Đánh giá trường tiểu học số 1 bảo ninh

I. Mục tiêu:

 - Học sinh nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt.

 - Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài trang trí, vẽ tranh.

II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh bài vẽ trang trí có các độ đậm nhạt.

 - Bộ đồ dùng dạy học

3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Tuần 1 Trường tiểu học số 1 Bảo Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tuần I Khối 2 Bài1: Vẽ trang trí: Vẽ đậm vẽ nhạt I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt. - Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài trang trí, vẽ tranh. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh bài vẽ trang trí có các độ đậm nhạt. - Bộ đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Giới thiệu bài Hoat động 1 Quan sát nhận xét Hoạt động 2 Cách vẽ Hoạt động 3 Thực hành Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá * Củng cố dặn dò GV giới thiệu bài cho phù hợp với ND GV giới thiệu tranh ảnh kết hợp vở BT và gợi ý HS nhận biết : - trong tranh vẽ có rất nhều độ đậm nhạt nhưng có ba độ đậm nhạt chính : độ đậm, độ đậm vừa và độ nhạt - Ba độ đậm nhạt trên sẽ làm cho bài vẽ sinh động hơn GV giới thiệu hình minh hoạ các độ đậm nhạt và hỏi HS : -Hình nào đậm, hình nào đậm vừa, hình nào nhạt ? Yêu cầu HS mở VBT và nêu yêu cầu : - Dùng 3 màu tự chọn để vẽ nhị, hoa,lá - Mỗi bông hoa vẽ độ đậm nhạt khác nhau [ theo thứ tự của 3 màu] GV vẽ minh hoạ lên bảng các độ đậm nhạt : + Vẽ đậm : đưa nét mạnh, nét đan dày + Vẽ nhạt : đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa ; Có thể dùng màu sáp hoặc bút chì để vẽ đậm nhạt GV theo dõi hướng dẫn HS Động viên khen ngợi HS Yêu cầu HS treo tranh lên bảng Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá bài GV bổ sung và kết luận chuẩn bị cho bài sau HS quan sát HS trả lời HS chọn chất liệu Chọn màu sắc để vẽ vào hinh bông hoa theo các sắc độ đậm nhạt HS treo tranh HS nhận xét Khối 2 Bồi Dưỡng Mỹ thuật Bài1: Vẽ trang trí: Vẽ đậm vẽ nhạt I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết được 3 độ đậm nhạt chính: Đậm, đậm vừa, nhạt. - Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài trang trí, vẽ tranh. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh bài vẽ trang trí có các độ đậm nhạt. - Bộ đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Giới thiệu bài Hoat động 1 Quan sát nhận xét Hoạt động 2 Cách vẽ Hoạt động 3 Thực hành Hoạt động 4 Nhận xét đánh giá * Củng cố dặn dò Hôm trước các em học bài gì ? Có mấy độ đậm nhạt chính ? Đó là những độ đậm nhạt nào ? GV giới thiệu tranh ảnh : - Em hãy chỉ ra các độ đậm nhạt ở trong các bài vẽ tranh và trang trí ? GV: độ đậm, độ đậm vừa và độ nhạt - Hình nào đậm, hình nào đậm vừa, hình nào nhạt ? GV vẽ 3 hình vuông, 3 hình tròn, 3 hình tam GV : - Ai có nhận xét gì về cách vẽ đậm nhạt của các bạn ? -Em nào nhắc lại cách vẽ các độ đậm nhạt ? Cho HS vẽ vào vở Thực hành mĩ thuật GV nêu yêu cầu của BT : - Vẽ các độ đậm nhạt vào 3 bông hoa sen và bài trang trí hình vuông Yêu cầu HS treo tranh lên bảng Tổ chức cho HS nhận xét đánh giá bài của nhau GV bổ sung và kết luận chuẩn bị cho bài sau Vẽ đậm, vẽ nhạt Có 3 độ đậm nhạt chính Đậm- đậm vừa- nhạt HS lên bảng chỉ HS trả lời HS thực hiện HS nhận xét HS: + Vẽ đậm : đưa nét mạnh, nét đan dày + Vẽ nhạt : đưa nét nhẹ tay hơn, nét đan thưa ; HS thực hành

File đính kèm:

  • Tuan 1[1].doc

   Cách nay chưa xa, khi chưa có cầu bắc qua sông Nhật Lệ, vùng cát xã Bảo Ninh, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình được ví như một ốc đảo xa xôi, cách trở. Giờ đây, khi cầu Nhật Lệ đã nối đôi bờ, Bảo Ninh đã có cơ hội vươn lên mạnh mẽ. Cùng với kinh tế, văn hóa – xã hội Bảo Ninh đã sánh ngang tầm với bao miền quê khác trong tỉnh mà trong đó, trường mầm non Bảo Ninh là một điển hình của giáo dục Quảng Bình.

      Vượt qua cầu Nhật Lệ dọc theo con đường Nguyễn Thị Định của xã Bảo Ninh - TP. Đồng Hới, giữa đồi cát cao của thôn Sa Động quý vị sẽ nhìn thấy một ngôi trường khang trang, khuôn viên trường học rộng rãi, thoáng mát với những bông hoa rực rỡ đủ màu sắc. Nhìn tổng thể toàn bộ ngôi trường sẽ thấy được sự phát triển vượt bậc của Trường Mầm non Bảo Ninh so với những năm về trước.

     Được thành lập năm 1960 trên địa bàn của một xã vùng biển, khó khăn thiếu thốn trăm bề; bởi vậy, từ khi thành lập đến năm 2008 Trường Mầm non Bảo Ninh tự bằng lòng với vị trí của mình nằm trong tốp trường khó khăn nhất của cấp học mầm non thành phố Đồng Hới. Và rồi khi được Đảng, Nhà nước quan tâm, cầu Nhật Lệ đã nối liền bờ, cuộc sống và điều kiện của xã nhà được thay đổi hoàn toàn, cơ sở hạ tầng được mọc lên trong đó có Trường Mầm non Bảo Ninh, chỉ trong vòng 5 năm cơ sở vật chất của nhà trường được thay đổi hoàn toàn. Đến nay, nhà trường đã có một cơ ngơi khang trang đủ chỗ cho 18 lớp bán trú ở hai điểm trường. Trường đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ như: sử dụng phần mềm dinh dưỡng trong việc tính khẩu phần ăn cho trẻ. 100% cháu lớp Mẫu giáo nhỡ và Mẫu giáo lớn được ứng dụng phần mềm Kidsmart nhằm tạo cho trẻ sự hứng khởi trong quá trình học tập. Trẻ được hoạt động khám phá, tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại và tích cực tham gia vào các hoạt động nhận thức.

    Có được cơ sở vật chất đầy đủ như vậy là nhờ sự năng động, dám nghĩ, dám làm, sự tham mưu tích cực của Ban giám hiệu nhà trường cùng sự đồng tâm, hiệp lực của đội ngũ. Đồng thời là sự vạch định kế hoạch, quy hoạch phát triển trường lớp cụ thể, phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội của địa phương và điều quan trọng nhất là sự quan tâm đầu tư đúng hướng của địa phương, sự đồng tình nhất trí cao của cán bộ, nhân dân xã nhà.

    Từ những chiến lược đột phá, những phong cách xông pha, tinh thần dám nghĩ, dám làm. Đó chính là cách để trường mầm non Bảo Ninh trở thành một con tàu lướt qua mọi thử thách, gian lao tiến tới và giữ vững danh hiệu đơn vị dẫn đầu cấp học mầm non toàn tỉnh.

      Để làm được vấn đề này chúng tôi đã thực hiện các biện pháp:

     Trước hết phải làm thay đổi nhận thức và tạo được niềm tin cho đội ngũ; hơn ai hết, chính cán bộ quản lý của nhà trường phải thực sự là một tấm gương sáng cho đội ngũ. Ban giám hiệu nhà trường luôn đoàn kết, cùng bàn bạc, thống nhất trong tất cả các chủ trương, kế hoạch. Chính sự đoàn kết, gương mẫu, năng động sáng tạo và tận tâm của cán bộ quản lý, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu đã làm thay đổi ý thức của giáo viên, nhân viên nhà trường.

     Thứ hai, xây dựng đội ngũ đoàn kết nhất trí cao trong công việc; tất cả các kế hoạch trước khi triển khai đến toàn trường chúng tôi đều thông qua trong hội nghị cốt cán gồm các tổ trưởng, tổ phó của các tổ chuyên môn, từ đó để tạo sự đồng thuận và hình thành được đội ngũ nồng cốt trong quá trình thực hiện. Dần dần toàn thể đội ngũ đã ý thức được trách nhiệm nghề nghiệp, nhiều cô giáo nhiệt tình, yêu trẻ và có trí tuệ. Họ hiểu dạy trẻ là cả một quá trình nghiên cứu tâm, sinh lý con người nên đã tỷ mẫn, hiền dịu, kiên trì, yêu thương và chăm sóc trẻ như chính con đẻ của mình, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn của ngành.

  Sự đoàn kết và quyết tâm của đội ngũ là cơ sở để Ban giám hiệu nhà trường tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục. Hàng tháng, triển khai bồi dưỡng chuyên môn và thảo luận về đổi mới phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ, được 100% giáo viên tham gia có hiệu quả. Đồng thời, phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường và các ban ngành, đoàn thể địa phương tổ chức tốt các hoạt động, các phong trào thi đua, các hội thi. Chú trọng xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Một môi trường sạch sẽ an toàn, có sự bố trí khu vực chơi, hoạt động trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện. Nơi đây trẻ được vui chơi hoạt động thỏa thích. Qua đó trẻ sẽ tích lũy được vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ tích lũy được những kiến thức, kỹ năng về tự nhiên và xã hội, trang bị những kỹ năng sống kinh nghiệm sinh tồn cho trẻ, là chiếc cầu nối để trẻ trải nghiệm với thế giới rộng lớn so với những gì trẻ tiếp xúc qua những hình ảnh trên trang giấy và màn hình, giúp trẻ hình thành nhân cách và phát triển toàn diện; tổ chức tốt các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.

      Nhờ vậy, chất lượng giáo dục của nhà trường không ngừng được cải tiến. Nếu tình yêu làm nên sức mạnh để vượt qua nhiều chông gai, trở ngại, thì lòng yêu trẻ của các cô đã làm nên những thành tích rất đỗi tự hào. Qua những hội thi “giáo viên dạy giỏi”, “Cô chế biến giỏi”, Hội thi: “Tự làm đồ dùng, đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương” do Phòng Giáo dục - Đào tạo và Sở GD - ĐT tổ chức, các cô trường mầm non Bảo Ninh đều dành được các thứ hạng cao.

     Song song với hoạt động chuyên môn nhà trường luôn chú trọng việc bồi dưỡng nhân cách, đạo đức của người giáo viên trong tư tưởng, trong cuộc sống giao tiếp hàng ngày, xây dựng nếp sống văn hóa nơi công sở. Mỗi một cán bộ, giáo viên, nhân viên thực sự là một tấm gương sáng về đạo đức, lối sống, học tập rèn luyện và xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường.

      Bên cạnh đó, để các hoạt động được triển khai có hiệu quả, nhà trường luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, động viên khuyến khích. Qua kiểm tra, cán bộ quản lý nắm được đầy đủ những thông tin cần thiết về năng lực chuyên môn của từng giáo viên, nhân viên để kịp thời bồi dưỡng uốn nắn những thiếu sót nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho từng cá nhân. Đặc biệt, trong đánh giá chúng tôi luôn đưa ra tiêu chí lấy kết quả trên trẻ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên. Chính vì vậy, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng được khẳng định. Hội thi “Bé khéo tay” cấp thành phố có 04 cháu tham gia đều đạt giải, trong đó 01 giải nhất, 01 giải ba và 2 giải khuyến khích. Có 02 cháu được lựa chọn tham gia hội thi cấp tỉnh và đạt giải nhất.

      Với những nỗ lực của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã phát huy hiệu quả. Cơ sở vật chất ngày càng được tăng trưởng, trong 5 năm liền, từ năm 2010 đến 2015 trường đã được địa phương đầu tư xây dựng các phòng học, phòng chức năng với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng. Chất lượng giáo dục toàn diện đã thực sự chuyển biến rõ nét. Kết quả thi đua hằng  năm trường luôn đứng ở vị trí tốp đầu, được UBND tỉnh Quảng Bình tặng Cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu cấp học mầm non trong toàn tỉnh;  Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Cờ đơn vị Tiêu biểu xuất sắc; Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.

      Đặc biệt, Năm học 2017-2018  với nền móng vững chắc nhà trường tiếp tục dành giải Nhất tại hội thi “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các cơ sở Giáo dục Mầm non” cấp tỉnh và được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Bằng khen; đạt danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc” và đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

 Có thể thấy, suốt nhiều năm học tâm huyết với nghề, tập thể sư phạm trường mầm non Bảo Ninh đã có những “nước cờ” chinh phục thành tích. Ai cũng thừa nhận rằng để có được thành công ban đầu đó, trường mầm non Bảo Ninh đã phải trải qua không ít thử thách, khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Nhưng cùng với lòng quyết tâm cao, chinh phục mọi thử thách, với tinh thần “Không gì là không thể” trường mầm non đã vươn lên đạt nhiều thành tích đáng kể.

     Những thành tích đột phá của ngôi trường vùng biển, đó không chỉ là niềm vui của tập thể sư phạm nhà trường, mà còn là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ và nhân dân xã Bảo Ninh. Một ngôi trường được thực sự thay đổi bằng màu sắc mới giữa miền cát trắng mênh mông.

     Giờ đây, người dân vùng cát Bảo Ninh có quyền tự hào là đã có một địa chỉ tin cậy, một ngôi nhà chung của tuổi thơ, xứng đáng là trường mẫu của cấp học Mầm non thành phố, là đơn vị thi đua xuất sắc dẫn đầu cấp học mầm non toàn tỉnh./.

Nguồn: //mnbaoninh.donghoi.edu.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-truong

Chủ Đề