Đánh rắm thối là bị bệnh gì

Xì hơi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì, làm sao để khắc phục tình trạng khó nói này? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này với chuyên gia tiêu hóa qua bài viết dưới đây của Hello Bacsi nhé!

Chúng ta vẫn thường xem việc xì hơi [hay còn gọi là trung tiện, dân dã hơn là đánh rắm] là một vấn đề khá tế nhị và xấu hổ. Tuy nhiên, liệu việc xì hơi nhiều hoặc mùi của nó có phản ánh tình trạng sức khỏe nào hay không hay đánh rắm nhiều là bệnh gì hay xì hơi nhiều là bệnh gì?

Góc tư vấn: Xì hơi nhiều là bệnh gì?

Bị xì hơi nhiều có sao không hay tại sao đánh rắm nhiều? Trung bình mỗi ngày, con người thải khí khoảng 20 lần. Sự đầy hơi gây ra bởi bao tử và đường ruột chứa quá nhiều không khí và mọi người đều có chứa khí trong đường dạ dày – ruột. Vì vậy, nếu lo ngại về việc hay bị xì hơi hoặc xì hơi liên tục thì bạn có thể yên tâm rằng những người khác cũng tương tự như vậy.

Nguyên nhân xì hơi nhiều có thể là do bạn bị khó tiêu, gây đánh rắm nhiều lần trong ngày bởi lactoza có trong các sản phẩm làm từ sữa. Sự đầy hơi có thể do cơ thể không thể tiêu hóa một số chất dinh dưỡng nhất định, hoặc lượng lactoza tương xứng. Nếu như bạn không bị xì hơi liên tục do dị ứng với sữa nhưng lại bị đầy hơi sau khi ăn sữa chua, sữa và phô mai thì có thể cơ thể bạn cũng rất nhạy cảm với chúng, dẫn tới “xì hơi”.

Vậy khi nào đau bụng xì hơi nhiều hay đánh rắm nhiều là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó? Theo các chuyên gia tiêu hóa, nếu gặp một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn như đánh rắm nhiều kèm theo tiêu chảy, giảm cân ngoài ý muốn, đau bụng, chảy máu, hoặc nôn mửa, có thể bạn đang bị viêm loét đại tràng, bệnh Celiac đường ruột, tiêu chảy cấp. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện để khám và tìm đúng nguyên nhân xì hơi nhiều.

Có nên kìm nén nhu cầu trung tiện?

Bạn có từng băn khoăn với việc bị xì hơi nhiều có nên kìm nén lại hay không? Câu trả lời là “không”. Bởi theo các chuyên gia sức khỏe, bạn tuyệt đối không nên kìm nén cơn trung tiện trừ những trường hợp bất khả kháng. Việc bạn có nhu cầu “xì hơi” là do lượng không khí bị mắc kẹt trong cơ thể, cụ thể là trong đường tiêu hóa cần được thoát ra. Thế nên, dù bạn cố nhịn đến mức nào, không sớm thì muộn, lượng khí này cũng sẽ thoát ra. Việc bị đè nén quá nhiều có thể khiến mùi lẫn “âm lượng” sẽ trở nên kinh khủng hơn. Việc cố nén lại chỉ làm cho bạn thêm xấu hổ trong một “tràng” dài nổ ra ngay sau đó. Bên cạnh nguy cơ gây xấu hổ, việc cố gắng kìm nén quá mức còn dẫn đến tình trạng đầy bụng và dạ dày khó chịu. Vì thế, tốt hơn cả là khi có dấu hiệu, bạn hãy vào nhà vệ sinh để khí thoát ra nhẹ nhàng.

Mùi “xì hơi” có cảnh báo nguy cơ mắc bệnh không?

Thông thường, mùi xì hơi của người khác thật sự không hôi như bạn nghĩ, chỉ là bạn bị bất ngờ do sự khác biệt. Đối với bản thân, bạn sẽ luôn nhận thức được mình sắp xì hơi và có sự chuẩn bị sẵn sàng. Còn khi người khác “giải phóng khí” và gây ra “một vụ nổ nhỏ” mà không có bất kỳ cảnh báo nào, sự thiếu chuẩn bị đó sẽ làm cho bạn cảm thấy mùi và âm thanh trở nên tồi tệ hơn. Bên cạnh đó, mùi ấy có thể khác nhau tùy thuộc vào chế độ ăn uống và vi khuẩn có trong ruột kết của mỗi người. Thế nên, chúng ta có thể kết luận mùi khó chịu này không liên quan đến tình trạng sức khỏe nào.

Có thể bạn quan tâm

Bị xì hơi nhiều phải làm sao?

Nhiều người thường thắc mắc bị xì hơi nhiều phải làm sao hay làm thế nào để không bị xì hơi? Theo các chuyên gia sức khỏe, tuy rằng trung tiện nhiều là nhu cầu hết sức tự nhiên của cơ thể nhưng nó lại có thể khiến nhiều người đỏ mặt ở chốn công cộng. Nếu như bạn muốn hạn chế tần suất “xì hơi”, hãy thử thực hiện các cách sau:

  • Đừng nên nhai quá nhiều kẹo cao su
  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Không nói hay cười khi ăn
  • Tránh uống các loại thức uống chứa nhiều cacbonat
  • Tránh sử dụng đường hóa học
  • Đừng nên ăn nhiều bông cải xanh, đậu, bắp cải, vì những loại thực phẩm này sẽ khiến bạn trung tiện nhiều hơn
  • Không nên sử dụng các sản phẩm làm từ sữa, đặc biệt khi bạn khó hấp thụ đường lactose có trong sữa
  • Tập luyện thể dục thể thao Không nên nhịn đi cầu hoặc để táo bón, tình trạng phân tích tụ lâu hơn sẽ sinh nhiều hơi hơn và bạn sẽ xì hơi nhiều hơn.

Xì hơi là sản phẩm phụ được sinh ra từ quá trình tiêu hóa thức ăn, "đúc kết" từ sự kết hợp giữa 2 yếu tố chính như sau:

- Thứ nhất, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở dạ dày, đi xuống ruột già và được các vi khuẩn tại đây phân hủy, quá trình này tạo ra những chất khí có mùi "khó ngửi".

- Thứ hai, không khí thông qua quá trình nhai nuốt thức ăn hoặc nói chuyện đi vào cơ thể dần tích tụ lại ở dạ dày và đường ruột, đến khi bị quá tải sẽ "bùng nổ" để thoát ra ngoài qua hậu môn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ thể "thải khí" như là: đầy hơi khó tiêu; uống bia rượu, thực phẩm từ sữa; ăn quá nhanh;…Tuy là hiện tượng hết sức bình thường của con người, nhưng nếu tần suất xì hơi nhiều hơn 20 lần/ngày và "nặng mùi" khác lạ, kèm theo triệu chứng buồn nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy ra máu,… rất có khả năng dạ dày hoặc đường ruột của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng, thậm chí còn là dấu hiệu của ung thư đường ruột.

Trường hợp của cô gái Hiểu Mẫn, 27 tuổi, sống ở Quảng Đông [Trung Quốc] được xem là một ví dụ điển hình của việc xì hơi liên quan đến bệnh ung thư đường ruột. Cụ thể, sau khi phát hiện tần suất xì hơi nhiều bất thường và không thể kiềm chế được, cộng thêm tình trạng thường xuyên đau bụng và tiêu chảy, cô gái này đã đến bệnh viện thăm khám thì bất ngờ biết rằng mình đã mắc căn bệnh ác tính.

Sau khi điều tra bệnh sử, bác sĩ đã giải thích nguyên nhân khiến Hiểu Mẫn mắc ung thư đường ruột là do thói quen ăn cay và tiêu thụ quá nhiều thức ăn giàu chất béo. Điều này đã khiến ruột non bị quá tải không thể hấp thu được hết các chất dinh dưỡng và phải đẩy phần nào các chất này xuống ruột già. Tại đây, ruột già tiếp nhận quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến việc mất cân bằng vi khuẩn, đồng thời, trong thời gian dài, lượng lớn dinh dưỡng dư thừa sẽ lên men và hợp thành các loại amin [có mùi hôi thối], làm tăng tỷ lệ phát triển các khối u ở đường tiêu hóa.

Nhận diện bệnh tật của các bộ phận trên cơ thể qua cách xì hơi

Đường ruột

Xì hơi nhiều đồng thời có các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nóng sốt, đại tiện ra máu…là dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm ruột già. Không chỉ thế, hội chứng ruột bị kích thích cũng có thể gây ra tình trạng đánh rắm nhiều lần. Hội chứng này thường kèm theo các triệu chứng như đau hoặc khó chịu ở bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc vừa tiêu chảy vừa táo bón…

Dạ dày

Trường hợp xì hơi đi kèm với các triệu chứng như tiêu chảy hay ợ nóng, rất có thể là do hiện tượng trào ngược dịch vị hoặc không dung nạp lactose và gluten gây ra. Bên cạnh đó, dấu hiệu của bệnh dạ dày còn có đau quặn ở bụng hay thực quản, nôn mửa, đi tiêu ra máu…

Hậu môn

Rò hậu môn là một căn bệnh ở vùng hậu môn - trực tràng. Một trong những triệu chứng của bệnh này là có cảm giác ngứa ngáy hoặc đau nhẹ khi bị "thải hơi" qua lỗ rò ở hậu môn. Ngoài ra, đau rát khi xì hơi còn là biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn hoặc trĩ.

Tại sao lại đánh rắm thối?

Nguyên nhân khiến khí thải nặng mùi là do phân tích tụ quá nhiều trong ruột già, khiến các vi khuẩn sẽ làm phân hủy mạnh hơn tại cơ quan này dẫn đến táo bón càng nghiêm trọng. Phân hủy tích tụ càng lâu thì xì hơi nhiều và nặng mùi sẽ càng mùi khó chịu.

Đánh rắm nhiều là triệu chứng của bệnh gì?

Dấu hiệu đánh rắm nhiều và liên tục có thể là biểu hiện của cơ thể mắc một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa như: Viêm đại tràng, đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột và hội chứng ruột kích thích.

Ăn cái gì để đánh rắm thối?

- Thực phẩm chứa lưu huỳnh chẳng hạn như thịt đỏ, hành, trứng, tỏi, các loại hạt, bia rượu,… khi đi vào bên trong cơ thể và trải qua quá trình tiêu hóa có thể hình thành nên những hợp chất lưu huỳnh, có mùi giống như mùi trứng thối. Vì thế, khi ăn những thực phẩm này, bạn có thể xì hơi nặng mùi hơn bình thường.

Tại sao lại đánh rắm nhiều?

Chào bạn, hiện tượng xì hơi nhiều có thể do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, thực phẩm dễ sinh hơi, thói quen ăn quá nhanh hoặc vừa ăn vừa nói hoặc hút thuốc khiến nuốt nhiều không khí vào bụng. Ngoài ra cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc tình trạng bệnh lý đại tràng.

Chủ Đề