Đánh giá học sinh tiêu biểu là gì

Giáo dục - Khoa học

Nội dung chính

  • Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học: Tặng danh hiệu học sinh xuất sắc hoặc học sinh tiêu biểu
  • Tin liên quan
  • Ý kiến bạn đọc
  • Tổng lượt bình luận
  • Chia sẻ bài viết qua EmailBài viết:
  • Ý kiến bạn đọc
  • Thông báo

Thứ Sáu, ngày 20 tháng 8 năm 2021

Đổi mới đánh giá học sinh tiểu học: Tặng danh hiệu học sinh xuất sắc hoặc học sinh tiêu biểu

Cập nhật: 20:27 08-09-2020

Sẽ đổi mới cách đánh giá và khen thưởng học sinh tiểu học từ năm học 2020-2021.

[Thanhuytphcm.vn] - Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] vừa ban hành Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học.

Thông tư ra đời khi từ năm học 2020-2021, Việt Nam triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới [CTGDPT 2018], bắt đầu từ lớp 1 cấp tiểu học. Chương trình mới với sự thay đổi về mục tiêu giáo dục là chuyển từ nền giáo dục chú trọng truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh; có thêm một số môn học/hoạt động giáo dục mới, do đó sẽ tác động trực tiếp đến nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá người học.

Theo đó, đáp ứng yêu cầu của CTGDPT mới, học sinh sẽ được đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi. Những phẩm chất chủ yếu như: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Những năng lực cốt lõi học sinh sẽ được đánh giá, gồm năng lực chung là: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực đặc thù là: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mĩ, thể chất.

Đánh giá học sinh theo CTGDPT mới, giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp như: quan sát; vấn đáp; đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh; kiểm tra viết dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận.

Thông tư quy định rõ, việc đánh giá định kỳ về nội dung học tập các môn học/hoạt động giáo dục được thực hiện vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học. Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và yêu cầu cần đạt, biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học/hoạt động giáo dục để đánh giá học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục theo các mức: hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành. Vào cuối học kỳ I và cuối năm học, đối với các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Lịch sử và Địa lí, Khoa học, Tin học và Công nghệ, sẽ có bài kiểm tra định kỳ để đánh giá học sinh. Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kỳ I và giữa học kỳ II. Bài kiểm tra được giáo viên sửa lỗi, nhận xét, cho điểm theo thang điểm10, không cho điểm thập phân và được trả lại cho học sinh. Điểm của bài kiểm tra định kỳ không dùng để so sánh học sinh này với học sinh khác. Nếu kết quả bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học bất thường so với đánh giá thường xuyên, giáo viên đề xuất với nhà trường có thể cho học sinh làm bài kiểm tra khác để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh.

Về các hình thức khen thưởng, Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT cụ thể hoá việc viết trên giấy khen nhằm khắc phục hạn chế, tiêu cực về việc khen thưởng. Theo đó, vào cuối năm học, Hiệu trưởng tặng danh hiệu học sinh xuất sắc hoặc danh hiệu học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập, rèn luyện cho những học sinh thực sự xuất sắc và xứng đáng, được tập thể lớp công nhận.

Cụ thể, danh hiệu học sinh xuất sắc được trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức hoàn thành xuất sắc; danh hiệu học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện sẽ trao cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công nhận. Việc khen thưởng đột xuất được áp dụng với học sinh có thành tích đột xuất trong năm học. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

Bên cạnh đó, Thông tư quy định đánh giá học sinh tiểu học theo CTGDPT mới bổ sung hình thức thư khen trong hoạt động khen thưởng học sinh. Cụ thể, cán bộ quản lý và giáo viên có thể gửi thư khen cho những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt nhằm động viên kịp thời những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt. Điều này, giúp các em có thêm động lực cùng nhau rèn luyện tu dưỡng đạo đức, trau dồi kiến thức để không ngừng tiến bộ. Bộ GD-ĐT cho rằng, hình thức viết trên giấy khen vào cuối năm học được ghi theo danh hiệu đạt được nên tạo thuận lợi cho giáo viên và khắc phục một số hạn chế hiện nay.

TS Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD-ĐT cho rằng, các quy định trong thông tư không làm tăng khối lượng công việc của giáo viên và học sinh. Đồng thời, các nội dung quy định tường minh về phương pháp, kỹ thuật, quy trình đánh giá sẽ giúp giáo viên tiếp cận, triển khai hệ thống, bài bản, khoa học và giảm được thời lượng dành cho việc đánh giá, để tập trung vào quá trình giảng dạy.

Trung Kiên

Tin liên quan

Ý kiến bạn đọc

Tổng lượt bình luận

Tin khác

  • Sở GD-ĐT công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên hệ bổ sung năm học 2021 - 2022
  • TPHCM ban hành kế hoạch thời gian năm học 2021-2022
  • Khối THCS và THPT: Từ ngày 20/9, giảng dạy chương trình năm học mới
  • TPHCM đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi
  • Sở GD-ĐT TPHCM đề xuất không tổ chức tựu trường, khai giảng năm học mới
  • Nâng cao hiệu quả giáo dục mầm non trong thời kỳ dịch Covid-19
  • Hội thảo Quy chế pháp lý của đại biểu dân cử ở Việt Nam
  • Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị tạo thuận lợi cho việc vận chuyển sách giáo khoa phục vụ năm học mới
  • Đề nghị địa phương tiếp nhận học sinh từ vùng dịch về quê học tập
  • Sở GD-ĐT TPHCM dự kiến tuyển dụng 392 giáo viên trong năm học mới
  • Triển khai chương trình Cùng FAHASA khởi động năm học mới
  • Hội đồng Đội TPHCM và Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ ký kết trao tặng học bổng bảo trợ học tập cho 100 học sinh
  • 100 em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được bảo trợ học phí cho đến khi tốt nghiệp THPT
  • TPHCM sẽ áp dụng dạy học trực tuyến đối với bậc tiểu học năm học 2021-2022
  • Công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT đợt 2 vào 13 giờ ngày 16/8
  • TPHCM cần thêm gần 6.000 giáo viên, nhân viên cho năm học 2021-2022
  • TPHCM: Huy động nhân viên y tế trường học tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19
  • TPHCM cân nhắc về thời điểm tựu trường, khai giảng năm học mới phù hợp với đặc điểm tình hình dịch bệnh
  • Nhập học 0 đồng hỗ trợ sinh viên vượt qua Covid-19
  • Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển sinh bổ sung năm 2021

Chia sẻ bài viết qua EmailBài viết:

Sai mã bảo mật!

Ý kiến bạn đọc

Thông báo

Chủ Đề