Đánh giá cách ghi nhận xét tiết dự giờ tiểu học

Mẫu phiếu dự giờ tiểu học là gì? Mẫu phiếu dự giờ tiểu học để làm gì? Mẫu phiếu dự giờ tiểu học 2022? Hướng dẫn soạn thảo mẫu phiếu dự giờ tiểu học? Cách nhận xét tiết dạy dự giờ?

Dự giờ được hiểu là việc đồng nghiệp và một số cán bộ lãnh đạo, quản lý tham dự tiết học của một giáo viên để thông qua đó sẽ có những đóng góp, rút kinh nghiệm trong việc giảng day của giáo viên đó. Tại môi trường tiêu học, việc dự giờ cũng diễn ra khá phổ biến. Sau khi dự giờ thì sẽ có mẫu phiếu dự giờ. Vậy, mẫu phiếu dự giờ tiểu học là gì và có nội dung cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về mẫu phiếu dự giờ tiểu học và cách nhận xét tiết dạy dự giờ?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

Mục lục bài viết

  • 1 1. Mẫu phiếu dự giờ tiểu học là gì?
  • 2 2. Mẫu phiếu dự giờ tiểu học để làm gì?
  • 3 3. Mẫu phiếu dự giờ tiểu học:
  • 4 4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu phiếu dự giờ tiểu học:
  • 5 5. Cách nhận xét tiết dạy dự giờ:

Mẫu phiếu dự giờ tiểu học được hiểu là mẫu biên bản được lập ra để có thể đưa ra những đánh giá kỹ năng sư phạm của thầy cô đang giảng dạy. Mẫu phiếu dự giờ tiểu học sẽ giúp những thầy cô đang giảng dạy có thể biết được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để từ đó có biện pháp khắc phục, nhằm mục đích có thể nâng cao chất lượng giảng dạy. Mẫu phiếu dự giờ tiểu học được sử dụng phổ biến và có những ý nghĩa cũng như vai trò quan trọng trong thực tiễn.

2. Mẫu phiếu dự giờ tiểu học để làm gì?

Mẫu phiếu dự giờ tiểu học sẽ được sử dụng trong những tiết dự giờ tại các trường tiều học, nhằm mục đích chính đó là để các thầy cô khác và một số cán bộ lãnh đạo, quản lý sẽ có thể đưa ra những đánh giá kỹ năng sư phạm của thầy cô đang giảng dạy. Mẫu phiếu dự giờ tiểu học nêu rõ các thông tin về người dạy, tiến trình hoạt động dạy và học, nêu ra những ưu và nhược điểm của tiết học cũng như các đánh giá cụ thể về tiết dự giờ và xếp loại cụ thể đối với tiết học đó.

3. Mẫu phiếu dự giờ tiểu học:

PHÒNG GD & ĐT……
TRƯỜNG TIỂU HỌC….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nhằm mục đích quản lý thống nhất hoạt động giáo dục tại địa phương, phòng giáo dục đào của các quận, huyện sẽ ban hành thống nhất mẫu phiếu dự giờ. Nhờ đó, đánh giá khách quan, chính xác và công bằng đối với đội ngũ giáo viên. Quý bạn đọc có thể tham khảo mẫu phiếu dự giờ tiểu học dưới đây:

PHIẾU DỰ GIỜ ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

Họ và tên người dạy:……   Đơn vị:……

Xem thêm: Học bạ lưu bao lâu? Mất học bạ tiểu học, cấp 2, cấp 3 phải làm thế nào?

Môn:………….Lớp:…..Tiết:……  Tiết PPCT: ……

Ngày:………  Buổi: …………

Bài dạy: ………

Họ và tên người dự:………

Chức vụ:……….Đơn vị công tác:……

I. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nhận xét và ghi chúcủa người dự giờ
     
     
     
     
     
     
     
     

II. XẾP LOẠI TIẾT DẠY

Nội dung Tiêu chí Điểm
Kế hoạch và tài liệu dạy học [tối đa 1,0 điểm/tiêu chí] 1. Chuỗi hoạt động phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.
2. Mỗi nhiệm vụ học tập thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, kỹ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt được.
3. Thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng phù hợp với các hoạt động của HS.
4. Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động của học sinh hợp lý.
Hoạt động của GV [tối đa 2,0 điểm/tiêu chí] 5.* Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập hấp dẫn. Nội dung đảm bảo chính xác, logic, khoa học, làm rõ được trọng tâm.
6. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ, khuyến khích HS hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ.
7.* Nội dung đảm bảo mức độ phân hóa, phù hợp với khả năng của HS. Lồng ghép, tích hợp, liên hệ thực tế có tính giáo dục.  
8. Kết quả hoạt động và thảo luận của HS được tổng hợp, phân tích đánh giá, sửa lỗi kịp thời; đảm bảo phân bố thời gian hợp lí cho các hoạt động.
Hoạt động của HS [tối đa 2,0 điểm/tiêu chí] 9. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.
10. HS tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập.
11.* HS tham gia tích cực trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
12.* Kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập: đảm bảo kiến thức, phù hợp với từng hoạt động.  
  Tổng số điểm

a] Loại Giỏi: 17,50 – 20,0 điểm; các tiêu chí 5, 7, 11, 12 phải đạt 2,0 điểm; các tiêu chí còn lại phải đạt từ mức 2 tương ứng trở lên.

Xem thêm: Hồ sơ tuyển sinh vào lớp 1 gồm những giấy tờ gì?

b] Loại Khá: 14,50 – 17,25 điểm; các tiêu chí 5, 11, 12 phải đạt 2,0 điểm.

c] Loại Trung bình: 10,00 – 14,25 điểm.

d] Loại không đạt: Dưới 10,0 điểm.

Lưu ý: Trường hợp tổng điểm đạt loại Giỏi nhưng bị khống chế các tiêu chí thì xếp loại Khá; Tổng điểm đạt loại Khá nhưng bị khống chế các tiêu chí thì được xếp loại Trung bình.

Xếp loại tiết dạy: ……

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm:…………

2. Khuyết điểm: ……

Xem thêm: Quy định về việc bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường tiểu học

Giáo viên dạy

[chữ ký, họ tên]

Hiệu trưởng/Tổ CM

[ký tên và đóng dấu]

Người dự giờ

[chữ ký, họ tên]

4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu phiếu dự giờ tiểu học:

– Phần mở đầu:

+ Ghi đầy đủ các thông tin về Quốc hiệu, tiêu ngữ.

Xem thêm: Có được phép xin học trái tuyến cho trẻ vào lớp một không?

+ Ghi thông tin về Phòng Giáo dục và Đào tào.

+ Thông tin tên trường tiểu học.

+ Tên biên bản cụ thể là phiếu dự giờ đánh giá tiết dạy.

– Phần nội dung chính của biên bản:

+ Thông tin về người dạy.

+ Tiến trình hoạt động dạy và học.

+ Xếp loại đối với tiết học.

+ Đánh giá chung.

Xem thêm: Có được nhập học lớp 1 cho con tại nơi có giấy tạm trú không?

– Phần cuối biên bản:

+ Ký và ghi rõ họ tên của người dạy.

+ Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của Hiệu trưởng/Tổ CM.

+ Ký và ghi rõ họ tên của người dự giờ.

5. Cách nhận xét tiết dạy dự giờ:

Đánh giá tiết dạy được coi là một trong số những bước quan trong trong quá trình dự giờ. Nếu các chủ thể có thể đánh giá đúng, đầy đủ các nội dung trong tiết dạy sẽ giúp các chủ thể là những người giáo viên có thể nhận thấy được những ưu điểm, hạn chế của mình trong quá trình thực hiện việc giảng dạy; từ đó những người giáo viên cũng sẽ nâng cao kĩ năng chuyên môn, nghề nghiệp, năng lực sư phạm.

Tuy nhiên, hiện nay, ta thấy rằng, hoạt động dự giờ và đánh giá tiết dạy của không ít giáo viên tiểu học vẫn chưa thực sự đạt được những hiệu quả như mong muốn bởi vì các giáo viên sau khi dự giờ vẫn chưa có những kĩ năng trong việc dự giờ và đánh giá.

Các giáo viên vẫn chưa chủ động xây dựng kế hoạch dự giờ để nhằm mục đích có thể bồi dưỡng chuyên môn; chưa biết cách ghi chép đối với tiến trình tiết dự, các giáo viên cũng chưa có khả năng phân tích, đánh giá các tình huống sư phạm trong tiết dạy; chưa có thể đánh giá đầy đủ các khía cạnh của tiết dạy học. Vì vậy mà hiện nay rất cần tăng cường chỉ đạo và giám sát việc xây dựng kế hoạch dự giờ của tổ khối, của cá nhân, phân định rõ mục đích của việc dự giờ trong tháng, trong từng thời điểm.

Việc tư vấn và đánh giá sau tiết dạy không hiệu quả, nhận xét tiết dạy lan man và không đúng trọng tâm khiến cho những người dạy khó nhận thấy những ưu, khuyết điểm của tiết dạy để thông qua đó có thể tự điều chỉnh.

Giáo viên ngại đưa ra những nhận xét đánh giá sau tiết dạy vì sợ động chạm, sợ mất lòng khiến cho việc dự giờ trong hoạt động chuyên môn không có hiệu quả chỉ mang tính hình thức.

Đa số thì việc dự giờ chỉ do cán bộ quản lí, tổ khối trưởng thực hiện, việc đánh giáo sau tiết dạy cũng sẽ rất ít có ý kiến tham gia của giáo viên chỉ tập trung vào các giáo viên là các tổ khối trưởng. Vì thế mà cần phải thực hiện phân công các thành viên trong ban giám hiệu cùng tổ trong các buổi dự giờ, có đánh giá, rút kinh nghiệm về các kĩ năng trong dự giờ, trong đánh giá.

Các giáo viên hầu như chỉ mới tham gia dự giờ trong các hoạt động mang tính chất thao giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm và có ý kiến đánh giá chung chung, đồng tình, chưa thực sự có sự quan sát kĩ các thao tác của người dạy.

Cùng với các nội dung đánh giá về tiết dự giờ, các giáo viên cũng cấn lưu ý trình tự đánh giá sau tiết dạy. Cụ thể như sau:

– Các chủ thể là những người dạy sẽ có trácg nhiệm cần phải nêu rõ ràng quan điểm và tự nhận xét về tiết dạy của bản thân. Những chủ thể là người dự tiết học sẽ cần nêu ưu điểm của tiết dạy, hạn chế của tiết dạy, đề xuất các biện pháp cải tiến hạn chế, xin phản hồi của người dạy.

– Cần phải đánh giá tiết dạy theo các mức độ đạt được của quy định trong Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Khi đánh giá đối với tiết dạy các chủ thể cũng sẽ cần đặt mình vào vị trí của người nghe, cảm nhận. Cần phải đưa ra những góp ý một cách bình đẳng, cầu thị, coi trọng việc học hỏi giữa các bên chứ không coi mình là người giỏi hơn. Người dự giờ cũng cần đưa ra những vấn đề cần điều chỉnh cho những người dạy.

– Các chủ thể là những người dạy cần tập trung vào những người góp ý, những người dạy phải lắng nghe với thái độ tôn trọng, tiếp thu tất cả các ý kiến, viết lại những ý chính từ những người đóng góp, hỏi lại người góp ý, làm sáng tỏ thông tin chưa rõ ràng.

– Sau dự giờ, những người dự giờ sẽ có trách nhiệm phải báo cáo lại kết quả dự giờ để các chủ thể là những cán bộ, giáo viên nắm bắt cụ thể về giáo viên, năng lực sư phạm và thông qua đó để có các tác động phù hợp, có dẫn chứng đầy đủ, cụ thể về trường, lớp, giáo viên, học sinh, môn học; ưu điểm có dẫn chứng cụ thể; những điều mà giáo viên sẽ cần cải thiện; kế hoạch sau dự giờ; kiến nghị cụ thể với các cấp liên quan.

Ta thấy rằng, việc đánh giá sau tiết dự giờ cần phải giúp cho các chủ thể là những giáo viên sẽ có thể xây dựng được kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, điều chỉnh đối với các biện pháp trong giảng dạy, phấn đấu để có thể nhanh chóng nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả giảng dạy của bản thân.

Chủ Đề