Dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng máu, áp xe thận, suy thận,… nếu không được điều trị kịp thời. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu viêm đường tiết niệu có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và chữa trị cho trẻ.

1. Viêm tiết niệu ở trẻ em là gì?

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm ở hệ tiết niệu bao gồm: thận, bàng quang, niệu quản, niệu đạo,… Bệnh không chỉ gặp ở người lớn mà còn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tỷ lệ mắc nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ đứng hàng thứ 3 chỉ sau nhiễm khuẩn hô hấp và nhiễm khuẩn tiêu hóa. Trong đó, số bé gái mắc nhiều gấp 5 lần so với bé trai. Ở trẻ em, hệ miễn dịch còn yếu, nếu mắc bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Viêm tiết niệu là bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở trẻ em

2. Nguyên nhân viêm tiết niệu ở trẻ em.

Vi khuẩn, vi nấm, virus, ký sinh trùng,… đều có thể là tác nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ. Trong đó nguyên nhân hàng đầu, chiếm đến 90% là do vi khuẩn E.coli. Ngoài ra, có thể kể đến một số loại vi khuẩn khác như: Klebsiella, Enterococcus, Pseudomonas aeruginosa, Staphilocoque… Các vi khuẩn này tồn tại trong phân người và môi trường sống [đất, nước, không khí, rau củ,..]. Bằng cách nào đó, nó qua đường niệu đạo vào gây bệnh cho bé. Như vậy, môi trường sống bị ô nhiễm hay trẻ không được chăm sóc đúng cách sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ.

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh

Nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu ở trẻ em sẽ tăng lên khi trẻ có những nguy cơ sau:

  • Sức đề kháng của trẻ còn yếu nên tạo cơ hội có các vi khuẩn xâm nhập dễ tấn công gây bệnh. Nguy cơ này còn tăng lên khi trẻ đang nhiễm virus cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy,..
  • Do dị tật bẩm sinh đường tiết niệu
  • Do hẹp đường dẫn nước tiểu như hẹp bao quy đầu, hẹp khúc nối giữa bể thận và niệu quản gây ứ nước tiểu.
  • Bàng quang mất trương lực co bóp nên không đẩy được hết nước tiểu ra ngoài. Nước tiểu ứ đọng dễ gây nhiễm khuẩn.
  •  Hệ sinh dục của bé gái lỗ tiểu gần hậu môn nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào hệ tiết niệu. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ viêm đường tiết niệu ở bé gái nhiều hơn bé trai.
  • Đang mắc phải một số bệnh lý như sỏi bàng quang, đái tháo đường, hội chứng thận hư,…

4. Viêm tiết niệu ở trẻ có nguy hiểm không?

4.1 Triệu chứng của bệnh viêm tiết niệu ở trẻ em

Các triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ thường khó nhận biết hơn ở người lớn. Tùy thuộc vào vị trí nhiễm bệnh và độ tuổi mà có các biểu hiện lâm sàng khác nhau. Trong đó, các triệu chứng dễ nhận thấy nhất là:

  • Rối loạn tiểu tiện: bao gồm tiểu rắt, tiểu khó, tiểu buốt, khi tiểu phải rặn,.. Trẻ thường tiểu nhiều vào ban đêm. Nước tiểu thường có màu trắng đục, mùi khai nồng hơn bình thường.
  • Sốt: sốt nhẹ hoặc cao > 39 độ, sốt kéo dài và chỉ hạ sốt sau khi dùng kháng sinh thích hợp.
  • Rối loạn tiêu hóa: Trẻ biếng ăn, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.
  • Đôi khi, trẻ kêu đau vùng thắt lưng, vùng hạ vị, hố thận.

Sốt cao, kéo dài là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm tiết niệu.

4.2 Biến chứng nguy hiểm của viêm tiết niệu ở trẻ em

Viêm đường tiết niệu ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm thận kẽ, viêm quanh thận, trào ngược bàng quang niệu quản gây  suy thận.
  •  Áp – xe thận; thận bị ứ nước quá lâu sẽ dẫn đến sưng  phù.
  • Sẹo thận: viêm đường tiết niệu nếu tái phát nhiều lần sẽ để lại những tổn thương trên thận dưới dạng sẹo, lâu dần dẫn đến tăng huyết áp, suy thận mạn.
  • Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng hoại tử ống thận và có thể dẫn đến tử vong.

Những biến chứng trên đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của trẻ . Vì vậy bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan, lơ là khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào ở trẻ.

5. Điều trị viêm tiết niệu ở trẻ em như thế nào

Viêm đường tiết niệu nếu được phát hiện sớm thì dễ dàng điều trị dứt điểm. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng và tác nhân gây bệnh.

  • Kháng sinh là chỉ định hàng đầu khi điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu. Tuy nhiên, việc lựa chọn kháng sinh còn tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh. Bố mẹ không được tùy tiện mua kháng sinh cho con uống. Thời gian sử dụng kháng sinh từ 7-15 ngày. Sau đó, trẻ sẽ được xét nghiệm lại xem có còn vi khuẩn gây bệnh hay không. Các kháng sinh thường được chỉ định khi điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ là cefalosporin thế hệ 3 [cefotaxime, ceftriaxone, cefixime], aminosid,  ciprofloxacin,…
  • Cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả để làm tăng lượng nước cho hệ thống bài tiết nước tiểu hoạt động tốt hơn.
  • Tăng sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, nhất là sau khi đi tiểu, đại tiện tránh để vi khuẩn xâm nhập vào làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Giữ vệ sinh sạch sẽ là cách điều trị và phòng bệnh không thể thiếu khi trẻ bị viêm đường tiết niệu

6. Phòng ngừa viêm đường tiết niệu cho trẻ bằng cách nào?

Để phòng tránh nhiễm khuẩn tiết niệu cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý:

  • Rửa vệ sinh bằng nước sạch cho trẻ sau mỗi lần đi tiểu, đại tiện đúng cách: từ trước ra sau [lỗ niệu phía trước, hậu môn ở phía sau], tránh làm vi khuẩn lây lan từ hậu môn sang đường tiểu.
  • Đối với bé trai, khi phát hiện bao quy đầu của bé bị phồng hoặc đường tiểu nhỏ thì cần đi khám ngay vì đó có thể do hẹp hoặc dài bao quy đầu.
  • Kiểm tra tã lót thường xuyên và thay ngay khi khi trẻ đi tiểu, đại tiện.
  • Đối với trẻ lớn: bố mẹ hướng dẫn con cách đi vệ sinh sạch sẽ, không nên nhịn tiểu.
  • Ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, cho trẻ uống nhiều nước hàng ngày để hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, tránh táo bón.
  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ trên 2 tuổi.
  • Khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bất thường về hệ tiết niệu, cần cho trẻ đi thăm khám ngay để được điều trị đúng cách, tránh xảy ra những biến chứng.

Trên đây là những thông tin cần thiết nhất về bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ em mà bố mẹ nên biết. Việc phòng tránh sớm là cách tốt nhất để bảo vệ con yêu luôn khỏe mạnh.

Viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận, áp xe thận, nhiễm trùng máu,…Vì vậy, việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ.

1. Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ là gì?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ tình trạng các bộ phận đường tiết niệu [thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo] bị vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm. Tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ đứng thứ 3 các bệnh nhiễm khuẩn chỉ sau nhiễm khuẩn đường hô hấp và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Trong đó, số bé gái mắc cao gấp 5 lần số bé trai. Viêm đường tiết niệu ở trẻ nếu không được chữa trị kịp thời không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.

2. Nguyên nhân gây viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ

Tác nhân gây viêm đường tiết niệu ở trẻ là các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng,..Trong đó vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh, chiếm 80 – 90%. Nguyên nhân còn lại là do các vi khuẩn gram âm và dương như Klebsiella,Proteus mirabilis, Pseudomonas aeruginosa, Enterococci, staphylococci. Nấm và mycobacteria là những nguyên nhân hiếm gặp, xảy ra ở trẻ bị suy giảm miễn dịch. Các tác nhân này tồn tại ngoài môi trường. Bằng cách nào đó sẽ xâm nhập vào cơ thể trẻ  đi đến hệ tiết niệu và gây bệnh. Do đó, môi trường sống bị ô nhiễm cũng sẽ làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm đường tiết niệu ở trẻ.

Vi khuẩn E.Coli là tác nhân chính gây viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh

Nguy cơ trẻ bị mắc viêm đường tiết niệu sẽ tăng lên nếu trẻ có những yếu tố nguy cơ sau:

  • Trẻ em có sức đề kháng còn yếu nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh phát triển.
  • Có các vấn đề về đường dẫn nước tiểu: dị tật bẩm sinh đường dẫn nước tiểu, khúc nối bể thận – niệu quản bị hẹp, chít hẹp bao quy đầu gây ứ đọng nước tiểu.
  • Bàng quan bị giãn hoặc mất trương lực co bóp nên không đẩy được hết nước tiểu ra ngoài.
  • Bé gái có cơ quan sinh dục ngắn, lỗ tiểu gần hậu môn nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào đường tiết niệu. Đây cũng là lý do, tỷ lệ mắc viêm tiết niệu ở bé gái cao gấp 5 lần bé trai.
  • Trẻ đang mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch: cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm da,…

4. Nhận biết viêm đường tiết niệu ở trẻ như thế nào?

Triệu chứng của viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ có sự khác biệt tùy theo nhóm tuổi :

4.1 Viêm tiết niệu ở trẻ sơ sinh:

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu thường không đặc hiệu, bao gồm:

  • Sốt hoặc hạ thân nhiệt.
  • Các vấn đề về tiêu hóa: kém ăn, tiêu chảy, nôn.
  • Vàng da nhẹ.
  • Chậm lớn.

4.2 Viên tiết niệu ở trẻ  nhỏ dưới 2 tuổi:

Khi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường có các triệu chứng:

  • Sốt không rõ nguyên nhân.
  • Gặp phải các rối loạn tiêu hóa: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Nước tiểu có mùi hôi.

    Viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm

4.3 Viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ trên 2 tuổi:

Triệu chứng điển hình của viêm bàng quang và viêm cầu thận

  • Viêm bàng quang: bí tiểu, đi tiểu nhiều lần, tiểu ra máu, tiểu không kiểm soát; đau dưới mu, ngứa.
  • Viêm cầu thận: sốt cao, ớn lạnh, đau vùng bụng.
  • Khám phát hiện có những bất thường về hệ tiết niệu như thận lớn, khối u bụng, bất thường của niệu đạo.

5. Biến chứng nguy hiểm của viêm đường tiết niệu ở trẻ:

Viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ là bệnh dễ chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Tuy nhiên, nếu bệnh không được nhận biết sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

  • Ứ nước trong thận, áp xe thận.
  • Suy giảm chức năng thận, lâu dần dẫn đến suy thận.
  • Nhiễm khuẩn huyết – đay là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu chậm trễ.

Những biến chứng trên không chỉ ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà còn đe dọa tính mạng. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu bất thường nào ở trẻ, bố mẹ cần đưa con đi khám càng sớm nhất có thể.

6. Điều trị viêm tiết niệu ở trẻ như thế nào?

Tuỳ thuộc vào tác nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ có những phác đồ điều trị phù hợp với từng trẻ:

6. 1 Trường hợp nhiễm trùng đường tiểu dưới

Cần sử dụng kháng sinh có nồng độ cao trong nước tiểu: Nitrofurantoin, Amoxicillin, Cefalosporin; Augmentin. Sử dụng kháng sinh từ 3-5 ngày. Nếu sau 48 giờ điều trị, bệnh nhân vẫn còn các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu thì nên xét nghiệm lại nước tiểu.

6.2 Viêm tiết niệu kèm sốt

Tiêm tĩnh mạch Cefalosporin thế hệ 3 [cefixim, ceftriaxone] trong 4 ngày, sau đó chuyển sang đường uống theo kháng sinh đồ. Thời gian điều trị từ 7-14 ngày.

6.3 Các trường hợp khác

  • Ciprofloxacin: chỉ định trong trường hợp trẻ bị nhiễm Gram âm đa kháng.
  • Aminosid: Chỉ định viêm bể thận cấp ở trẻ sơ sinh, trẻ bị dị dạng đường niệu, suy giảm miễn dịch.

Fluoroquinolone: chưa được chỉ định cho trẻ em. Kháng sinh nhóm này chỉ sử dụng khi không còn cách nào khác.

Kháng sinh là phác đồ đầu tay trong điều trị viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ

Lưu ý: thông tin về các loại thuốc điều trị nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ cần cho trẻ thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

7. Dự phòng viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ

Để phòng tránh viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Rửa vệ sinh bằng nước sạch cho trẻ sau mỗi lần đi đại tiện, tiểu tiện đúng cách [vệ sinh lỗ tiểu trước, hậu môn sau] để tránh làm lây bẩn từ hậu môn sang đường tiểu.
  • Kiểm tra tã lót của trẻ thường xuyên và thay ngay sau khi trẻ đi đại – tiểu tiện.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để hệ tiết niệu hoạt động tốt hơn.
  • Sổ giun định kỳ cho trẻ  trên 2 tuổi.
  • Tránh táo bón: bổ sung vào chế độ ăn của trẻ nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
  • Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu đáng ngờ nào của bênh, cần cho trẻ đến thăm khám tại các cơ sở y tế sớm nhất để  được chẩn đoán bệnh kịp thời.

Viêm tiết niệu ở trẻ nhỏ là bệnh lý dễ điều trị nếu được điều trị sớm. Vì vậy bố mẹ cần theo dõi và nhận biết sớm được những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Phòng bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ con yêu của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề