Đánh người gây răng thương tật bao nhiêu

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị bạo lực hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Quyền bảo vệ thân thể, sức khỏe của mỗi người được ghi nhận tại Hiến pháp. Vậy hành vi cố ý gây thương tích ngoài trách nhiệm hình sự nếu có thì trách nhiệm dân sự phải bồi thường bao nhiêu? Qua bài viết này Luật Minh Gia tư vấn cụ thể như sau:

1. Tư vấn về yêu cầu bồi thường do bị xâm phạm sức khỏe

- Khi bị xâm hại về thân thể, sức khỏe bạn có quyền trình báo cơ quan công an yêu cầu bảo vệ và xử lý kịp thời. Người cố ý gây thương tích ảnh hưởng sức khỏe, xâm phạm thân thể người khác chịu xử phạt, hình phạt và bồi thường tương ứng.

- Mời bạn đọc quan tâm về vấn đề này tham khảo bài viết tư vấn giải quyết tình huống sau để biết thêm thông tin.

2. Mức bồi thường thiệt hại hành vi cố ý gây thương tích là bao nhiêu

Câu hỏi:

Ngày 15/9 vừa qua, em ngồi uống bia với một người cùng xóm, trong lúc uống rượu có cãi nhau, em không kiềm chế được bản thân nên đã dùng cốc bia đánh vào miệng của người đó, gây thương tích, gãy 4 cái răng có cả răng hàm và khâu 12 mũi ở miệng, em đã đến xin lỗi và muốn thoả thuận bồi thường, gia đình đó đòi bồi thường lắp 4 cái răng thật mất 80 triệu và các khoản khác 70 triệu. Em muốn hỏi luật sư là họ đòi 4 cái răng như vậy có đúng không, pháp luật quy định về đền bù gãy răng như thế nào? Em chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào anh, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi đã tư vấn như sau:

- Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự

Cố ý gây thương tích, xâm phạm thân thể người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội cố ý gây thương tích thì hành vi cố ý gây thương tích cho người khác có tỷ lệ thương tích trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp dùng hung khí nguy hiểm, phạm tội có tổ chức, có tính chất côn đồ... thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

>> Tư vấn quy định về bồi thường thiệt hại, gọi: 1900.6169

- Thứ hai, về bồi thường thiệt hại hành vi cố ý gây thương tích

Ngoài trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt hành chính, người gây thương tích cho người khác phải bồi thường thiệt hại tương ứng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường được quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

Hành vi của anh đã xâm phạm sức khỏe người khác, gây thương tích. Trách nhiệm bồi thường ở đây là hoàn toàn có căn cứ. Mức bồi thường theo thỏa thuận các bên và dựa trên quy định tại Điều 590 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a] Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

b] Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c] Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d] Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Như vậy, chi phí bồi thường của anh cần phải trả cho người bị thương tích bao gồm: chi phí cứu chữa phục hồi, thu nhập bị giảm sút do hành vi của anh, thiệt hại vật chất kèm theo, tổn thất tinh thần. Phía người bị hại yêu cầu trả 80 triệu cho 4 răng, nếu anh thấy không hợp lý có thể yêu cầu hóa đơn khám chữa bệnh hoặc tham khảo chi phí khám chữa bệnh này.

Đối với khoản bồi thường chi trả anh có thể yêu cầu xem hóa đơn tương ứng và thỏa thuận về mức phù hợp. Nếu các bên không thể thỏa thuận chi phí phù hợp có thể bên phía người bị thương sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.

---

Bị người khác đánh [gây thương tích] được bồi thường thế nào?

Câu hỏi:

Luật sư cho hỏi. Chồng tôi làm quản công cho một cty sản xuất. Trong quá trình chồng tôi nhận vật liệu về xường và giao cho công nhân làm, thì có một công nhân lời biếng trong việc làm và hay nghỉ làm quá buổi cho phép trong tháng, chồng tôi có nhắc nhở công nhân này.

Qua ngày hôm sau thì chồng tôi đang đứng nói chuyện với một công nhân khác thế là công nhân đó đã cầm cú tay đánh lén chồng tôi chảy máu mũi và sưng vùng mắt.Và chồng tôi đã được đưa đến bệnh viện kiểm tra và nghỉ làm 5 ngày.Vậy cho tôi hỏi chồng tôi đòi hỏi bồi thường những gì ạ?

Trả lời:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 590 về Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm - Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

"Xem trích dẫn quy định tại phần tư vấn [2]"

Như vậy, chồng của chị có quyền yêu cầu người công nhân đã đánh chồng chị một khoản tiền tương ứng với mức thiệt hại thực tế đã xảy ra. Các chi phí làm căn cứ tính bồi thường được xác định theo quy định trên.

Trân trọng

Mục lục bài viết

  • 1. Giám định tỉ lệ thương tật khi bị người khác đánh ?
  • 2. Đánh người thương tích trên 60% sẽ bị xử lý như thế nào ?
  • 3. Xử lý hành vi đánh đập người khác ?
  • 4. Người bị đánh thương tích dưới 11% thì nên làm gì để đòi lại công bằng ?
  • 5. Bị người khác đánh chấn thương sọ não trình báo thế nào?

1. Giám định tỉ lệ thương tật khi bị người khác đánh ?

Xin chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi chồng tôi bị người ta lấy gộc cà phê đánh trên đầu và bị khâu mất 7 mũi. Tôi đã trình báo qua cấp xã nhưng chỉ hòa giải không thành công nên tôi làm đơn đề nghị cấp huyện.Nay tôi hỏi muốn giám định y khoa thì phải căn cứ vào những yếu tố nào?Từ thời gian chồng tôi bị đánh đến nay đã hơn 1 tháng vậy có lâu không và có khó khăn cho việc giám định không?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.K

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua điện thoại gọi:1900.6162

Trả lời:

>> Xem thêm: Tư vấn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi gia đình có công với cách mạng ?

Chào bạn, Công ty Luật Minh Khuê xin gửi tới bạn lời chào chân trọng. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định của khoản 2 Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015 [Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2017] về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định như sau:

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a] Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;

b] Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

c] Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;

d] Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy theo thông tin bạn cung cấp thì chồng bạn bị người ta [ tạm gọi là anh A] lấy gộc cà phê đánh trên đầu và bị khâu mất 7 mũi. Như vậy hành vi trên của anh A có dấu hiệu của tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật hình sự 2015

Như vậy bạn có thể làm đơn tố giác gửi đến cơ quan công an cấp huyện tố giác hành vi phạm tội. Điều 144 Khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định: “Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng”.

Theo Điều 205 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trưng cầu giám định như sau:

1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

a] Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

b] Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

c] Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

d] Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo [nếu có];

đ] Nội dung yêu cầu giám định;

e] Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

Sau khi có kết luận giám đinh thì chồng bạn có thể làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự. Người gây thương tích cho chồng bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 về tội cố ý gây thuong tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác. Cụ thể như sau:

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:a] Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;b] Dùng a-xít sunfuric [H2SO4] hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;c] Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;d] Phạm tội 02 lần trở lên;đ] Phạm tội đối với 02 người trở lên;e] Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;g] Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng mình, thầy giáo, cô giáo của mình;h] Có tổ chức;i] Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;k] Phạm tội trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc;l] Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;m] Có tính chất côn đồ;n] Tái phạm nguy hiểm;o] Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.3. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt tù từ 04 năm đến 07 năm.

4. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.5. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm.

6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a] Làm chết 02 người trở lên;b] Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;c] Gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin hoãn lịch triệu tập của cơ quan điều tra và trách nhiệm công an khi làm sai ?

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Luật sư tư vấn pháp luật trực tiếp qua điện thoại gọi 1900.6162.

Trân trọng./.

2. Đánh người thương tích trên 60% sẽ bị xử lý như thế nào ?

Xin chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi xin được giải đáp: Em có đứa em trai, cách đây 3 năm em trai và 3 người khác trong lúc uống rượu say đã đánh 1 người bạn thương tích trên 60% rồi chạy trốn đi chỗ khác mà không nói cho gia đình biết về vụ này. Vừa qua công an bắt em trai và 3 người khác rồi ạ, giờ người bị đánh cũng đã bình thường . Vậy cho em hỏi là em trai của em bị đi tù lâu không ạ ? em trai chưa có tiền án tiền sự.

Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự1900.6162

Trả lời:

>> Xem thêm: Năm 2022, nhậu say, đánh người gây thương tích bị phạt thế nào ?

Theo Điều 13 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác

"Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự."

Như vậy, trong tình trạng say rượu mà thực hiện hành vi phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ vào điều 134 Bộ luật hình sự 2015, thì phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 6 Điều này hoặc dẫn đến chết người, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. Mức hình phạt cụ thể sẽ do thẩm phán quyết định căn cứ vào tính chất nguy hiểm trong hành vi của em trai bạn.

Về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì căn cứ vào điều 27 BLHS 2015 sữa đổi, bổ sung năm 2017 như sau:

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a] Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;

b] Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

c] Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;

d] Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không được tính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ."

Em của bạn gây thương tích trên 60%, và hành vi được thực hiện trong thời gian 3 năm trước, như vậy, dù em của bạn bị truy cứu theo khoản nào của Điều 134 BLHS thì vẫn chưa hết thời hạn truy cứu theo khoản 2 Điều 27 BLHS nêu trên.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

>> Xem thêm: Năm 2022, Tội vô ý gây thương tích bị xử lý thế nào ?

3. Xử lý hành vi đánh đập người khác ?

Thưa Luật sư! Tôi bị chị chồng cùng 2 em họ chồng xông vào nhà tôi đánh tôi, 1 người ôm chặt chồng tôi không cho can thiệp để cho 2 người còn lại ra sức đánh tôi. Khi đó con gái tôi đang học lớp 4 vừa đi học về, tôi phải gọi con kêu con tôi sang gọi tổ trưởng dân phố khi đó mọi người mới biết để can thiệp. Sự việc đó đã gây ảnh hưởng đến dân cư khu vực đó ai cũng biết. Hiện tại vợ chồng tôi đã chuyển khỏi gia đình chồng mình và sống ở chỗ khác. Vậy xin luật sư cho tôi hỏi tôi có thể kiện họ tội gì?

Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn Luật hình sự gọi:1900.6162

Trả lời:

Với sự chứng kiến của nhiều người, bạn có đủ chứng cứ cho hành vi sai trái của chị chồng mình. Bạn có thể tố giác hành vi này lên cơ quan công an, chính quyền địa phương.

Những người đánh bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác theo điều 134 Bộ luật hình sự 2015.

>> Xem thêm: Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác bị phạt thế nào ?

Nếu trong trường hợp, bạn bị thương tật dưới 11% và không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều này thì chị bạn sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Theo khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình quy định:

"3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a] Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
b] Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
c] Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
d] Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
đ] Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
e] Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
..."

4. Người bị đánh thương tích dưới 11% thì nên làm gì để đòi lại công bằng ?

Thưa luật sư! Cháu tôi bị người khác đánh bị khâu 12 mũi ở ngay chán và có mức tổn hại sức khỏe 5% còn tôi bị 5 người khác đánh bị thương nhẹ, họ đã bồi thường cho gia đình tôi 1 triệu đồng nhưng gia đình tôi không đồng ý, gia đình bên kia không xin lỗi tôi còn đi rêu rao xỉ nhục danh dự gia đình tôi. Trong trường hợp này tôi phải làm như thế nào để đòi lại được công bằng ?

Cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến,gọi : 1900.6162

Trả lời:

>> Xem thêm: Tội cố ý gây thương tích theo bộ luật hình sự năm 2015 thì mức phạt thế nào ?

Căn cứ Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc hây tổn hại cho sức khỏe của người khác từ 11% trở lên hoặc dưới 11% mà thuộc 1 trong số trường hợp quy định thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, trong trường hợp cháu của anh đã bị đánh với mức thương tật dưới 11% nhưng nếu để lại cố tật cho cháu của anh thì người thực hiện hành vi gây thương tích có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nếu trong trường hợp vết thương của cháu anh không bị cốt tật thì người gây thương tích cho cháu anh và anh, phá hoại tài sản có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình và có mức xử phạt:

"Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;"

Ngoài ra thì những người đi rêu rao xỉ nhục danh dự gia đình anh thì sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác [Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP].

Để xác định mức bồi thường thiệt hại thì cần phải xác định được phải có thiệt hại xảy ra và hành vi gây thiệt hại phải vi phạm pháp luật của người đã gây ra thiệt hại. Theo quy định Điều 4 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì chi phí bồi thường thiệt hại: "Các khoản chi phí hợp lý quy định tại các Điều 590, Điều 591 và Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015 là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí."

Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a] Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b] Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c] Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

5. Bị người khác đánh chấn thương sọ não trình báo thế nào?

>> Xem thêm: Vay Fecrecdit quá hạn không trả bị khởi kiện ra toà thì có bị phạt tù không ?

Kính chào Luật Minh Khuê, Tôi có một vấn đề mong luật sư giải đáp: Cháu tôi đi dự đám cưới, bị người đánh gây chấn thương sọ não. Vậy tôi phải làm đơn trình báo sự việc này như thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật Minh Khuê. Tôi rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này. Kính thư

Người gửi: C.S

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 144Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

>> Xem thêm: Mẫu đơn yêu cầu bồi thường trong vụ án hình sự viết như thế nào ?

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Vậy theo quy định trên, bạn có thể lên cơ quan điều tra, viện kiểm sát, Tòa án hoặc những cơ quan gần nhất để tố cáo. Bạn có thể trình bày bằng miệng hoặc viết đơn tố cáo, trình bày toàn bộ sự việc đã xảy ra để cơ quan điều tra có thể tìm căn cứ chứng minh sự thật.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn luật hình sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề