Dđộ dài chu kỳ bình thường bao nhiêu ngày năm 2024

Mỗi tháng một lần, kỳ kinh nguyệt lại tìm đến bạn. Chuyện này xảy ra bình thường đến nỗi bạn chẳng mấy để tâm đến nó, dù đôi lúc nó gây ra những triệu chứng khó chịu cho cơ thể như đau lưng, đau bụng, mệt mỏi… hoặc độ dài chu kỳ kinh bất thường. Vậy đây có phải là những dấu hiệu bình thường của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt, màu máu kinh nguyệt, mức độ của những cơn đau… có thể là những dấu hiệu cho biết chu kỳ kinh nguyệt của bạn có bình thường hay không. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Các dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường

1. Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu là bình thường?

Thực tế, khái niệm “chu kỳ bình thường” sẽ khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Mỗi tháng, một trong các buồng trứng sẽ giải phóng ra một trứng [thời điểm rụng trứng]. Lúc này, sự thay đổi nội tiết tố giúp tử cung sẵn sàng cho việc mang thai nếu trứng được thụ tinh. Ngược lại, nếu trứng không gặp được tinh trùng, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và được tống xuất qua đường âm đạo [kỳ kinh nguyệt].

Vậy chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường? Chu kỳ kinh nguyệt dài 24, 25 hay 26 ngày có bình thường không? Thời gian trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, nhưng khoảng thời gian này sẽ phụ thuộc vào mỗi người phụ nữ. Thực tế, các chuyên gia cho rằng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 21 ngày đến 35 ngày là bình thường.

Ngoài ra, số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn cũng có thể khác nhau ở mỗi tháng, đặc biệt ở giai đoạn một hoặc hai năm đầu mới có kinh nguyệt. Khi bạn bước vào độ tuổi 20, chu kỳ kinh nguyệt sẽ dần ổn định hơn và khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh thì chu kỳ sẽ trở nên bất thường.

Nếu bạn đang dùng thuốc tránh thai hoặc đặt vòng tránh thai cũng có thể thay đổi thời gian xuất hiện kinh nguyệt và từ đó làm thay đổi số ngày của chu kỳ. Kinh nguyệt cũng có thể thay đổi tại một số thời điểm trong cuộc sống do ảnh hưởng bởi nội tiết tố, chẳng hạn như khi sinh con và cho con bú. Điều này là bình thường và không có gì phải lo lắng cả.

2. Lượng máu trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Nếu trứng không được thụ tinh thì niêm mạc tử cung sẽ bong ra và được tống ra ngoài qua đường âm đạo. Lượng máu ra khỏi cơ thể được gọi là máu kinh nguyệt. Kỳ kinh nguyệt ở mỗi người sẽ khác nhau, dao động từ 2-7 ngày, nhưng thường là 5 ngày. Máu kinh nguyệt ra nhiều nhất trong 2 ngày đầu và thường có màu đỏ. Những ngày sau đó, lượng máu sẽ giảm dần và có màu hồng nhạt hoặc nâu.

Trong một kỳ kinh nguyệt, phụ nữ có thể mất khoảng 20 – 90 ml máu và một số người có thể mất máu nhiều hơn lượng này. Tuy nhiên, dù cho lượng máu kinh của bạn bình thường, ít hơn hay nhiều hơn thì vẫn được xem là bình thường miễn nó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của bạn.

Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt của bạn có các dấu hiệu sau đây thì nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Máu đầy băng vệ sinh hoặc tampon sau mỗi 1 hoặc 2 giờ.
  • Xuất hiện các cục máu đông lớn
  • Kì kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.

3. Các dấu hiệu khác của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường

Bên cạnh các dấu hiệu được nêu ở trên, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng được xem là bình thường của một kỳ kinh nguyệt bình thường như:

  • Ngực căng
  • Chướng bụng
  • Thay đổi tâm trạng: có thể nhạy cảm và cáu gắt hơn bình thường
  • Mọc mụn trước và trong kì kinh nguyệt
  • Đau bụng dưới và lưng
  • Mau đói
  • Các vấn đề về giấc ngủ

Tuy nhiên, chu kì kinh nguyệt ở mỗi người sẽ không giống nhau nên các triệu chứng trên không phải ai cũng có. Điều quan trọng là bạn cần quan sát theo dõi chu kỳ của mình thường xuyên và nếu nhận thấy bất thường, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Cách theo dõi để biết chu kỳ kinh nguyệt có bình thường không?

Việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt kinh nguyệt sẽ giúp bạn phân biệt được dấu hiệu nào là bình thường và bất thường để có thể xử kí kịp thời. Hãy theo dõi và ghi chú lại vào sổ về những thông tin sau:

  • Khi kỳ kinh của bạn bắt đầu và khi nào nó dừng lại?
  • Lượng máu kinh của bạn nhiều hay ít?
  • Có máu cục trong băng vệ sinh không?
  • Tần suất bạn thay băng vệ sinh là bao nhiêu lần trong một ngày?
  • Bạn có đau bụng nhiều không?
  • Thay đổi tâm trạng như thế nào?
  • Bạn có xuất huyết dạng đốm giữa các kỳ kinh không?

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu được chu kỳ kinh nguyệt của mình có bình thường không, từ đó có thể có biện pháp xử lí kịp thời.

Kinh nguyệt được xem là tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì thế, nhiều chị em thắc mắc bị trễ kinh có sao không và trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường? Làm thế nào để phát hiện sớm trễ kinh do mang thai hay vấn đề sức khỏe?… Hãy cùng lắng nghe chia sẻ của BS.CKI Trần Thị Thanh Phương, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tháng này kéo dài đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo, và được lặp lại theo chu kỳ hàng tháng. Độ dài trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày, tuy nhiên một chu kỳ kéo dài từ 21 đến 35 ngày vẫn được xem là bình thường. Số ngày hành kinh ở mỗi chu kỳ khoảng 2-7 ngày. Lượng máu kinh mất đi khoảng 50-150ml. Máu kinh có màu đỏ thẫm, hơi dính và có nhỏ có cục nhỏ.

Trường hợp quá 35 ngày tính từ ngày hành kinh gần nhất mà chị em chưa có kinh nguyệt trở lại sẽ được gọi là trễ kinh. Mặt khác, nếu chị em mất kinh từ 3 kỳ kinh nguyệt liên tiếp được gọi là vô kinh.

Trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Kinh nguyệt có sự liên quan mật thiết đến tình trạng sức khỏe của các cơ quan sinh sản nữ giới, vì thế nhiều chị em băn khoăn, lo lắng trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường. Bác sĩ Trần Thị Thanh Phương cho biết, đối với chị em có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nếu trễ kinh dưới 5 ngày vẫn được xem là bình thường. Tuy nhiên, nếu trễ kinh trên 5 ngày, chị em cần lưu ý thăm khám ngay bởi có thể đã mang thai hoặc gặp phải những vấn đề sức khỏe hoặc mắc bệnh phụ khoa. Để xác định chính xác nguyên nhân gây trễ kinh, chị em nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm. [1]

“Trễ kinh cũng là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng vô sinh hiếm muộn do bất thường hoạt động rụng trứng ở nữ giới. Chính vì thế, chị em không được chủ quan, nên đi khám để được điều trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản”, bác sĩ Thanh Phương khuyến cáo.

Chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng để phát hiện sớm tình trạng trễ kinh

Trễ kinh bao lâu thì có thai?

Không dễ dàng xác định trễ kinh bao lâu thì có thai vì chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người là khác nhau. Thông thường, nếu trễ kinh 4-7 ngày và có quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai trước đó, khả năng cao chị em đã mang thai. [2]

Bác sĩ Thanh Phương chia sẻ, trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, buồng trứng sẽ giải phóng 1 trứng, vì thể hiện tượng rụng trứng chỉ xảy ra 1 lần. Nếu trứng gặp tinh trùng và thụ tinh thành công sẽ tạo thành hợp tử, sau đó hợp tử sẽ di chuyển theo ống dẫn trứng đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển.

Quá trình này khiến nồng độ hormone hCG [Human Chorionic Gonadotropin] trong cơ thể phụ nữ tăng lên. Nồng độ hCG tăng cao là một trong những dấu hiệu sớm của việc mang thai. Chị em có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra nồng độ hCG trong nước tiểu, hoặc đến cơ sở y tế để được làm xét nghiệm beta-hCG.

Tham khảo: Chậm kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Vì sao khi mang thai thường bị trễ kinh?

Nhiều chị em thắc mắc tại sao bị trễ kinh khi mang thai. Thông thường, vào mỗi chu kỳ lớp niêm mạc tử cung sẽ phát triển dày lên để sẵn sàng đón hợp tử đến làm tổ và phát triển thành thai nhi. Nếu quá trình thụ tinh không diễn ra, dưới tác động của nội tiết tố và co bóp của tử cung, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và được đào thải khỏi cơ thể qua âm đạo, đó chính là kinh nguyệt. [3]

Trong trường hợp trứng và tinh trùng gặp nhau, quá trình thụ tinh diễn ra thành công thì lớp niêm mạc tử cung này sẽ không bị bong ra mà tiếp tục phát triển để nuôi dưỡng và bảo vệ suốt quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế, hiện tượng trễ kinh là một dấu hiệu của việc mang thai. Chị em nên sử dụng que thử thai tại nhà hoặc đến ngay cơ sở y tế làm xét nghiệm máu để khẳng định việc này.

Có thể nhận biết mang thai qua những dấu hiệu nào khác không?

Bên cạnh dấu hiệu bị trễ kinh, chị em có thể lưu ý những triệu chứng mang thai sớm dưới đây để có chuẩn bị thật tốt cho thai kỳ, gồm có:

  • Buồn nôn, nôn do ốm nghén;
  • Xuất hiện những thay đổi ở bầu ngực như ngực mềm hơn, đầu nhũ hoa sưng, thâm và đau;
  • Mệt mỏi;
  • Đau đầu;
  • Đau lưng;
  • Đi tiểu nhiều lần;
  • Ra máu báo thai.
    Bên cạnh trễ kinh, chị em có thể phát hiện sớm việc mang thai thông qua các dấu hiệu như nhạy cảm với mùi vị, buồn nôn, nôn, mệt mỏi…

Nguyên nhân bị chậm kinh nhưng không có thai

Ngoài việc trễ kinh do mang thai, tình trạng trễ kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, trong đó phải kể đến: [4]

  • Căng thẳng, stress: Vùng dưới đồi là nơi sản xuất Estrogen trong kỳ kinh nguyệt. Tình trạng căng thẳng hoặc stress sản sinh các hormone như Cortisol, Epinephrine tác động đến vùng dưới đồi làm ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt.
  • Tăng hoặc giảm cân: Khi cơ thể tăng cân hoặc giảm cân nhanh chóng sẽ khiến cơ thể giảm việc sản xuất Estrogen, dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của trễ kinh.
  • Tập thể dục quá sức: Thường gặp ở những nữ vận động viên do tập luyện thể dục, thể thao với cường độ cao gây áp lực cho cơ thể, dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố nữ.
  • Bệnh phụ khoa: Một số bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, viêm âm đạo… cũng có thể gây tình trạng chậm kinh.
  • Tác dụng phụ của thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai nội tiết có thể gây tác dụng phụ rối loạn kinh nguyệt ở người sử dụng.

Làm gì khi bị trễ kinh?

Bác sĩ Thanh Phương chia sẻ, đối với những chị em vốn có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng, nếu bỗng dưng bị trễ kinh cần thực hiện những việc sau:

Nếu bị trễ kinh sau khi quan hệ tình dục không sử dụng phương pháp tránh thai, chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến ngay cơ sở y tế làm xét nghiệm beta-hCG để kiểm tra bản thân có mang thai hay không. Trường hợp trễ kinh do mang thai, bác sĩ sẽ có tư vấn và hướng dẫn chị em cách chăm sóc và theo dõi thai kỳ tốt nhất.

Trường hợp trễ kinh nhưng không có thai, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm kiểm tra nhằm tìm nguyên nhân. Nếu trễ kinh do vấn đề sức khỏe hoặc bệnh phụ khoa gây ra, bác sĩ sẽ tư vấn chị em hướng điều trị phù hợp và hiệu quả, tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

BS.CKI Trần Thị Thanh Phương, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM có nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe sản phụ khoa sẵn sàng đồng hành cùng chị em phụ nữ

Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, sở hữu hệ thống máy móc hiện đại, phác đồ thăm khám và điều trị cá thể hóa… giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả những vấn đề sức khỏe nữ giới.

Ngoài ra, Trung tâm Sản Phụ khoa còn triển khai đa dạng dịch vụ chăm sóc thai sản như thai sản trọn gói, sinh con trọn gói, thai sản theo yêu cầu… mang đến dịch vụ chăm sóc thai kỳ tốt nhất, mẹ bầu an tâm tận hưởng thai kỳ khỏe mạnh, sinh nở an toàn, mẹ tròn con vuông.

Để đặt lịch khám và tư vấn với các chuyên gia Sản Phụ khoa tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chị em vui lòng liên hệ đến:

Phòng ngừa tình trạng chậm kinh bằng cách nào?

Một số cách giúp hạn chế tình trạng chậm kinh mà chị em có thể tham khảo là:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Lựa chọn bộ môn thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe, tập luyện với cường độ phù hợp, không nên tập quá sức.
  • Cố gắng cân bằng công việc và thời gian nghỉ ngơi, tạo điều kiện cho cơ thể trong trạng thái thoải mái, vui tươi, lạc quan là cách ổn định nội tiết tố trong cơ thể.
  • Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ tối thiểu 6 tháng/lần để được chăm sóc sức khỏe tổng thể nói chung, sức khỏe sinh sản nữ giới nói riêng tốt nhất, phát hiện sớm những vấn đề bất thường để có hướng xử trí và can thiệp kịp thời.

Hy vọng thông qua bài viết chị em đã có câu trả lời cho thắc mắc trễ kinh bao nhiêu ngày là bình thường. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc băn khoăn nào, chị em có thể liên hệ đến hotline Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được các chuyên gia Sản Phụ khoa giỏi hỗ trợ!

Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài bao nhiêu ngày?

Mức trung bình là 28 ngày, và bất kỳ điều gì từ 21 đến 35 là bình thường. Rất nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của bạn, chẳng hạn như căng thẳng, bệnh tật, trọng lượng cơ thể và chế độ ăn uống, bao gồm cả rối loạn ăn uống.

Chu kỳ kinh nguyệt 45 ngày thì rụng trứng ngày nào?

Thông thường sau khi trứng rụng khoảng 14 ngày thì việc hành kinh sẽ xuất hiện. Do đó nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày thì đáp án cho câu hỏi thời gian rụng trứng vào ngày thứ mấy trong chu kì kinh nguyệt của người chính là ngày thứ 16, tương tự nếu chu kỳ kinh là 45 ngày thì ngày rụng trứng là ngày 31.

Chu kỳ 32 ngày thì ngày rụng trứng là bao nhiêu?

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn đều đặn là 32 ngày thì thời điểm rụng trứng khá dễ xác định. Ngày thụ thai sẽ vào ngày thứ 15 đến 20 tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ, ngày có tỉ lệ cao nhất là ngày thứ 18. Nếu thời gian chu kỳ ít hơn 1 - 2 ngày thì chỉ cần lùi đi 1 - 2 ngày.

Thời gian rụng trứng kéo dài trong bao lâu?

Một chu kỳ rụng trứng bình thường kéo dài khoảng 24-48 giờ mỗi tháng. Khi trứng được phóng ra khỏi buồng trứng, nó sẽ thoái triển trong vòng 24 đến 48 giờ nếu nó không được thụ tinh.

Chủ Đề