Đất nn tpvt tỉnh brvt khi thu hồi thì bồi thường giá báo nhiều dụng qui định pháp luật

Trước thông tin tỉnh BR-VT đề xuất tăng giá đất trong năm 2022, nhiều người băn khoăn, liệu đến thời điểm này tỉnh đã áp dụng bảng giá đất mới? Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh khẳng định, hiện BR-VT chưa ban hành bảng giá đất mới.

Về điều chỉnh giá đất ở Bà Rịa-Vũng Tàu được đề xuất xây dựng giá theo từng tuyến đường cụ thể

Ông Phan Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở TN-MT cho biết, trong quá trình thực hiện bảng giá đất định kỳ 5 năm và kết quả điều tra khảo sát, phê duyệt giá đất cụ thể để tính bồi thường, giao đất, thuê đất năm 2020 và năm 2021 trên địa bàn tỉnh cho thấy, vẫn còn tồn tại một số vấn đề. Đơn cử, việc điều chỉnh bảng giá đất vẫn chưa tiệm cận mức giá thị trường. Do vậy bảng giá đất Nhà nước nếu quy định quá thấp so với mức giá phổ biến trên thị trường sẽ dẫn đến sự không tương đồng về giá giữa các dự án, khu đất liền kề hoặc cùng khu vực, tuyến đường, làm suy giảm nguồn lực tài chính từ đất đai của ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển.

Theo quy định tại Điều 114, Luật Đất đai 2013, Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:

Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân; Tính thuế sử dụng đất; Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai; Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai; Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất  có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê...

Theo ông Mạnh, việc xây dựng điều chỉnh bảng giá đất mới căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh; tình hình thực hiện bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm [2020-2024] áp dụng trên địa bàn tỉnh; tổng hợp dữ liệu giá đất cụ thể dự án bồi thường khi nhà nước thu hồi đất; dự án giao đất, thuê đất và việc cập nhật bổ sung, đổi tên các tuyến đường mới hoàn thành trên địa bàn tỉnh trong năm 2020, 2021... “Do đó, cần thiết điều chỉnh Bảng giá đất tại Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh quy định Bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm [2020-2024] để phù hợp với quy định của Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương. Sở TN-MT đề xuất nhiều nội dung điều chỉnh trong xây dựng bảng giá đất mới. Trong đó, điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp [cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản] khu vực đô thị và khu vực nông thôn; Điều chỉnh tăng giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ; Điều chỉnh, sửa đổi, hoàn thiện một số nội dung cách xác định vị trí đất theo tuyến đường và điều chỉnh, bổ sung một số tuyến đường, đoạn đường, khu vực đã được đầu tư hoàn chỉnh, nâng cấp, hoặc điều chỉnh đổi tên tuyến đường, điểm đầu, điểm cuối tuyến đường, điều chỉnh cấp loại đường, tuyến đường”, ông Phan Văn Mạnh nói.

Đối với phương án giá đất nông nghiệp thuộc khu vực đô thị năm 2022-2024 được đề xuất tăng 50% so với Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND. Vì vậy, Sở TN-MT đề xuất điều chỉnh giá đất nông nghiệp khu dân cư thuộc khu vực nông thôn tăng 50% so với Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND và mức giá được áp dụng bằng hệ số 1,2.

Theo Sở TNMT, về điều chỉnh giá đất ở, đất sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ, Sở Tài chính và Sở TN-MT đề xuất phương án xây dựng giá đất ở theo từng tuyến đường cụ thể.

Theo đó, so với Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND giá đất ở tăng cao từ 1,2 - 8,72 lần tại các khu vực TP.Vũng Tàu, TP.Bà Rịa và TX.Phú Mỹ; từ 1,76 - 12,8 lần với các địa phương: Long Điền, Đất Đỏ, Châu Đức, Xuyên Mộc; từ 3,9 - 23 lần đối với huyện Côn Đảo.

Phương án điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp [khu vực đô thị và nông thôn] đã áp dụng mức giá cao nhất do Chính phủ quy định tại TP.Vũng Tàu và giảm dần theo cấp loại đô thị, khu vực giáp ranh và đảm bảo sự chênh lệch tối đa không quá 30%.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, UBND tỉnh đã hoàn thiện dự thảo tờ trình về việc xây dựng, điều chỉnh Bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm [2020-2024] trên địa bàn tỉnh.  “Hiện, UBND tỉnh đã trình và đang chờ HĐND tỉnh xem xét, thông qua phương án điều chỉnh Bảng giá các loại đất để làm cơ sở UBND tỉnh ban hành Quyết định quy định Bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm [2020-2024]. Hiện tỉnh vẫn đang áp dụng bảng giá đất năm 2021”, ông Nguyễn Công Vinh thông tin.

Bài, ảnh: TRÚC GIANG

;

[PL]- TP Vũng Tàu kiến nghị xem xét hỗ trợ các hộ dân xây nhà trên đất nông nghiệp bị giải tỏa, thu hồi đất tại các dự án.

UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang xem xét kiến nghị của TP Vũng Tàu về chủ trương hỗ trợ, giao đất ở mới cho các hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà trên đất nông nghiệp thuộc một số dự án trọng điểm đang triển khai trên địa bàn TP này.

Tất cả vì an sinh xã hội

Cụ thể, các dự án trọng điểm đang triển khai trên địa bàn TP Vũng Tàu gồm: Khu tái định cư [TĐC] Tây Bắc AIII [phường 12], Trường Mầm non phường Rạch Dừa [phường Rạch Dừa], dự án khu TĐC 10 ha trong 58 ha [phường 10]. Các dự án này cần sớm triển khai và hoàn thành để đáp ứng nhu cầu về trường học, TĐC cho người dân khu vực.

Tuy nhiên, trong công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, các dự án này gặp một số vướng mắc. Một phần nguyên nhân do nhiều hộ dân bị thu hồi đất có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, mua bán giấy tay qua nhiều thời kỳ. Ngoài ra, nhiều hộ dân khiếu nại giá bồi thường quá thấp, không đủ kinh phí để có nơi ở khác.

Theo TP Vũng Tàu, về nguyên tắc, những hộ trên không đủ điều kiện xem xét hỗ trợ vật kiến trúc, giao đất ở mới khi thu hồi đất.

Tuy nhiên, Ban Thường vụ Thành ủy, UBND TP Vũng Tàu đã nghiên cứu, thống nhất và vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành để đưa ra những đề xuất với tỉnh nhằm giải quyết khó khăn cho người dân. Mục đích đảm bảo chính sách an sinh xã hội phù hợp, tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống.


Một góc khu dự án Tây Bắc AIII. Ảnh: TRÙNG KHÁNH

Xem xét giao đất ở mới

Theo TP Vũng Tàu, tại dự án Tây Bắc AIII có khoảng 500 hộ dân đang sử dụng đất, trong đó có 325 căn nhà có đất bị thu hồi.

TP Vũng Tàu đề xuất: Các trường hợp xây dựng từ tháng 7-2004 tới trước tháng 7-2006 [ngày ban hành thông báo thu hồi đất - PV] thì xem xét hỗ trợ giao đất ở mới [như các trường hợp đủ điều kiện giao đất ở mới theo Điều 22 Quyết định 52 ngày 31-10-2014 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quy định về bồi thường, hỗ trợ TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh].

Đồng thời, TP hỗ trợ tiền thuê nhà và di chuyển chỗ ở đối với các trường hợp trên. Để được xem xét giải quyết, các hộ này phải trực tiếp ở tại thửa đất bị thu hồi.

Đối với 177 trường hợp xây nhà trong khoảng thời gian từ tháng 7-2006 đến trước ngày 8-9-2011 [ngày triển khai thông báo thu hồi đất đến các hộ dân - PV] thì xem xét hỗ trợ đặc cách giao đất ở mới và hỗ trợ tiền di chuyển chỗ ở mới [không được hỗ trợ tiền thuê nhà]… Điều kiện để xem xét hỗ trợ cũng tương tự nhóm trên.

Với 69 trường hợp còn lại [xây nhà sau ngày 8-9-2011], dù không đủ điều kiện giao đất ở mới nhưng để đảm bảo an sinh xã hội, UBND TP Vũng Tàu trình UBND tỉnh xem xét đồng ý về chủ trương cho các hộ được mua một lô đất tại chính khu TĐC. Giá mua sẽ theo khảo sát sau khi dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Ngoài ra, đối với nhóm này, TP xem xét hỗ trợ đặc cách tiền ổn định đời sống với mức hỗ trợ hơn 17 triệu đồng/hộ.

Tại dự án Trường Mầm non phường Rạch Dừa có 13 hộ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; dự án khu TĐC 10 ha có ba hộ xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp sau thời điểm có thông báo thu hồi đất. Cả hai dự án trên, TP cũng đề xuất tỉnh chủ trương áp dụng chính sách hỗ trợ người dân như dự án khu TĐC Tây Bắc AIII.

Ủng hộ, tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống

Đầu tháng 8, Thường trực UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã họp cho ý kiến về những đề xuất của TP Vũng Tàu.

Ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, kết luận: Về nguyên tắc, tỉnh ủng hộ tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống sau khi bị giải tỏa thu hồi đất. Tỉnh giao Sở TN&MT tiếp thu ý kiến các sở, ngành khác, xem xét đảm bảo tính công bằng, tránh so bì, thắc mắc từ người dân bị thu hồi đất. Đồng thời, sở này cần đánh giá tác động phát sinh [nếu có].

Trên cơ sở đề xuất của TP Vũng Tàu, ông Tuấn Quốc đề nghị Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh báo cáo thường trực Tỉnh ủy xem xét, quyết định. 

TRÙNG KHÁNH

Sau gần 25 năm sinh sống ổn định trên đất, các hộ bất ngờ bị thu hồi đất mà không được bồi thường 1 xu, có hộ bị thu hồi hết 100% đất, mất cả nhà, không còn chỗ ở nào khác...

Các hộ dân trong sự việc đều có hoàn cảnh khó khăn, một số hộ bị thu hồi 100% không còn chỗ ở nào khác.

Người dân làm nhà, sinh sống ổn định gần 25 năm; đã đăng ký sử dụng đất và có tên trong sổ mục kê đất đai; đóng thuế từ trước 1993; từng được bồi thường về đất, tài sản trên đất khi Nhà nước làm đường. Nhưng năm 2020, khi tiếp tục bị thu hồi đất làm đường, họ lại không được bồi thường hỗ trợ với lý do “chiếm đất do thị trấn đăng ký quản lý”. Người dân cho rằng, việc thu hồi đất mà không bồi thường hỗ trợ 1 xu để ổn định cuộc sống mới là không đúng với chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Đất khai phá hay “đất chuyên dùng khác”?

Đó là phản ánh của 10 hộ dân tại khu phố Hải Tân, thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, Bà Rịa - Vũng Tàu [BR-VT] khi bị UBND huyện thu hồi đất để thực hiện dự án đường quy hoạch số 14, thị trấn Long Hải nhưng không bồi thường, không hỗ trợ.

10 hộ dân: Hoàng Nghĩa Khánh [SN 1959], Nguyễn Công Tin [SN 1953], Nguyễn Văn Đồng [SN 1972], Nguyễn Văn Hải [SN 1968], Nguyễn Thị Loan [SN 1959], Nguyễn Văn Hưng [SN 1969], Nguyễn Văn Phiên [SN 1966], Nguyễn Văn Hùng [SN 1979], Nguyễn Văn Bình [SN 1979], Nguyễn Thị Chung [SN 1965] đều là người dân nghèo quê Nghệ An, vào Long Hải từ những năm 1989 hành nghề đánh cá.

Ông Tin, người đến ở đây sớm nhất, kể: “Gia đình tôi dắt díu vào đây từ 1989. Hồi đó khu vực này người địa phương đã khai phá canh tác ổn định. Vì làm nghề đánh cá, mỗi nhà chỉ mua vài trăm m2 cất nhà ở. Cùng quê, chúng tôi mua đất co cụm lại sống với nhau. Năm 1998, tôi mua 576m2 của ông Nguyễn Xuân Mậu giá 3 chỉ vàng. Năm 2000, tôi cất nhà cấp 4, đến 2005 được đăng ký sử dụng đất, có tên trong sổ mục kê 2006”.

Theo giấy tờ, 10 hộ dân mua đất bằng giấy tay có nguồn gốc từ ông Sơn Sa Huỳnh, Nguyễn Lam Sơn, Nguyễn Xuân Mậu vào các năm 1998, 1999, 2001. Ông Tin kể: “Đất này do người địa phương khai phá từ rất lâu rồi bán lại. Mua đất xong, dựng nhà lá ở, cực khổ trăm bề, nước sạch phải mua từng can, điện không có, đường đi chỉ là lối mòn”.

10 hộ dân cho rằng khi làm nhà, sinh sống trên đất, chưa từng bị xử phạt, chưa ai nói đây là đất Nhà nước quản lý, không được mua bán dựng nhà ở. Đến khi Nhà nước cho đi kê khai, họ kê khai, được ghi tên vào sổ mục kê.

Khu đất của 10 hộ dân thuộc dạng “số đen”, nhiều lần bị dính dự án. Năm 2004 bị đo đạc, kiểm kê làm dự án đường Nguyễn Tất Thành [TL44A-Giai đoạn II]; năm 2010 bị kiểm kê làm khu biệt thự cao cấp biển rồi không thực hiện; năm 2014 bị kiểm kê làm đường số 14; rồi 2018 tiếp tục bị kiểm kê làm đường 14, năm 2020 có quyết định thu hồi.

Theo Hồ sơ phương án bồi thường 06/PA ngày 03/03/2020 của Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Long Điền, đất của 10 hộ dân trên đều thuộc thửa 63, tờ bản đồ 38, diện tích 33.506m2, là “loại đất chuyên dụng khác do UBND thị trấn Long Hải đo đạc bản đồ địa chính năm 1994, năm 1997 được phê duyệt quản lý. Sau khi UBND thị trấn quản lý để canh tác thì các ông Nguyễn Xuân Mậu, Nguyễn Lam Sơn, Sơn Sa Huỳnh tự ý vào lấn chiếm rồi chuyển nhượng lại cho 10 hộ dân”.

Đặc biệt, theo chính quyền địa phương “năm 2006, một số hộ bị lập biên bản xử lý hành chính về trật tự xây dựng nhưng một số hồ sơ đã bị thất lạc”. Do đó, 10 hộ dân không đủ điều kiện để bồi thường, hỗ trợ về đất và tài sản trên đất.

Người dân cho rằng thu hồi đất mà không bồi thường hỗ trợ 1 xu để ổn định cuộc sống mới là không đúng với chủ trương, chính sách Nhà nước.

Đường số 14 đang thi công, chỉ còn vướng mặt bằng 10 hộ dân đang khiếu nại vì không được bồi thường.

Rơi vào cảnh “không chốn dung thân”

Sau gần 25 năm sinh sống ổn định trên đất, các hộ bất ngờ bị thu hồi đất mà không được bồi thường 1 xu, có hộ bị thu hồi hết 100% đất, mất cả nhà, không còn chỗ ở nào khác như ông Hoàng Nghĩa Khánh, Nguyễn Văn Đồng; hộ ông Nguyễn Văn Hưng bị thu hồi còn lại 50m2, trong khi cả nhà có 11 nhân khẩu.

Người dân cho rằng, việc thu hồi đất mà không bồi thường hỗ trợ 1 xu để ổn định cuộc sống mới là không đúng với chủ trương, chính sách của Nhà nước. “Chúng tôi sẵn sàng nhường đất để làm đường, làm cho bộ mặt đô thị, địa phương được khang trang, sạch sẽ nhưng không thể đưa chúng tôi vào con đường “không chốn dung thân” như vậy”, ông Đồng nói.

Bà Nguyễn Thị Trường, một người dân địa phương, nói dù không bị thu hồi đất nhưng vẫn bức xúc trước cảnh hàng xóm quá thiệt thòi. “Đất ở đây, anh em tôi khai phá từ 1982, ông Nguyễn Xuân Mậu là anh trai tôi. Địa phương cho rằng đất do thị trần quản lý và không bồi thường là không hợp lý”.

Bà Trường dẫn chứng một ví dụ khác để cho rằng địa phương áp dụng pháp luật chưa chính xác: “Một mảnh đất dù chung một nguồn gốc đất do tôi khai phá năm 1982. Khi tôi bán cho bà Hoàng Thị Yến thì bà Yến lại làm được sổ đỏ. Phần còn lại tôi lại không làm được sổ vì cán bộ địa phương nói “đất Nhà nước quản lý””.

Người dân đưa ra một số lập luận để cho rằng thuộc diện được bồi thường.

Thứ nhất, hộ ông Khánh, ông Phiên, năm 2004, khi Nhà nước thu hồi đất của hộ để làm đường Nguyễn Tất Thành [TL44A-Giai đoạn II] thì được bồi thường về đất, kiến trúc trên đất, hoa màu… Ông Khánh bị thu hồi 564,4m2 được bồi thường hơn 36 triệu đồng, ông Phiên bị thu hồi 177,6m2 được bồi thường hơn 10 triệu đồng. Cùng khu đất ấy, đến khi bị thu hồi làm đường 14 thì lại không được bồi thường

Thứ hai, các hộ đã có mấy chục năm sinh sống ổn định, liên tục, không tranh chấp và không có bất kỳ văn bản nào cưỡng chế, xử phạt vì “chiếm đất Nhà nước”. Các hộ được kê khai, cấp sổ hộ khẩu, đăng ký đất vào sổ mục kê, được các cấp chính quyền xác nhận đất có số thửa, số tờ, có bản đồ địa chính vào 2006 được lưu giữ trên hệ thống đất đai của tỉnh.

Tại sổ mục kê, ngày 27/12/2006, chính Chủ tịch UBND thị trấn xác nhận đo vẽ đúng hiện trạng và Sở TN&MT ký duyệt.

Thứ ba, các hộ dân cho rằng nếu thực tế là đất của Nhà nước quản lý thì vai trò cán bộ địa phương ở đâu mà không cảnh báo sớm. Và nếu đất của Nhà nước quản lý thì Nhà nước khi thu hồi cũng phải tính đến công sức khai phá, gìn giữ, tôn tạo trên đất để hỗ trợ.

Thứ tư, người dân cho rằng từ khi sử dụng đất đến nay đều đã đóng thuế đất cho Nhà nước. Như nhà ông Tin còn bị truy thu thuế sử dụng đất đến năm 1991.

Thứ năm, theo điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Điều 101 Luật Đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định từ trước 1/7/2004 mà không có giấy tờ, không vi phạm pháp luật đất đai, được UBND cấp xã xác định không có tranh chấp, phù hợp quy hoạch sử dụng, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn thì đủ điều kiện cấp “sổ đỏ”. Vậy vì sao huyện Long Điền lại coi các trường hợp này là “bất hợp pháp”?

Theo quan sát của PV, đường số 14 đang được thi công, phần giải phóng mặt bằng chỉ còn vướng khu vực 10 hộ dân nêu trên. Để có thêm thông tin, giải đáp những vấn đề người dân đưa ra, PV đã để lại nội dung làm việc với UBND huyện Long Điền nhưng sau nhiều tuần vẫn chưa nhận phản hồi.

Chưa thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch tỉnh đã ra quyết định cưỡng chế:

Do không đồng ý với việc không bồi thường khu thu hồi đất, 10 hộ dân đã khiếu nại đến UBND tỉnh. Ngày 28/12/2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp 5 người dân đại diện cho 10 hộ, nghe trình bày việc không được bồi thường là dấu hiệu không đúng pháp luật.

Sau khi nghe báo cáo của Thanh tra tỉnh, UBND huyện Long Điền, Chủ tịch tỉnh đã chỉ đạo giao Thanh tra tỉnh rà soát nội dung 5 người dân trình bày; chủ trì, phối hợp UBND huyện Long Điền và cơ quan liên quan kiểm tra lại sự việc, làm rõ thời điểm các hộ dân sử dụng đất, xây dựng nhà trên đất, việc kê khai, nộp thuế… Kiểm tra nội dung việc bồi thường vào năm 2004 cho hộ ông Khánh, ông Phiên. Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh giải quyết vụ việc, có văn bản trả lời người dân trước 31/1/2022.

Các hộ dân cho biết chưa nhận được văn bản nào từ Thanh tra tỉnh. Nhưng bất ngờ, ngày 28/2/2022, nhận được quyết định cưỡng chế của UBND huyện, thời gian cưỡng chế từ 28/2 – 28/6/2022.

Video liên quan

Chủ Đề