Đánh giá khu bình hưng bình chánh năm 2024

Khu dân cư Bình Hưng thuộc Ấp 1, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, Thành Phố Hồ Chí Minh, được xây dựng với quy mô diện tích khoảng 379.940 m2. Mục đích của dự án là xây dựng hạ tầng khu định cư phục vụ dân trong khu vực giải tỏa để xây dựng tuyến đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh.

Toàn khu được quy hoạch với 1.866 căn hộ, và đảm bảo đầy đủ các công trình công cộng được bố trí xen cài như: Khu chợ, khu nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường phổ thông cơ sở, hệ thống công viên cây xanh, khu thể dục thể thao. Hạ tầng kỹ thuật toàn khu đã hoàn tất. Công ty đã thực hiện xong nghĩa vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng. Dự án khởi công từ năm 1997 và kết thúc vào năm 2001. Công ty tham gia dự án với tư cách là chủ đầu tư trực tiếp.

Tuy nhiên, tính đến tháng 10-2023, các huyện ngoại thành của thành phố không đủ điều kiện phát triển thành quận, do chưa đủ tiêu chí 100% số xã thành phường [phi nông nghiệp]. Ví dụ, Bình Chánh [phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025] với 11 xã sẽ lên phường, 4 xã còn lại sẽ phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị. Còn với Nhà Bè [đang tiệm cận tiêu chí đô thị loại II] cũng mới chỉ đạt 23/30 tiêu chí lên quận.

Trên thực tế, “chiếc áo” là huyện đang trở nên quá chật chội so với nhu cầu phát triển của các huyện ngoại thành này. Đơn cử, Bình Chánh là huyện “nối” khu vực đô thị sầm uất phía Tây Nam của thành phố Hồ Chí Minh với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 252km2, dân số khoảng 800.000 người và trung bình mỗi năm, huyện tăng dân số cơ học khoảng 40.000 người.

Các huyện ngoại thành còn nhiều diện tích đất nông nghiệp.

Bí thư Huyện ủy Bình Chánh Trần Văn Nam cho biết, việc “cởi bỏ” chiếc áo chật là huyện đang là nhu cầu bức thiết. Ông nói: “Điển hình như với quy hoạch đất đai, nếu vẫn là huyện, Bình Chánh vẫn phải giữ cơ cấu 60% đất là nông nghiệp, 40% phi nông nghiệp và trong nhóm phi nông nghiệp chỉ có 12% là đất ở… Nếu như vậy không phù hợp với tốc độ đô thị hóa hiện nay”.

Tình hình tương tự cũng đang xảy ra tại huyện Nhà Bè, “cửa ngõ” nối phía Nam thành phố Hồ Chí Minh với Đồng Nai và Duyên hải Đông Nam Bộ. Huyện có diện tích hơn 100km2, dân số hơn 70.000 người hiện chỉ còn khoảng 200 hộ dân làm nông nghiệp. Ngoài những vùng đã phát triển thành đô thị sầm uất, cảng biển sôi động, còn rất nhiều diện tích đất của quận chưa được khai hoang, bởi đó là đất nông nghiệp nhưng không có người canh tác, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng chung đến quy hoạch địa phương trong định hướng là đô thị vệ tinh phát triển dịch vụ cảng biển, logistics của thành phố Hồ Chí Minh.

Bên ngoài phạm vi đô thị ở huyện Bình Chánh là những diện tích đất hoang hóa.

Thông tin với báo chí, Phó Giám đốc Sở Nội vụ thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Hồng Thắm cho biết, hiện lãnh đạo thành phố đã giao cho các sở, ngành, địa phương nghiên cứu xây dựng Đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2030. Đây là một trong những cơ sở để xây dựng các Đề án thành lập đơn vị hành chính mới, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Mong muốn của người dân Bà Nguyễn Thúy Ái ngụ tại khu dân cư Trung Sơn thuộc xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh chia sẻ, dù là xã, nhưng khu vực này thực sự là một khu đô thị sầm uất với gần 10 tòa chung cư sừng sững và vô số các biệt thự liền kề nằm trong các khu vực quy hoạch đường bàn cờ đông đúc. Trước vấn đề dư luận đang rất quan tâm, bà Ái nói: “Giá nhà đất ở đây còn đắt hơn một số nơi ở quận 7 liền kề. Hiện, tôi chỉ thấy bất tiện khi làm thủ tục hành chính, bởi phải đi rất xa mới lên được UBND xã hoặc huyện. Tôi không rõ lên thành phố thì khu tôi ở có khác không?”.

Trung Sơn là khu đô thị sầm uất tại huyện Bình Chánh.

Còn bà Phạm Thị Thịnh sống tại khu dân cư Bình Hưng tại ấp 2 xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, cách nhà bà Ái khoảng 7km nhận xét: “Ngoài vùng quy hoạch đô thị thì khu vực này vẫn còn nhiều đất trống. Nếu những vùng đó được phát triển thành đô thị, hạ tầng giao thông, dịch vụ cũng sẽ hoàn chỉnh hơn. Hy vọng lúc đó, đời sống người dân sẽ có thay đổi theo hướng tốt hơn”.

Cùng tâm trạng như trên, ông Trương Hữu Chính, ngụ tại khu dân cư xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè chia sẻ: “Các anh thấy đấy, chỉ cách một cây cầu nhỏ và cùng là khu đô thị, nhưng bên quận 7 hạ tầng hoàn chỉnh, ra dáng thành phố, bên Nhà Bè thì ngoài phạm vi chung cư là đầm lầy, đất trống. Tôi mong nơi mình phát triển, nhưng cần có mô hình, cơ chế phù hợp. Thành phố Thủ Đức dù đã hình thành hơn 2 năm, nhưng hiệu quả chưa rõ nét lắm".

Trong khi quận 7 [bên trái] rất phát triển, huyện Nhà Bè [bên phải] vẫn còn rất nhiều đất hoang hóa.

Băn khoăn của ông Chính là có cơ sở. Thành phố Thủ Đức là mô hình thành phố trong thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên của cả nước. Tuy nhiên, dù danh xưng là thành phố, nhưng cơ chế, chính sách nói chung không khác gì cấp huyện, bởi chưa có khung pháp lý phù hợp để phát huy hiệu quả mô hình tổ chức rất mới này.

Chị Hoàng Diệu Khánh, ngụ tại phường Phước Long B thuộc quận 9 cũ, nay là thành phố Thủ Đức nhận xét: “Trừ việc thay đổi tên gọi, tôi thấy không thay đổi gì nhiều; có lĩnh vực còn kém xưa. Ví dụ trước đây khi xây, xửa nhà, tôi chỉ cần đến cơ quan chức năng quận 9 là xong, nay lại phải nộp hồ sơ ở nơi gom giấy tờ của 3 địa phương [quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức]. Công việc nhiều, nhân sự ít nên thời gian giải quyết lâu. Mong có hướng khắc phục vấn đề này và một số bất cập khác”.

Thành phố Thủ Đức bên kia sông Sài Gòn hy vọng cơ chế mới phù hợp hơn để phát triển.

Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm áp dụng một số cơ chế chính sách đặc thù cho thành phố Hồ Chí Minh có mở ra việc thí điểm đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho thành phố Thủ Đức phát triển. Đây là căn cứ và hy vọng của cả chính quyền và người dân về việc những cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp cũng sẽ được áp dụng cho các mô hình đô thị mới sắp có tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ Đề