Đánh giá canon ef 50mm f1.8 stm

Với thiết kế cải tiến, lớp phủ Super Spectra, khẩu độ 7 lưỡi và công nghệ STM cho khả năng lấy nét mượt mà, im lặng. Nhỏ gọn, nhẹ, giá cả phải chăng, Canon EF 50mm F1.8 STM là sự bổ sung hấp dẫn tiếp theo sau ống Kit.

Là một ống kính một tiêu cự giá cả hợp lý, là ống kính dễ sử dụng ngay cả với người mới, EF50mm f/1.8 STM cũng có trọng lượng nhẹ, giúp cho nó trở nên rất tương thích với máy ảnh EOS 200D. Sau đây là cách sử dụng ống kính này để tạo ra hiệu ứng bokeh mờ mịn, dễ chịu. [Người trình bày: Maiko Fukui]

Hiệu ứng bokeh mờ mịn đẹp làm cho nhiếp ảnh trở nên thú vị hơn bao giờ hết

Ống kính EF50mm f/1.8 STM có hiệu năng cao và thân thiện với người dùng, bên cạnh giá cả hợp lý, những phẩm chất sẽ làm cho nó trở nên hấp dẫn với những người dùng nào đang tìm sản phẩm đáng đồng tiền nhất. Với khả năng khắc họa tự nhiên và ít méo, có khả năng là bạn sẽ thích thú khi tạo ảnh bằng ống kính này. Hiệu ứng bokeh mờ mịn, bắt mắt của nó, đây là tính năng quan trọng nhất của nó, giúp cho bạn dễ làm mất nét hậu cảnh trong ảnh để làm cho đối tượng chẳng hạn như người và động vật trở nên nổi bật. Rõ ràng là ống kính này rất hữu ích ngay cả với chụp ảnh đường phố.

Khi kết hợp với một máy ảnh có trang bị cảm biến APS-C, chẳng hạn như EOS 200D, nó cung cấp một góc xem tele trung bình tương đương 80mm [tương đương phim 35mm]. Đây là góc xem hẹp hơn so với ống kính trên máy ảnh full-frame, và cho phép bạn chụp cận cảnh các đối tượng ở xa.

Hình thức và cảm nhận của một tấm ảnh chụp bằng một ống kính khẩu độ lớn có thể rất khác biệt. Ở f/1.8, ống kính này có thể dễ dàng tạo ra hiệu ứng bokeh mờ mịn, không chỉ ở hậu cảnh mà còn ở tiền cảnh. Hiệu ứng này có thể được sử dụng để mang lại chiều sâu cho ảnh của bạn cũng như khắc họa một cảm giác siêu thực. Những vòng tròn bokeh được tạo ra từ các nguồn sáng điểm cũng rất đẹp. Có thể khó có được dạng chất lượng và hiệu ứng như vậy với một ống kính theo bộ. Ngoài ra, vì đây là một ống kính sáng, nó cũng rất phù hợp để chụp ảnh ở những địa điểm tối.

Sử dụng khẩu độ tối đa dẫn đến hiệu ứng mờ mịn, có thể được làm sắc nét bằng cách khép khẩu. Không gì sánh bằng sự hào hứng khi tự hỏi các đối tượng trong một ảnh cụ thể sẽ hóa ra thế nào khi chụp ở f/1.8, và do đó đây là một ống kính tôi khuyên dùng đối với người mới chụp ảnh.

Với ống kính này, bạn có thể tìm thấy những vẻ đẹp mới trong các cảnh hàng ngày, cho dù đó là một cánh cửa sổ cửa hàng trên đường, một thứ bạn nhìn thấy nằm trên bãi biển, hay những bóng đèn đẹp bạn tình cờ gặp. Bạn có thể thích thú khi sử dụng hiệu ứng bokeh đối với những thứ mà bạn chú ý!

Ống kính EF50mm f/1.8 STM là một lựa chọn rất phù hợp với những cảnh này: - Chân dung người, động vật, v.v. - Khi địa điểm chụp tạo ra hậu cảnh rối mắt và bạn cần làm nổi bật hơn đối tượng chính - Các cảnh chụp ảnh đường phối đòi hỏi phải có hiệu ứng mất nét và tạo ra hiệu ứng bokeh

Thủ thuật sử dụng ống kính 1: Đến gần đối tượng hơn để tạo ra hiệu ứng bokeh hậu cảnh mờ mịn

Để tăng mức nhòe khi làm mất nét hậu cảnh nhằm tạo ra hiệu ứng bokeh, điều quan trọng cần lưu ý là không chỉ sử dụng khẩu độ tối đa, mà còn đảm bảo khoảng cách giữa đối tượng chính và hậu cảnh, và đến càng gần đối tượng chính càng tốt. Tìm hiểu thêm trong bài viết Những Điểm Cơ Bản về Ống Kính

3: Tạo Ra Hiệu Ứng Bokeh]

Trong ảnh bên dưới, tôi đến gần những bông hoa hồng để chụp ảnh gần khoảng cách lấy nét gần nhất [khoảng cách chụp tối thiểu]. Ảnh này được chụp từ một vị trí đặt đối tượng vào điều kiện nửa ngược sáng sao cho các cánh hoa sẽ được khắc họa đẹp và hậu cảnh sẽ lấp lánh. Độ sâu trường ảnh trở nên nông hơn ở khẩu động lớn hơn [số f nhỏ hơn], do đó bạn cần phải cầm chắc máy ảnh và để ý tốc độ cửa trập để giảm thiểu rung máy.

EOS 200D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm [tương đương 80mm] / Aperture-priority AE [f/1,8, 1/1.600 giây, EV+1,3] / ISO 200/ WB: Daylight Tôi muốn những bông hoa hồng trở nên nổi bật, làm đối tượng chính. Bằng cách tạo ra hiệu ứng nhòe lớn ở hậu cảnh, tôi có thể đến gần những bông hoa hồng để chúng sẽ nằm trong đường phối cảnh.

EOS 200D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm [tương đương 80mm] / Aperture-priority AE [f/1,8, 1/1.600 giây, EV+1,3] / ISO 200/ WB: Daylight Trong ảnh này, tôi không tiếp cận những bông hoa hồng đủ gần. Khẩu độ là f/1.8, nhưng những bông hoa hồng không thu hút nhiều sự chú ý. Để đảm bảo rằng đối tượng của bạn có cảm giác hiện diện mạnh, hãy đến gần nó hơn.

Thủ thuật sử dụng ống kính 2: Sử dụng ống kính khẩu độ lớn hiệu quả nhất bằng bố cục Quy Tắc Phần Ba

Các yếu tố trong ảnh được định khung và lập bố cục như thế nào là rất quan trọng. Nếu bạn đang sử dụng một hiệu ứng bokeh rất lớn trong ảnh, hãy lưu ý tỉ lệ bokeh chiếm trong khung hình. Nếu bạn sử dụng hướng nằm ngang, hãy đặt đối tượng chính cách tâm khoảng 1/3 sang bên trái hoặc phải; nếu bạn sử dụng hướng thẳng đứng, hãy đặt đối tượng bên trên hoặc bên dưới tâm để khắc họa vẻ thanh bình và ấn tượng. Bằng cách này, ảnh của bạn sẽ có vẻ đang kể chuyện. Những ảnh bên dưới làm cho người ta nghĩ đến một cái bóng đèn bị biển đánh vào bãi cát.

Đọc thêm về Quy Tắc Phần ba ở đây: Những Bố Cục Đơn Giản nhưng Thiết Yếu [Phần 1]

EOS 200D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm [tương đương 80mm] / Aperture-priority AE [f/1,8, 1/1.600 giây, EV+1,3] / ISO 200/ WB: Daylight Hướng nằm ngang Sử dụng Quy Tắc Phần Ba, đối tượng chính được đặt ở nơi giao nhau của các đường thẳng ở góc dưới bên phải của ảnh. Tôi cũng hạ tầm chụp và điều chỉnh vị trí chụp, sao cho cát nằm trong khung hình, và lấp đầy khoảng trống bằng cách làm mất nét nó để tạo ra hiệu ứng bokeh.

EOS 200D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm [tương đương 80mm] / Aperture-priority AE [f/1,8, 1/1.250 giây, EV+1,3] / ISO 200/ WB: Daylight Hướng thẳng đứng Tôi chụp ảnh này từ một vị trí hơn cao hơn một chút để người xem nhìn thấy rõ hình dạng của cái chai. Hướng thẳng đứng cho phép tôi tạo ra thêm một chút không gian bên trên đối tượng, điều này làm cho bối cảnh có vẻ ổn định hơn.

Bộ Sưu Tập Ảnh

EOS 200D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm [tương đương 80mm] / Aperture-priority AE [f/2,8, 1/4.000 giây, EV+1,0] / ISO 400/ WB: Daylight

Bóng đổ nhuộm ánh nắng chiều tạo ra một mô thức đẹp, nghệ thuật. Kết hợp ống kính này với một máy ảnh APS-C sẽ mang lại cho bạn góc xem tele tầm trung 80mm [tương đương phim 35mm] trông tự nhiên và không có méo.

EOS 200D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm [tương đương 80mm] / Aperture-priority AE [f/1,8, 1/800 giây, EV+1,0] / ISO 1600/ WB: Daylight

Một con mèo trong ngõ nhỏ sau nhà, nằm giữa hiệu ứng bokeh tiền cảnh và hậu cảnh. Đám cỏ và bức tường ở tiền cảnh bị làm nhòe thành hiệu ứng bokeh mờ mịn được tạo ra ở f/1.8 và làm cho con mèo trở nên nổi bật.

EOS 200D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm [tương đương 80mm]/ Aperture-priority AE [f/4, 1/320 giây, EV±0]/ ISO 400/ WB: Cloudy

Ảnh cận cảnh này cho thấy một cặp kính mát nằm trên cát được chụp gần, mọi vật xung quanh được phản chiếu trong kính như những cái bóng. Tôi muốn tạo ra hiệu ứng bokeh mờ mịn ở hậu cảnh để làm nổi bật cặp kính mát.

EOS 200D/ EF50mm f/1.8 STM/ FL: 50mm [tương đương 80mm]/ Aperture-priority AE [f/5,6, 1/400 giây, EV-1,0]/ ISO 400/ WB: Shade

Ảnh này khắc họa hai thế giới hư ảo - biển như chúng ta nhìn thấy ở bên trái ảnh, và biển với hoàng hôn được phản chiếu như được thấy từ lối qua đường ở nửa bên phải - cả hai được chụp sống động lở khẩu độ f/5.6.

Tham khảo thêm các bài viết sau đây về EF50mm f/1.8 STM: [Phần 1] Sự Hiện Thân Tinh Tế, Mới Mẻ của một Ống Kính Bán Chạy Nhất [Phần 2] Khả Năng Biểu Đạt Lại Được Cải Thiện

Loa che nắng [bán riêng]: ES-68

THÔNG SỐ

Độ dài tiêu cự [tương đương phim 35mm]: 50mm [80mm khi lắp vào máy ảnh APS-C] Kết cấu ống kính: 6 thấu kính chia thành 5 nhóm Số lá khẩu: 7 Khoảng cách chụp tối thiểu: xấp xỉ 0,35m Độ phóng đại tối đa: 0,21x Đường kính kính lọc: φ49mm Đường kính tối đa × tổng chiều dài: xấp xỉ 69,2×39,3mm Trọng lượng: xấp xỉ 160g

Nhận thông tin cập nhật mới nhất về tin tức, thủ thuật và mẹo nhiếp ảnh.

Tham gia Cộng Đồng SNAPSHOT.

Đăng Ký Ngay!

Một nguyệt san tin rằng thú vui nhiếp ảnh sẽ tăng cao khi người ta tìm hiểu càng nhiều về các chức năng của máy ảnh. Tạp chí này cung cấp thông tin về các máy ảnh và tính năng mới nhất và thường xuyên giới thiệu các kỹ thuật nhiếp ảnh khác nhau. Xuất bản bởi Impress Corporation

Sinh năm 1983 tại Osaka. Nhiếp ảnh gia. Tích cực tham gia hoạt động trong lĩnh vực nhiếp ảnh cho các tạp chí và quảng cáo, viết sách, tổ chức hội thảo nhiếp ảnh, v.v.

Chủ Đề