Đánh giá hiện trạng nước thải năm 2024

Hiện nay, huyện Bến Lức có khoảng 400 cơ sở sản xuất [CSSX] đã đăng ký hồ sơ môi trường. Hoạt động công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế với số lượng các csxs ngày càng gia tăng và đa dạng vể các loại hình sản xuất. Bên cạnh đó, việc phát triển mạnh mẽ các khu dân cư và đô thị dọc các tuyến sông rạch đã gây ra những áp lực đáng kể đối với môi trường, đặc biệt là môi trường nước mặt. Trước tình hình phát triển hiện nay, chúng tôi đã tiến hành đánh giá hiện trạng và tính toán sơ bộ khả nàng chịu tải của sông Bến Lức trên địa bàn huyện. Kết quả thu được như sau:

- Chất lượng nước mặt khu vực nghiên cứu đang ở mức trung bình, đạt tiêu chuẩn cho phép phục vụ mục đích tưới tiêu và giao thông thủy lợi. Vào thời điểm khảo sát, nước mặt khu vực khảo sát có dấu hiệu ô nhiễm các chất hữu cơ và hóa học, nhưng mức độ chưa nghiêm trọng.

- Sông Bến Lức [với mục đích sử dụng nước cho thủy lợi và giao thông đường thủy] vẫn còn khả năng tiếp nhận hầu hết các thông số được tính toán trong cả 2 giai đoạn 2009 và 2020. Tuy nhiên, giá trị tải lượng tối đa ngày được phép xả thải [TMDL] còn được phép xả thải không cao và đang đứng trước nguy cơ hết khả nàng chịu tải đối với một sô' thông số và đoạn sông cụ thể.

Từ khóa

Trích dẫn bài báo

Nguyễn Kỳ Phùng, Lê Ngọc Tuấn [2012], Đánh giá hiện trạng nước mặt huyện Bến Lức và tính toán sợ bộ khả năng tiếp nhận nước thải của sông Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 615, 17-25.

Tài liệu tham khảo

  • Nguyễn Kỳ Phùng [2009], Nghiên cứu xác định tổng tải lượng tối đa ngày phục vụ xây dựng hạn mức xả thải trên sông Sài Gòn [đoạn từ Thủ Dầu Một đến Nhà Bè], Sở KH&CN, UBND TPHCM.
  • UBND tỉnh Long An [27/1/2006], Quyết định số 457/QĐ-UBND v/v phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống cấp nước đô thị tỉnh Long An đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
  • Ủy ban nhân dân Huyện Bến Lức [2008], Báo cáo tình hình triển khai thực hiện rà soát các dự án đầu tư trên địa bàn Huyện Bến Lức. Ủy ban nhân dân huyện Bến Lức [10/2009], Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Bến Lức đến năm 2020, Dự thảo.

Phạm Thị Thanh Huyền , Đào Văn Thông , Bùi Thị Lan Hương , Vũ Phạm Thái , Lê Thị Thanh Thủy , Trần Thị Hương , Đỗ Thị Hải , Nguyễn Anh Thành, Lê Thị Hường , Lê Hồng Sơn , Trương Thanh Ka

Title

Evaluation of wastewater quality in traditional lacquer production villages

Author

Pham Thi Thanh Huyen, Dao Van Thong, Bui Thi Lan Huong, Vu Pham Thai, Le Thi Thanh Thuy, Tran Thi Huong, Do Thi Hai, Nguyen Anh Thanh, Le Thi Huong, Le Hong Son, Truong Thanh Ka

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm xác định mức độ ô nhiễm của nước thải trong sản xuất sơn mài tại làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Hà, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Tại 4 vị trí lấy mẫu: Nước mương, ao đình, nước lắng sơn và nước mài sơn, kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng chất rắn lơ lửng [TSS], nhu cầu ô xy hóa hóa học [COD] và nhu cầu ô xy sinh học sau 5 ngày [BOD5 ] đều cao hơn so với QCVN 40:2011/BTNMT. Hàm lượng TSS có trong nước thải cao hơn quy chuẩn về nước thải công nghiệp từ 3,4 đến 4,0 lần; hàm lượng COD cao hơn so với quy chuẩn về nước thải công nghiệp từ 5,12 đến 6,4 lần; hàm lượng BOD5 cao hơn từ 1,88 đến 2,62 lần so với quy chuẩn về nước thải công nghiệp. Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu nước ở làng nghề đều không phát hiện và đạt so với quy chuẩn về nước thải công nghiệp [QCVN 40:2011/BTNMT]. Tuy nhiên nếu so sánh với tiêu chuẩn nước mặt [QCVN 08-MT:2015/BTNMT] thì hàm lượng As trong nước thải công đoạn lắng sơn và hàm lượng Pb ở nước ao đình cao hơn so với quy chuẩn nước mặt.

Abstract

The study aimed to determine the level of wastewater pollution in lacquer production in Ha Thai village, Duyen Ha commune, Thuong Tin district, Hanoi city. The content of turbidity and suspended solids [TSS], chemical oxygen demand [COD] and Biological] Oxygen Demand after 5 days [BOD5 ] were higher than that of QCVN40: 2011/ BTNMT standard at 4 sampling sites. The content of TSS in wastewater was 3.4-4.0 times; the content of COD was 5.12 - 6.4 times; the content of BOD5 was 1.88 - 2.62 times higher than that of industrial wastewater standard, respectively. The content of heavy metals in water samples in trade villages was not detected and reached the industrial wastewater standards [QCVN 40: 2011/BTNMT]. However, the content of As in the effluent at the deposition stage and the content of Pb in the pond water were higher than that of the surface water standard.

Chủ Đề