Đề thi năm nay như thế nào

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết hiện các trường đại học, cao đẳng sử dụng khoảng 20 phương thức tuyển sinh. Tuy nhiên, phương thức phổ biến được mọi trường sử dụng vẫn là dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, đề thi hai năm qua có phần dễ hơn, tính phân hóa giảm. Các trường cũng giảm dần chỉ tiêu dựa vào điểm thi tốt nghiệp. Hai yếu tố này khiến điểm chuẩn tăng cao, một số thí sinh đạt 30 điểm vẫn không đỗ ngành mong muốn.

Tại hội nghị tuyển sinh năm 2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 16/3, đại diện nhiều trường đại học nhắc lại thực trạng này. GS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, cho biết năm nay, Đại học Y Hà Nội vẫn xác định kết quả thi tốt nghiệp THPT là công cụ chính để xét tuyển, giống như nhiều trường khác.

Trong bối cảnh có đến hơn 50% chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức này, ông Tú cho rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp tục thể hiện vai trò chỉ đạo trong khâu tổ chức và ra đề thi. "Đây là hai khâu quyết định kết quả thi có đảm bảo độ tin cậy và phân loại thí sinh được không để giúp các trường yên tâm sử dụng kết quả thi vào tuyển sinh", ông Tú nói.

Quảng cáo

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Hà Nội. Ảnh: Giang Huy

PGS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng phòng Đào tạo Đại học Y Dược TP HCM, cũng mong muốn Bộ Giáo dục ra đề thi theo hướng tăng tính phân hóa, tức số lượng các câu hỏi khó chiếm tỷ lệ nhiều hơn, để các trường top trên vẫn có thể tận dụng kỳ thi này khi tuyển đầu vào.

Quảng cáo

Theo ông Khôi, trong bối cảnh tự chủ tuyển sinh, các trường có thể đưa ra nhiều phương thức xét tuyển, hoặc tổ chức kỳ thi riêng. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đặc biệt như ảnh hưởng của Covid-19 ba năm gần đây, việc tự tổ chức các kỳ thi riêng gây khó khăn cho cả nhà trường và thí sinh. Vì vậy, nhiều trường đại học vẫn trông cậy vào kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng các trường đại học rất muốn nâng cao chất lượng đề thi tốt nghiệp THPT. Ông Đức đánh giá đề thi năm 2017 và 2018 có tính phân hóa tốt, rất phù hợp cho các trường sử dụng kết quả thi để xét tuyển.

"Tôi mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề thi THPT đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp nhưng cũng giúp phân loại thí sinh tốt hơn", ông Đức chia sẻ.

Ngoài đề xuất liên quan đến đề thi, một số trường đưa ra góp ý liên quan đến việc tổ chức. GS Nguyễn Hữu Tú cho rằng hiện cách ứng xử với dịch đã thay đổi so với trước đây. Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, nếu không phát sinh tình huống đột biến, vào khoảng tháng 6-7, dịch có thể được kiểm soát tốt hơn. Dù vẫn cần phương án dự phòng, ông Tú cho rằng nên thực hiện kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tinh thần bình thường mới, tránh việc chia thành nhiều đợt.

"Kỳ thi cần gọn nhẹ vì nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch của các trường và gây khó khăn cho người học", ông Tú nói.

Đề xuất này của đại diện Đại học Y Hà Nội khác với mong muốn của TP HCM. Trong buổi làm việc trực tuyến với Bộ hôm 9/3, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM Lê Hoài Nam đề xuất tổ chức kỳ thi thành hai đợt. Đợt một dành cho thí sinh thường, đợt hai dành cho các F0, F1; mỗi đợt cách nhau 10 ngày.

Hiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa đưa ra lịch thi hay số đợt thi cụ thể mà chỉ dự kiến kỳ thi sẽ diễn ra vào tháng 7, cơ bản giữ ổn định như năm 2021 nên không ban hành quy chế thi mới.

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, thời điểm này học sinh lớp 12 trên cả nước đang gấp rút ôn tập. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng [Bộ GDĐT] đã thông tin về phương án tổ chức kỳ thi năm nay.

Theo đó, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 là một trong những nhiệm vụ năm học 2020-2021 của Bộ GDĐT. Quan điểm chung là tổ chức kỳ thi nghiêm túc, chất lượng, nhưng phải bảo đảm an toàn, nhất là trong việc phòng chống dịch Covid-19.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra từ ngày 06-09/7 [ảnh minh họa]

Hiện Cục Quản lý chất lượng đã xây dựng các kịch bản khả thi, chủ động để tổ chức kỳ thi trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn hoành hành. Nguyên tắc là sẽ tổ chức Kỳ thi đối với các địa phương an toàn, không bị giãn cách xã hội; tiến hành các biện pháp khử khuẩn, trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tại các điểm thi. Các điểm thi, khu vực thi sẽ bố trí phòng thi cho các thí sinh diện F1, F2, F3 với các phương án phòng chống dịch phù hợp với các thí sinh diện này.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ GDĐT sẽ phối hợp chặt chẽ với địa phương để tổ chức thêm các đợt thi trong trường hợp bất khả kháng. Để thực hiện phương án này, Bộ GDĐT đã chủ động, đặc biệt trong khâu chuẩn bị ngân hàng câu hỏi đáp ứng số lượng, chất lượng để xây dựng đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi nhiều đợt.

Về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021, ông Mai Văn Trinh chia sẻ, Bộ GDĐT đã có tính toán trong việc xây dựng đề thi phù hợp với tình hình thực tiễn năm học. Các câu hỏi trong đề thi trước hết phục vụ cho mục đích thi tốt nghiệp THPT, do đó, đề thi sẽ gồm phần lớn các câu hỏi ở mức độ cơ bản; đồng thời, cũng có số lượng hợp lý các câu hỏi khó để phân hóa kết quả thi của thí sinh [nhất là đối với vùng điểm cao như điểm 9, điểm 10]. Ngoài ra, các câu hỏi trong đề thi sẽ được sắp xếp độ khó tăng dần.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 diễn ra từ ngày 06-09/7, thời gian chính thức thí sinh làm các bài thi trong 2 ngày 07-08/7./.

Phương Anh

  • 09:02 | Thứ Bảy, 08/05/2021

Do tình hình diễn biến của dịch Covid-19 nên học sinh lớp 12 nhiều tỉnh, thành phố đang phải học, ôn tập trực tuyến để chuẩn bị cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021. Trước băn khoăn đề thi năm nay sẽ như thế nào, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh có giải đáp cho các thí sinh.

Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh

Giải đáp mối băn khoăn của nhiều thí sinh về đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 sẽ như thế nào, ngày 7-5, Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết: Công tác đề thi luôn được Bộ GD-ĐT đặc biệt quan tâm và đã tích cực chuẩn bị một cách chủ động, nhất là việc xây dựng ngân hàng câu hỏi phục vụ công tác ra đề thi.

“Năm nay, nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Các nội dung kiến thức được tinh giản do tác động của dịch Covid-19 sẽ không được đưa vào đề thi” – ông Mai Văn Trinh nói.

Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết thêm, đề thi sẽ gồm phần lớn các câu hỏi ở mức độ cơ bản; đồng thời, đề thi cũng có số lượng hợp lý các câu hỏi khó để phân hóa kết quả thi của thí sinh [nhất là đối với vùng điểm cao như điểm 9, điểm 10]. Để thí sinh thuận lợi khi làm bài, các câu hỏi trong đề thi được sắp xếp từ dễ đến khó. Thí sinh lưu ý là trong một phòng thi, mỗi thí sinh sẽ có một mã đề thi riêng.

Bộ GD-ĐT đã công bố bộ đề thi tham khảo đối với tất cả các môn thi trong kỳ thi. Các nhà trường phân tích kỹ đề thi tham khảo để có thể định hướng dạy học, ôn tập.

Về vấn đề đề thi vẫn cần có sự phân hoá để ngoài mục đích xét tốt nghiệp THPT còn thuận tiện cho công tác xét tuyển của các trường đại học, cao đẳng, Cục trưởng Mai Văn Trinh khẳng định: Đề thi trước hết phục vụ mục đích xét tốt nghiệp THPT, đánh giá chất lượng giáo dục các địa phương. Nếu kỳ thi được tổ chức nghiêm túc, kết quả có độ tin cậy thì các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp yên tâm sử dụng làm cơ sở để tuyển sinh theo tinh thần tự chủ với các phương thức khác nhau.

“Cùng với các câu hỏi ở mức độ cơ bản, trong đề thi cũng sẽ có số lượng phù hợp các câu hỏi khó để phân hóa kết quả thi của thí sinh, nhất là đối với vùng điểm cao” - ông Trinh cho biết.

Theo Cục trưởng Mai Văn Trinh, với cấu trúc như vậy, kết quả thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT không những được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT; đánh giá chất lượng giáo dục của các địa phương mà còn phân hóa tốt kết quả thi của các nhóm thí sinh, giúp đánh giá đúng chất lượng học tập của các em và làm cơ sở để phần lớn các trường sử dụng trong tuyển sinh. Thực tế những năm qua, nhất là năm 2020 cho thấy Kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức nghiêm túc sẽ hỗ trợ tốt công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Cục trưởng Mai Văn Trinh cho biết hiện nay tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến khá phức tạp, tuy nhiên, với tinh thần chủ động, kế thừa kinh nghiệm tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2020, Bộ GD-ĐT đang phối hợp chặt chẽ Bộ Y tế, các địa phương và thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19 để có các phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2021. 

“Quan điểm là tổ chức Kỳ thi nghiêm túc, chất lượng nhưng phải bảo đảm an toàn, nhất là an toàn trong phòng chống dịch. Theo đó, tùy tình hình diễn biến của dịch Covid-19 để quyết định phương án tổ chức Kỳ thi, theo nguyên tắc sẽ tổ chức Kỳ thi đối với các địa phương an toàn [không bị giãn cách xã hội]. Tiến hành các biện pháp khử khuẩn, trang bị khẩu trang, dung dịch sát khuẩn tại các Điểm thi; tại các Điểm thi, khu vực thi sẽ bố trí các phương án bố trí phòng thi cho các thí sinh diện F1, F2, F3 với các phương án phòng chống dịch phù hợp các nhóm thí sinh diện này" - ông nói.

Trong trường hợp cần thiết, Bộ GD-ĐT sẽ phối hợp các địa phương để tổ chức thêm đợt thi. Để thực hiện phương án này, Bộ GDĐT đã chủ động xây dựng ngân hàng câu hỏi đáp ứng số lượng, chất lượng để xây dựng đề thi đáp ứng yêu cầu tổ chức thi nhiều đợt.

"Bộ GD-ĐT đang cùng các địa phương chủ động các phương án để tổ chức Kỳ thi trong điều kiện dịch Covid-19. Trước mắt, các địa phương, nhà trường thực hiện tốt các phương án phòng, chống dịch; tổ chức dạy học, ôn tập với các hình thức linh hoạt, hiệu quả; ổn định về tâm lý, không lơ là và cũng không chủ quan để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ năm học 2020-2021 và tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021" - Cục trưởng nhắn nhủ tới các thí sinh và nhà trường. 

Theo Báo Nhân Dân

Video liên quan

Chủ Đề