Đáy biển quốc tế là gì

Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Vùng biển quốc tế là gì? Chế độ pháp lý tại khu vực biển quốc tế. Đây là nhiều thắc mắc của nhiều bạn đọc hiện nay. Vậy sau đây hãy cùng theo dõi bài viết của ACC để được giải đáp nhé.

Vùng biển quốc tế là gì? Chế độ pháp lý tại khu vực biển quốc tế

Nội dung bài viết:

Vùng biển quốc tế là gì?

Điều 3 Luật Biển Việt Nam về giải thích từ ngữ có quy định “Vùng biển quốc tế là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển”.

Tuy nhiên, trong Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 không có khái niệm “vùng biển quốc tế” mà chỉ có khái niệm “Biển cả” được quy định chi tiết tại phần VII của Công ước. Điều 86 của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 quy định biển cả là “tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của quốc gia cũng như không nằm trong  vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo”. Do vậy, thuật ngữ “vùng biển quốc tế” [theo Luật biển Việt Nam] hay “biển cả” [theo Công ước] chỉ là một và được áp dụng đối với cột nước bên trên đáy và lòng đất đáy đại dương.

>> Xem thêm: Vùng lãnh thổ là gì? [Cập nhật 2022] [accgroup.vn]

Chế độ pháp lý tại khu vực biển quốc tế

Tự do trên vùng biển quốc tế

1. Vùng biển quốc tế được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển. Quyền tự do trên vùng biển quốc tế được thực hiện trong những điều kiện do các qui định của Công ước hay và những qui tắc khác của pháp luật quốc tế. Đối với các quốc gia dù có biển hay không có biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm:

a] Tự do hàng hải;

b] Tự do hàng không;

c] Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm;

d] Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép;

e] Tự do đánh bắt hải sản;

f] Tự do nghiên cứu khoa học.

2. Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện tự do trên vùng biển quốc tế của các quốc gia khác, cũng như đến các quyền được Công ước biển quốc tế thừa nhận liên quân đến các hoạt động trong Vùng.

Quyền hàng hải

1. Mỗi quốc gia qui định các điều kiện cho phép tàu thuyền mang quốc tịch của nước mình, các điều kiện đăng kí các tàu thuyền trên lãnh thổ của mình và các điều kiện cần phải có để cho tàu thuyền được quyền treo cờ của nước mình.

Các tàu thuyền mang quốc tịch của quốc gia mà chúng được phép treo cờ. Cần phải có một mối quan hệ hợp pháp giữa quốc gia và tàu biển.

2. Quốc gia nào cho phép tàu thuyền treo cờ nước mình thì cấp cho tàu thuyền đó các tài liệu có liên quan.

>> Xem thêm:

Điều kiện pháp lí của tàu thuyền

1. Các tàu thuyền chỉ hoạt động dưới cờ của một quốc gia và, trừ những trường hợp ngoại lệ được qui định rõ ràng trong các hiệp ước quốc tế hay trong Công ước quốc tế, chỉ thuộc quyền tài phán của các quốc gia này khi ở vùng biển quốc tế.

Không được thay đổi cờ trong suốt hành trình. trừ trường hợp có sự chuyển giao thật sự quyền sở hữu hay có thay đổi đăng kí.

2. Một tàu thuyền hoạt động dưới cờ của nhiều quốc gia có thể được coi như là một tàu thuyền không có quốc tịch. [Theo Công ước biển quốc tế 1982]

Tóm lại, Chế độ pháp lý của vùng biển quốc tế [biển cả] là tự do biển cả, nghĩa là tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được phép sử dụng vùng biển quốc tế. Quyền tự do trên biển [điều 87 của Công ước] bao gồm: Tự do hàng hải; tự do hàng không; tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ phần VI [về thềm lục địa]; tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ phần VI [về thềm lục địa]; tự do đánh bắt hải sản; tự do nghiên cứu khoa học với điều kiện tuân thủ các phần VI [về thềm lục địa] và VIII [chế độ các đảo].

Công ước cũng lưu ý mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do biển cả phải tính đến lợi ích của việc thực hiện quyền tự do trên vùng biển quốc tế của các quốc gia khác [khoản 2 điều 87].

Câu hỏi thường gặp

Biển quốc tế là gì ?

Biển quốc tế là tất cả những phần biển không thuộc vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo [Điều 86 Công Ước Luật Biển 1982].

Vùng biển quốc tế là gì?

Là tất cả các vùng biển nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và các quốc gia khác, nhưng không bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

Vùng biển quốc tế tiếng Anh là gì?

Vùng biển quốc tế – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là International Waters.

 

Trên đây là thông tin: Vùng biển quốc tế là gì? Chế độ pháp lý tại khu vực biển quốc tế  được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.

Chủ Đề