Đánh giá sự phát triển của khoa học kỹ thuật

* Thành tựu:

Bước vào thế kỉ XX, sau cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại tiếp tục đạt được những thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật.

Cụ thể:

- Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất... đều đạt được những tiến bộ phi thường.

- Vật lí học với sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối có ảnh hưởng lớn của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh.

- Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh...

=> Ý nghĩa:

- Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người.

- Nhưng mặt khác, chính những thành tựu khoa học cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới.

Câu hỏi

Đánh giá được ảnh hưởng của kho học kỹ thuật đối với việc phát triển của sản xuất

Xem chi tiết

1. Phân tích vai trò của khoa học kĩ thuật đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản [thế kỉ XIX-thế kỉ XX].

2. Đánh giá ảnh hưởng của khoa học kĩ thuật đối với việc phát triển của sức sản xuất.

3. Liên hệ được đến vai trò của khoa học kĩ thuật đến sự phát triển của Việt Nam hiện nay.

Giúp với ạ, xin cảm ơn.

Xem chi tiết

Đánh giá ảnh hưởng c̠ủa̠ khoa học kĩ thuật đối với việc phát triển c̠ủa̠ sức sản xuất, liên hệ đến vai trò c̠ủa̠ khoa học kĩ thuật đến sự phát triển c̠ủa̠ việt nam hiện nay?

giúp mình với ngắn gọn thôi ạ :[[[, mik sắp thi ùi....

Xem chi tiết

Trong cuộc sản xuất mới thành tựu nào đánh dấu mốc phát triển của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ? Vì sao ?

Xem chi tiết

Hãy đánh giá những tác động của khoa học kỹ thuật của thế giới đối với Việt Nam.

Giúp mình với ạ.

Xem chi tiết

1.Lấy 1 số dẫn chứng để thấy được vai trò của chăn nuôi góp phần phát triển ngành du lịch? 2.Trình bày nhiệm vụ của ngành chăn nuôi phát triển ? Vì sao phải ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thức ăn? 3.sinh trưởng và phát dụng vật nuôi là gì?con người có thể tác động đến sự sinh trưởng và phát dụng vật nuôi hay không?Tại sao?

Xem chi tiết

Cùng với sự phát triển của nền sản xuất, sự tiến bộ của khoa học - kĩ thuật, công dụng của hàng hoá được phát hiện dần và: A. không ngừng được khẳng định.                B. ngày càng đa dạng, phong phú.               C. ngày càng trở nên tinh vi.  D. không ngừng được hoàn thiện.

Đọc tiếp

Xem chi tiết

Đánh giá được vai trò, ảnh hưởng của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội hiện nay

Xem chi tiết

kể tên các tiến bộ khoa học - kỹ thuật ở thế kỉ 15 mà em biết. hãy nêu tác dụng của từng tiến bộ khoa học - kĩ thuật đó đối với các cuộc phát triển địa lí

Xem chi tiết

Diễn đàn chia sẻ các giải pháp khoa học, kỹ thuật

Hơn 700 đại biểu gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, các giảng viên, đại diện Bộ, ngành, doanh nghiệp đã tham gia Hội thảo Khoa học quốc gia với chủ đề “Giải pháp khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững” do Vụ Khoa học và Công nghệ [KHCN], Bộ Công Thương, Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật công nghiệp, Trường Đại học Thái Nguyên, Đại học Kỹ thuật Công nghiệp đồng tổ chức tại 2 điểm cầu Hà Nội và Thái Nguyên, diễn ra ngày 25/9/2021.

Hội thảo có sự tham gia của các đại biểu đến từ các Bộ, ngành và các chuyên gia, nhà khoa học

Phát biểu khai mạc hội thảo, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật công nghiệp- ông Trần Hoàng Long cho biết, với chủ đề tương đối rộng, hội thảo nhằm đưa ra các giải pháp về khoa học, kỹ thuật, cũng như các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội để hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững. Các mục tiêu này có thể là các mục tiêu chung toàn cầu, có thể cho một khu vực, một quốc gia, một địa phương, hay có thể cho một lĩnh vực, một ngành nghề, một tổ chức, một doanh nghiệp nào đó….

Bên cạnh đó, theo Hiệu trường Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp, trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế do đại dịch Covid-19, hội thảo là cơ hội để các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận, đề xuất các chính sách thúc đẩy phát triển KHCN, kinh tế, xã hội giai đoạn 2021-2022; góp phần hồi phục và đưa nền kinh tế vượt qua giai đoạn đầy thách thức trước mắt. “Hội thảo còn là dịp để các cơ quan, đơn vị, các chuyên gia, các nhà khoa học hiểu nhau hơn, có dịp giao lưu, kết nối để mở ra nhiều cơ hội hợp tác sau này. Và đây cũng là một sự kiện hết sức ý nghĩa nằm trong chuỗi hoạt động nhân dịp kỷ niệm 65 năm thành lập Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp”- ông Long cho hay.

Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp- ông Trần Hoàng Long phát biểu khai mạc hội thảo

Trong bối cảnh KHCN và đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng ngày càng rõ nét đối với các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ Công Thương - cho hay, hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo ngành Công Thương thời gian qua đã có những bước điều chỉnh trong định hướng cũng như cách thức tổ chức thực hiện. Các thành tựu nổi bật trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội chính là sự khẳng định về vai trò quan trọng của việc áp dụng, cách tiếp cận KHCN và đổi mới sáng tạo phù hợp trong thực hiện phát triển bền vững ngành Công Thương.

Để có những đánh giá, tổng kết các kết quả hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN giai đoạn trước đây cũng như trao đổi, thảo luận, đề xuất các giải pháp khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế xã hội định hướng phát triển bền vững trong thời gian tới phù hợp các Văn kiện Đại hội Đảng, ông Trần Việt Hòa - nhấn mạnh: hội thảo là một cơ hội để các đơn vị tham mưu, giúp việc Bộ trưởng quản lý KHCN ngành Công Thương được lắng nghe, hiểu rõ hơn các kết quả nghiên cứu, các nội dung thảo luận, trao đổi học thuật, cũng như các đề xuất về các chính sách phát triển KHCN, kinh tế - xã hội từ các diễn giả để xây dựng những định hướng hoạt động KHCN trong thời gian tới được phù hợp, thiết thực và hiệu quả hơn. Đồng thời, để các diễn giả, các nhà khoa học cũng sẽ hiểu rõ hơn về các hoạt động KHCN ngành Công Thương thời gian qua cũng như giai đoạn sắp tới.

Ông Trần Việt Hòa - Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ Công Thương đánh giá cao việc tổ chức hội thảo nhằm đề xuất các giải pháp khoa học kỹ thuật, phát triển kinh tế xã hội định hướng phát triển bền vững

Phát triển bền vững là nền tảng

Chủ trương và mục tiêu hướng tới của Việt Nam đó là đến năm 2030 sẽ trở thành nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lấy KHCN là động lực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, trong đó vấn đề đổi mới sáng tạo chính là nền tảng quan trọng, quyết định đến năng suất chất lượng, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Đối với ngành Công Thương, báo cáo về xây dựng chính sách thúc đẩy phát triển KHCN và kinh tế, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững tại phiên toàn thể của hội thảo, đại diện Vụ KHCN cho biết, trong chương trình tái cơ cấu ngành Công Thương đã đề ra mục tiêu là đóng góp đưa đất nước có công nghiệp hiện đại, thuộc nhóm quốc gia có năng lực cạnh tranh công nghiệp cao, trong nhóm 3 quốc gia đứng đầu trong khu vực ASEAN; xếp thứ 2 khu vực ASEAN và trong nhóm 15 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới. Đồng thời duy trì đóng góp vào GDP với tỷ trọng xấp xỉ 60%, xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, có tính tự chủ để thực hiện công nghiệp hóa dựa trên các ngành công nghiệp nền tảng. Chú trọng phát triển công nghiệp xanh, đẩy mạnh xanh hóa công nghiệp, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên và năng lượng.

Hội thảo diễn ra tại hai điểm cầu Hà Nội và Thái Nguyên

Nhằm hiện thực hóa mục tiêu đề ra, trong định hướng hoạt động KH&CN, Bộ Công Thương nêu rõ, phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo phải gắn với quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương và thực hiện mục tiêu quốc gia. Doanh nghiệp là trung tâm của KHCN và đổi mới sáng tạo; nhà nước thiết lập các yếu tố nền tảng cho quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; tập trung nghiên cứu khoa học phục vụ quá trình xây dựng, hoàn thiện, thực thi chính sách phát triển ngành; nghiên cứu làm chủ một số công nghệ lõi, nền tảng; phát triển KH&CN dựa vào xây dựng, phát huy tiềm lực của các tổ chức KH&CN ngành Công Thương…

Theo đại diện Vụ KHCN, Bộ Công Thương đã xây dựng các giải pháp cần thực hiện, đó là: Đổi mới các chính sách, cụ thể là khuyến khích tài chính cho doanh nghiệp đầu tư KH&CN; thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ nước ngoài và các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam; thúc đẩy xây dựng và triển khai các chương trình KH&CN trọng điểm gắn phát triển các ngành, các lĩnh vực ưu tiên, yêu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp; phát triển hệ sinh thái phục vụ hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp. Theo đó, các chương trình KH&CN ưu tiên trong lĩnh vực như năng lượng, cơ khí chế tạo; chương trình KH&CN gắn với phát triển theo chuỗi các sản phẩm: Dệt may, da giày, điện tử, cơ khí, công nghiệp hỗ trợ… Mặt khác, tập trung triển khai mô hình kết nối Viện-trường-doanh nghiệp trong triển khai nhiệm vụ, dự án KH&CN, tập trung vào ứng dụng chuyển giao tại doanh nghiệp.

TS. Phạm Thị Thu Hoài, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Là cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng hoạt động theo cơ chế tự chủ; thực hiện các chức năng giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng đáp ứng mục tiêu xã hội và yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chia sẻ về giải pháp thúc đẩy phát triển KHCN, sáng tạo khởi nghiệp đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp, TS. Phạm Thị Thu Hoài, Chủ tịch Hội đồng trường, Trường Đại học kinh tế, Kỹ thuật Công nghiệp cũng cho biết, nhà trường luôn lấy mục tiêu phát triển bền vững là nền tảng, chất lượng, hiệu quả là mục tiêu hướng tới. Theo đó, giải pháp về phát triển KHCN và Hợp tác quốc tế luôn được nhà trường chú trọng đẩy mạnh và hiện đang triển khai mạnh mẽ…

Cụ thể, Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp luôn coi phát triển KHCN gắn kết chặt chẽ với phát triển đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ và mở rộng cơ hội việc làm, phục vụ việc nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Không ngừng thúc đẩy hoạt động ứng dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý. Bên cạnh đó, nhà trường còn tăng cường tìm kiếm đa dạng nguồn đầu tư KHCN từ ngân sách Nhà nước và các hoạt động hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trong nước, quốc tế; hỗ trợ các hoạt động KH&CN có khả năng mang lại hiệu quả, lợi ích kinh tế cao. “Nhờ đó, trong thời gian từ năm 2019 đến nay nhà trường đã đạt được một số kết quả rất tích cực về KHCN và sáng tạo khởi nghiệp [STKN]”- bà Phạm Thị Thu Hoài chia sẻ.

Trong giai đoạn 2022-2025, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp Phạm Thị Thu Hoài khẳng định, nhà trường sẽ tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách hợp lý để đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, khuyến khích đổi mới sáng tạo và chuyển giao tri thức; chú trọng công tác chuyển giao công nghệ, từng bước tìm cách đưa các kết quả nghiên cứu vào thực tế; đồng thời trường cũng sẽ thúc đẩy nghiên cứu trọng điểm, tạo mũi nhọn trong KHCN, về đổi mới STKN, tìm kiếm các nhà đầu tư có chiến lược gắn bó đầu tư lâu dài với các hoạt động STKN trong nhà trường và xây dựng cơ chế khuyến khích đầu tư lâu dài…

Ngoài phiên toàn thể, Hội thảo “Giải pháp khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững” đã diễn ra hai chương trình tiểu ban chuyên môn về lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, giáo dục và lĩnh vực kinh tế, xã hội, kinh doanh và quản lý. Tại hai nhóm nội dung này, các nhà khoa học, chuyên gia, doanh nghiệp đã chia sẻ, thảo luận sôi nổi về các chủ đề, cũng như đề xuất nhiều giải pháp ý nghĩa và thiết thực có thể triển khai, áp dụng trong thực tế.

Chủ Đề