Đánh giá công trình còn sử dụng được không năm 2024

Đánh giá [kiểm tra] hiện trạng công trình nhằm phát hiện kịp thời sự xuống cấp hoặc thay đổi công năng của kết cấu. Nội dung đánh giá hiện trạng nên được duy trì trong suốt thời gian sử dụng công trình.

Việc xác định nguyên nhân và tình trạng hư hỏng của công trình xây dựng là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình sửa chữa, gia cường công trình bị hư hỏng.

Thông thường không thể đánh giá được mức độ cần thiết của việc sửa chữa công trình hoặc lựa chọn phương án sửa chữa hợp lý nếu không xác định được nguồn gốc của các hư hỏng.

Trước khi tiến hành những công việc sửa chữa cần phải tiến hành khảo sát đánh giá tình trạng công trình một cách chi tiêt nhất có thể.

CÁC BƯỚC CƠ BẢN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH

1. THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG TRÌNH

- Nhằm phát hiện kịp thời sự xuống cấp, hư hỏng hoặc thay đổi công năng kết cấu

- Nhằmphát hiện kịp thời sự xuống cấp, hư hỏng, hay thay đổi công năng

- Theo dõi, kiểm tra hiện trạng công trình thường gồm 04 loại hình

+ Kiểm tra, đánh giá hiện trạng ban đầu

+ Kiểm tra thường xuyên

+ Kiểm tra định kỳ

+ Kiểm tra bất thường

2. PHÂN TÍCH CƠ CHẾ XUỐNG CẤP, HƯ HỎNG CÔNG TRÌNH

- Dựa vào kết quả khảo sát, kiểm tra thu được cần phân tích, xác định cơ chế của các hư hỏng, xuống cấp của công trình.

- Một số dạng cơ chế hư hỏng điển hình :

+ Nứt kết cấu : do vượt tải, biến dạng nhiệt ẩm, lún, chất lượng bê tông

+ Suy giảm cường độ bê tông : do độ đặc chắc bê tông, bảo dưỡng bê tông, tác động môi trường và xâm thực

+ Biến dạng hình học kết cấu: do vượt tải, tác động môi trường, độ cứng của kết cấu

+ Rỉ cốt thép : do ăn mòn trong môi trường xâm thực, các bo nát hóa bề mặt bê tông

+ Thấm dột: do độ đặc chắc bê tông, nứt kết cấu, mối nối

3. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XUỐNG CẤP, HƯ HỎNG CÔNG TRÌNH

- Dựa vào số liệu khảo sát và cơ chế hư hỏng, xuống cấp cần đánh giá xem kết cấu có cần sửa chữa hay không, mức độ sửa chữa

- Cơ sở đánh giá mức độ hư hỏng, xuống cấp là các công năng của kết cấu

- Các công năng sau cần được đánh giá :

+ Độ an toàn hay khả năng chịu tải

+ Khả năng làm việc bình thường

4. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ XUỐNG CẤP, HƯ HỎNG CÔNG TRÌNH

- Công năng kiểm tra : Độ an toàn [Khả năng chịu tải]

- Công năng kiểm tra : Khả năng làm việc bình thường

5. XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP SỬA CHỮA HOẶC GIA CƯỜNG

- Dựa trên cơ sở đã xác định được cơ chế hư hỏng, xuống cấp

- Khôi phục được bằng hoặc cao hơn công năng ban đầu của kết cấu đồng thời ngăn ngừa việc tiếp tục xuống cấp, hư hỏng

+ Quy mô, mức độ sửa chữa hoặc gia cường phụ thuộc vào tầm quan trọng của kết cấu, tuổi thọ còn lại của công trình, khả năng tài chính....

Công ty kiểm định chất lượng công trình xây dựng Everest từng tham gia kiểm định rất nhiều công trình trên khắp cả nước như: Khu căn hộ cao tầng Carina Plaza, CÔNG TY TNHH DOOLIM BÌNH CHÁNH FACTORY, Công ty TNHH Gritti Việt Nam, Công Ty TNHH May Xuất Khẩu Đại Nghĩa,Công Ty TNHH PNG Việt Nam, Công Ty TNHH Giầy Alena Việt Nam,...

Xem thêm: Các dự án tư vấn kiểm định xây dựng Everest đã thực hiện

Hãy liên hệ ngay với Everest qua hotline Mr. Cửu 0934 165 805 nếu công trình của Quý khách hàng đang cần kiểm định công trình hoặc gặp sự cố không mong muốn trong quá trình thi công, sử dụng.

Với năng lực và kinh nghiệm của mình, Everest sẽ đem lại chất lượng và giá trị kinh tế cao nhất cho Quý khách hàng.

Với phương châm Uy Tín Trên Mọi Công Trình, Chúng tôi luôn mong muốn đem đến cho khách hàng dịch vụ tư vấn uy tín, hiệu quả kinh tế và khách quan nhất.

Với đội ngũ kỹ sư dày dặn kinh nghiệm, có đạo đức, tinh thần trách nhiệm cao chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn kiểm định xây dựng như:

Các công trình hiện đại ngày nay là những công trình không chỉ nổi bật về thẩm mỹ, hiệu năng sử dụng cao mà còn đạt đến sự an toàn tuyệt đối về kết cấu, đặt sự an toàn của khách hàng và người sử dụng lên hàng đầu. Một công trình được đảm bảo an toàn kết cấu sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bảo trì bảo dưỡng, kéo dài tuổi thọ cũng như thời gian sử dụng công trình, dễ dàng trong công tác chuyển nhượng, cùng rất nhiều những lợi ích hữu hình khác.

Trong lĩnh vực xây dựng, quản lý chất lượng công trình xây dựng từ quá trình thi công đến khai thác, sử dụng là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Các cơ quan nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề này như:

  • Nghị định số 06/2021/NĐ – CP ban hành và có hiệu lực ngày 26/01/2021 hướng dẫn về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
  • Thông tư 10/2021/ TT – BXD hướng dẫn Nghị định 06/2021 và Nghị định 44/2016 được ban hành và có hiệu lực vào ngày 15/10/2021.

Một trong những nội dung quan trọng của các văn bản mà các chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình cần quan tâm và thực hiện đó là quy định về đánh giá an toàn kết cấu công trình và tần suất thực hiện đánh giá.

Bureau Veritas cung cấp dịch vụ đánh giá an toàn kết cấu công trình nhằm hỗ trợ chủ đầu tư và quản lý công trình thực hiện tốt nghĩa vụ với pháp luật bên cạnh giải quyết các vấn đề định hướng chiến lược dựa trên sự rủi ro. Điều này đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, tiến độ công trình, giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải gây trì hõan trong quá trình xây dựng và vận hành từ đó tối ưu chi phí, lợi nhuận cũng như mang đến sự hài lòng cho các bên liên quan.

Định nghĩa về Đánh giá an toàn kết cấu công trình

Đánh giá định kỳ về an toàn của công trình xây dựng [sau đây gọi là đánh giá an toàn kết cấu công trình] là hoạt động xem xét, đánh giá định kỳ khả năng chịu lực và các điều kiện để công trình được khai thác, sử dụng an toàn.

Chủ thể nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn kết cấu công trình?

Để các công trình không chỉ đảm bảo về tính thẩm mỹ, mà còn phải đạt được sự an toàn tuyệt đối của kết cấu đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành, tại điều 38 Nghị định 06 quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá. Theo đó, "Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn kết cấu công trình" bằng một trong hai cách sau:

  1. Tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực,
  2. Thuê tổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực để thực hiện việc đánh giá an toàn kết cấu.

Thời điểm và tần suất đánh giá an toàn kết cấu công trình

Thông tư 10/2021 hướng dẫn Nghị định 06/2021 quy định như sau:

"Đối với công trình được đưa vào khai thác, sử dụng trên 8 năm kể từ ngày 15/10/2021, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn kết cấu công trình lần đầu trong thời gian không quá 24 tháng kể từ ngày 15/10/2021."

Đối với công trình còn lại, thời điểm đánh giá an toàn kết cấu công trình lần đầu thực hiện theo quy định:

  1. Thời điểm đánh giá an toàn kết cấu công trình lần đầu được thực hiện sau thời gian 10 năm kể từ khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng theo quy định pháp luật;
  2. Đối với lần đánh giá tiếp theo, việc đánh giá an toàn kết cấu công trình được thực hiện theo tần suất 05 năm/Iần.

Những công trình nào phải thực hiện đánh giá an toàn kết cấu công trình?

Căn cứ thời điểm và tần suất đánh giá đã đề cập tại mục trên, tất cả các công trình được đưa vào sử dụng đến thời điểm đánh giá thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá.

Bên cạnh đó, một số công trình khi đến thời điểm thực hiện đánh giá và đáp ứng điều kiện về cấp công trình thì kết quả đánh giá an toàn kết cấu công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và cho ý kiến về kết quả đánh giá.

Chi tiết danh mục công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và cho ý kiến về kết quả đánh giá như sau:

STT.

Công trình

Cấp công trình

1

Nhà chung cư, nhà ở tập thể khác

Từ cấp II trở lên

2

Trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học

Từ cấp II trở lên

3

Trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật, trường nghiệp vụ

Từ cấp I trở lên

4

Bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa

Từ cấp II trở lên

5

Sân vận động, nhà thi đấu, sân thi đấu các môn thể thao có khán đài

Từ cấp II trở lên

6

Trung tâm hội nghị, nhà hát, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp xiếc, vũ trường, công trình văn hóa tập trung đông người

Từ cấp II trở lên

7

Trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn

Từ cấp I trở lên

8

Công trình trụ sở, văn phòng làm việc và các tòa nhà sử dụng đa năng hoặc hỗn hợp khác

Từ cấp I trở lên

Nội dung đánh giá an toàn kết cấu công trình

  • Kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc của kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn
  • Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường, bao gồm: độ ồn, mức độ ô nhiễm của khói, bụi, và các chất nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn cháy nổ, và các điều kiện an toàn khác liên quan

Tầm quan trọng của việc đánh giá an toàn kết cấu công trình:

Công trình xây dựng là một tài sản có giá trị được đầu tư xây dựng để phục vụ cho mục đích nhất định. Đánh giá an toàn kết cấu công trình giúp cho:

  • Chủ sở hữu, hoặc người quản lý, sử dụng công trình có thể sớm phát hiện ra các hư hỏng, khuyết tật của công trình để có các biện pháp xử lý kịp thời.
  • Tiết kiệm chi phí
  • Giảm thiểu thời gian bảo trì và sửa chữa
  • Loại trừ những rủi ro, đảm bảo sự an toàn, tính thẩm mỹ, sự hoạt động bình thường liên tục trong quá trình vận hành.
  • Tuân thủ theo các quy định pháp luật.

DỊCH VỤ đánh giá an toàn kết cấu của bureau veritas

Bước 1: Tiếp nhận các hồ sơ liên quan từ Khách hàng

  • Trường hợp có đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, Khách hàng cần cung cấp các hồ sơ, tài liệu sau: hồ sơ bảo trì công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình.
  • Trường hợp không có hồ sơ hoặc hồ sơ của công trình không đủ thông tin phục vụ công tác đánh giá an toàn, Bureau Veritas triển khai thực hiện khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng công trình để phục vụ công tác đánh giá an toàn;

Bước 2: Nghiên cứu các hồ sơ nghiên cứu và phân tích kỹ các hồ sơ từ khách hàng để kiểm soát những tồn tại trong giai đoạn thiết kế, xây dựng, khai thác và vận hành. Liệt kê tất cả các lỗi vượt quá giá trị cho phép và kiểm tra tại chỗ

Bước 3:Thực hiện công tác tiến hành kiểm tra và khảo sát tại hiện trường: Chuyên gia của Bureau Veritas sẽ :

  • Kiểm tra các điều kiện kết cấu: chất lượng công trình [nứt, xê dịch, khuyết tật,..], tình trạng bê tông, tình trạng kết cấu gạch, mức độ hư hỏng, khuyết tật kết cấu thép,…
  • Kiểm tra chất lượng hoàn thiện và các bộ phận bên trong công trình
  • …..

Bước 4: Tính toán và phân tích dữ liệu

Bước 5: Đánh giá, phân tích, đánh giá các phương án khắc phục, đề xuất các phương án sơ bộ [nếu cần]

Bước 6: Đồng hành cùng Khách hàng làm rõ và bảo vệ kết quả đánh giá trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền [ trong trường hợp công trình đánh giá thuộc Danh mục công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và cho ý kiến về kết quả đánh giá].

Bước 7: Phát hành báo cáo

So với Nghị định 46/2015 Nghị định 06/2021 quy định cụ thể hơn các vấn đề về đánh giá an toàn kết cấu công trình. Để đảm bảo an toàn công trình xây dựng và tuân thủ các quy định pháp luật, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia Bureau Veritas ngay hôm nay để được tư vấn và đánh giá an toàn kết cấu cho công trình của bạn.

Công trình cấp 1 thời hạn sử dụng bao lâu?

Bậc I: Niên hạn sử dụng trên 100 năm; Bậc II: Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm; Bậc III: Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm; Bậc IV: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

Khảo sát hiện trạng công trình là gì?

Quy trình khảo sát hiện trạng công trình là một quy trình quan trọng trong ngành xây dựng và kiến trúc. Được thực hiện để đánh giá tình trạng hiện tại của công trình, khảo sát này cung cấp thông tin chi tiết về các vấn đề kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, môi trường và an toàn công trình.

Kiểm định chất lượng công trình là gì?

Kiểm định chất lượng công trình – Kiểm định công trình nhằm phân tích đánh giá lại toàn bộ chất lượng công trình tính tới thời điểm hiện tại để đưa ra kết luận cho Chủ đầu tư về tình trạng của chất lượng của công trình phục vụ cho nhu cầu sử dụng an toàn hiện tại cho công trình và cải tạo mở rộng thêm công trình.

Công trình cấp 2 tuổi thọ bao nhiêu năm?

Theo quy định hiện hành, niên hạn sử dụng công trình: cấp đặc biệt, cấp 1 là trên 100 năm; cấp 2 là từ 50 – 100 năm; cấp 3 là 20 – dưới 50 năm; cấp 4 là dưới 20 năm.

Chủ Đề