - Giai thoại và truyền thuyết - Nguyễn Nghĩa Nguyên, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, 1997

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Đặng_Văn_Thụy&oldid=59186487”

Video liên quan

Chủ Đề