Di sản văn hóa ở duyên hải nam trung bộ năm 2024

TCCS - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng khu vực Duyên hải miền Trung có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh vùng biển của đất nước. Do đó, thời gian tới, cần có những giải pháp phù hợp, khoa học nhằm khơi thông, phát huy các giá trị văn hóa, tín ngưỡng của cư dân ven biển miền Trung, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Một số đặc điểm văn hóa, tín ngưỡng của cư dân khu vực Duyên hải miền Trung

Dựa theo phân vùng hành chính, lãnh thổ, khu vực Duyên hải miền Trung bao gồm 14 tỉnh, thành phố [Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận]; có 5 huyện đảo: Cồn Cỏ [Quảng Trị], Hoàng Sa [Đà Nẵng], Lý Sơn [Quảng Ngãi], Trường Sa [Khánh Hòa] và Phú Quý [Bình Thuận]; là nơi có bề dày lịch sử - văn hóa trải dài từ thời kỳ tiền sử, sơ sử, như văn hóa Quỳnh Văn, Bàu Tró, Sa Huỳnh, sau đó là văn hóa Chăm, văn hóa Việt[1],...

Cộng đồng cư dân Duyên hải miền Trung có đời sống văn hóa, tín ngưỡng phong phú, đa dạng; phần lớn người dân thực hành tín ngưỡng thờ cúng một cách đầy thành kính, thể hiện khát vọng nhận được sự che chở từ các đấng thần linh, đồng thời cầu mong cho vạn sự bình an trong mưu sinh thông qua các lễ hội truyền thống hằng năm [lễ hội đua thuyền trên sông, lễ hội cầu ngư [diễn ra phổ biến hầu khắp các địa phương gắn với nghề biển]; một số tỉnh, thành phố ven biển [Đà Nẵng, Quảng Nam] có tín ngưỡng thờ Cô Bác [tục thờ những người gặp nạn, nhất là những hoạn nạn, tai ương xảy ra trên biển]; tín ngưỡng thờ cúng âm hồn [cho những người chết trên sông, biển mà không có ai thờ phụng] ở vùng biển hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi được tổ chức vào dịp tháng hai âm lịch, dịp thanh minh,... tất cả cùng tạo nên tính đa phức nổi bật trong chiều sâu văn hóa nơi đây.

[Cinet] - “Di sản văn hóa Nam Trung Bộ với phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế” là chủ đề cuộc Hội thảo quốc tế sẽ diễn ra vào ngày 02/04 tới tại thành phố Tuy Hòa [tỉnh Phú Yên].

Đàn đá ở Tuy An – Phú Yên.

Hội thảo “Di sản văn hóa Nam Trung Bộ với phát triển du lịch trong hội nhập quốc tế”do Viện Văn hóa – Nghệ thuật Việt Nam phối hợp với Sở VHTTDL Phú Yên tổ chức. Đây là một trong những hoạt động nằm trong chuỗi chương trình Năm Du lịch quốc gia Duyên hải Nam Trung Bộ - Phú Yên 2011.

Tham dự Hội thảo gồm có: Lãnh đạo Bộ VHTTDL; đại diện Ủy ban UNESCO; lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện và các đơn vị thuộc Bộ VHTTDL; Viện Văn hóa – nghệ thuật Việt Nam; Phân viện Văn hóa – nghệ thuật Việt Nam tại Huế; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Yên; lãnh đạo một số Sở, ban, ngành liên quan cùng một số doanh nghiệp du lịch trong tỉnh…

Theo kế hoạch, hội thảo sẽ diễn ra với các nội dung: Phiên họp toàn thể lúc 8h00-8h30 ngày 02/04 với các nội dung: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, tiếp đến là diễn văn khai mạc Hội thảo của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, diễn văn chào mừng của lãnh đạo tỉnh Phú Yên. Tại hội thảo sẽ diễn ra cuộc Họp tiểu ban [Tiểu ban 1: Những vấn đề về di tích lịch sử và khảo cổ học vùng duyên hải Nam Trung Bộ; Tiểu ban 2: Di sản văn hóa vùng duyên hải Nam Trung Bộ; Tiểu ban 3: Những vấn đề về di sản văn hóa và phát triển du lịch của tỉnh Phú Yên; Tiểu ban 4: Phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ]. Cũng trong chương trình hội thảo sẽ có phần Thuyết trình của GS. Trần Quang Hải về đàn đá và kèn đá Tuy An…

Trên dải đất duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa như Chăm, Ra Glai, Chơ Ro, Ba Na, Ê Đê... sinh sống. Tiếng nói, chữ viết; lễ hội; thiết chế văn hóa; phong trào văn hóa, văn nghệ; hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng... đã tạo nên giá trị bản sắc độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trung Bộ.

Những nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số Nam Trung Bộ rất phong phú, là tài sản có giá trị rất lớn trong đời sống tinh thần của đồng bào. Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy hiệu quả bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở các địa phương.

Hiện, có nhiều di sản của dân tộc thiểu số được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như: Lễ hội Katê của đồng bào Chăm theo đạo Bà La Môn ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa; Lễ hội cồng chiêng của đồng bào Chăm H’Roi và Ba Na ở tỉnh Phú Yên; Lễ đón Thần Lúa khi vào mùa thu hoạch lúa rẫy ở huyện Vĩnh Thạnh [Bình Định]… được coi là điểm hội tụ các giá trị truyền thống trong quá trình giao thoa, tiếp biến văn hóa Việt-Chăm giàu bản sắc; là biểu tượng của khối đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam.

Các lễ hội được đồng bào dân tộc tổ chức rất trang nghiêm với các nghi thức rước y trang, dâng sản vật cúng các vị thần linh, màn trình diễn âm thanh của trống đôi, cồng ba, chiêng năm trong lễ cầu hôn, tiếng trống đôi, cồng ba, chiêng năm như nhắc nhở đôi trai gái phải yêu thương nhau bền chặt, thủy chung; đánh cồng, đánh chiêng, múa, hát và cầu xin thần linh phù hộ mọi người khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu... phản ánh những giá trị văn hóa dân gian, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật gắn với sinh hoạt và đời sống kinh tế-văn hóa-xã hội của cộng đồng, thu hút đông đảo du khách đến chung vui và tìm hiểu nét văn hóa đặc thù của từng dân tộc.

Tại Phú Yên, có loại hình nghệ thuật độc đáo của người đồng bào dân tộc Ba Na đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là “Trống đôi, cồng ba, chinh năm”.

Nghệ thuật biểu diễn "Trống đôi, cồng ba, chinh năm" của đồng bào Ba Na làng Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, Phú Yên được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. [Ảnh: Trình Kế]

Loại hình nghệ thuật này xuất phát từ thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Nếu được tận mắt xem nghệ thuật trình diễn “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” mới cảm nhận được nét độc đáo của dàn nhạc cồng chiêng người đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na.

Bộ nhạc cụ trống đôi, cồng ba, chiêng năm có một vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Phú Yên, luôn có mặt trong mọi sinh hoạt văn hóa của đồng bào, được xem là hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Ba Na ở Phú Yên”. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đồng Xuân Phạm Trung Chánh

Theo ông Phan Đình Phùng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” được đồng bào dân tộc thiểu số Ba Na ở Phú Yên biểu diễn trong những ngày hội lớn. Ba loại nhạc cụ này hòa quyện trong âm điệu, tiết tấu và ngôn ngữ ngân lên âm vang của núi rừng. Tiếng trống đôi của các chàng trai với những động tác múa nhuần nhuyễn, tinh tế cơ thể và đôi bàn tay mềm mại của các cô gái tạo nên chuỗi âm thanh với tiết tấu đầy ngẫu hứng, lúc thưa nhặt nhẹ nhàng, lúc dồn dập sôi nổi. Cồng ba là giữ bè trầm tạo nên âm thanh sâu lắng, mượt mà. Còn chiêng năm có vai trò giữ giai điệu thanh thoát, ngân xa vang vọng đến chân núi, rừng sâu.

Ngoài các bài nhạc “đón, tiễn khách” khá phổ biến, nghệ thuật trình diễn, “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” còn có các bài “giao lưu”, “cầu mưa”, “cầu hôn”, “đám ma”, “đâm trâu”… được xem là hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa truyền thống không thể thiếu của người Ba Na ở Phú Yên.

Đặc biệt, “Trống đôi, cồng ba, chiêng năm” còn có thể chơi được những bài hát mang âm hưởng cách mạng hùng tráng.

Tiếp nối di sản qua các thế hệ

Tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận còn có nghệ thuật làm gốm Chăm truyền thống được coi là cổ xưa nhất Đông Nam Á được duy trì từ hàng thế kỷ trước cho đến hôm nay.

Ngày 29/11/2022, di sản “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” được tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp

Độc đáo ở chỗ là các nghệ nhân, thợ làm gốm tại làng Bàu Trúc, huyện Ninh Phước [Ninh Thuận] và thôn Bình Ðức, huyện Bắc Bình [Bình Thuận] không sử dụng đến thiết bị bàn xoay mà thợ gốm đi giật lùi vòng quanh một chiếc trục cố định có đặt khối đất sét bên trên theo hình thức “kỹ thuật đánh tròn” để thổi hồn mình vào những động tác nhào nặn, biến khối đất vô tri thành những sản phẩm gốm độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng Chăm.

Trao truyền nghệ thuật biểu diễn đàn đá đến thế hệ trẻ Raglai. [Ảnh: Phong Nguyên]

Ngày 29/11/2022, di sản “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm” được tổ chức UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Đây thật sự là tin vui đối với người Chăm tại hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.

Tại các vùng đồng bào Hrê ở làng Teng, tỉnh Quảng Ngãi và đồng bào Chăm ở Ninh Thuận còn có nghề dệt thổ cẩm độc đáo. Nghệ nhân Phạm Thị Y Hòa, ở làng Teng chia sẻ: “Người dệt thổ cẩm phải học hỏi, tìm tòi, sáng tạo để dệt được sản phẩm đa dạng theo nhu cầu thị trường. Việc bảo tồn sản phẩm thổ cẩm là bước đệm truyền lửa đam mê, thắp thêm khát vọng cho các cô gái trẻ Hrê cùng nhau đưa thổ cẩm làng Teng vươn xa hơn, góp phần nâng tầm giá trị di sản cũng như đem lại thu nhập cho người dân”.

Thông qua việc hỗ trợ dạy và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nhiều thiếu nữ người Hrê ở làng Teng đã sáng tạo những bộ trang phục thổ cẩm được thiết kế cách tân nhưng vẫn toát lên nét tinh hoa đặc sắc văn hóa truyền thống, được người tiêu dùng ưa thích và mang lại giá trị kinh tế cao cho các hộ gia đình làm nghề này. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, Bùi Văn Tiến

Tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số Nam Trung Bộ còn có nhiều biểu tượng văn hóa khác như: nghệ thuật trình diễn các loại nhạc cụ dân tộc trong lễ hội truyền thống, lễ hội dân gian của cộng đồng mình.

Thanh niên Raglai mong muốn có trang phục truyền thống thống nhất. [Ảnh: Phong Nguyên]

Nhiều năm qua, hình ảnh các nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo tồn văn hóa dân tộc Co tại thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi; nghệ nhân Vạn Sổ và các nghệ nhân Chăm ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận dồn hết tâm huyết để chế tác nhạc cụ, lặn lội đến nhiều vùng để truyền dạy cho thanh niên sử dụng các nhạc cụ dân tộc, như: cồng chiêng, trống ghi-năng, trống baranưng, lục lạc, chiêng, kèn saranai và các điệu hát dân ca, dân vũ ngày càng lan tỏa, góp phần tích cực trong giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc; tạo diện mạo mới trong cộng đồng làng xã; từng bước nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”...

Những năm qua, việc hỗ trợ, đầu tư kinh phí để bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số được Đảng, Nhà nước quan tâm. Cuối năm 2019, tỉnh Quảng Nam ban hành đề án “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy một số loại hình văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020-2025”, đã bố trí hơn 245 tỷ đồng để triển khai thực hiện đề án.

Tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên… cũng đã ban hành kế hoạch triển khai dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” giai đoạn 2021-2025; giai đoạn 2022-2030… Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, có nguy cơ bị mai một.

“Dự ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, chúng tôi thật sự băn khoăn khi thấy trang phục người Ra Glai ở huyện Khánh Sơn không giống huyện Khánh Vĩnh, lại càng không giống trang phục của Cam Lâm, thành phố Cam Ranh. Thậm chí, ngay ở huyện Khánh Sơn, trang phục của người Ra Glai ở mỗi xã cũng khác nhau. Cần nghiên cứu, thực hiện những công trình nghiên cứu về chữ viết, trang phục của đồng bào Ra Glai để đi tới thống nhất trên cả nước”. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Khánh Sơn Nguyễn Văn Nhuận

Điển hình như nhà sàn cổ truyền của dân tộc Co đã biến mất hơn 30 năm qua trên toàn địa hạt dân tộc Co; nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Hrê chỉ còn ở làng Teng. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc Hrê, Co, Ca Dong đang có sự suy giảm dần theo thời gian; cồng chiêng các dân tộc giảm về số lượng; số người biết sử dụng ngày càng ít hơn,...

Chữ viết và trang phục là những yếu tố quan trọng để nhận diện và phân biệt rõ ràng đặc trưng của dân tộc này với dân tộc khác. Thế nhưng hiện nay, chữ viết, trang phục của đồng bào Ra Glai tại tỉnh Khánh Hòa đang bị mai một.

Theo lãnh đạo ngành văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh Nam Trung Bộ, hiện nay, nguồn kinh phí Nhà nước cấp, đầu tư cho bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số còn ít, trong khi nguy cơ mức độ mai một số lượng các di sản văn hóa ngày càng lớn. Do đó, cần có chính sách tương xứng để công tác bảo tồn, phát triển văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số tốt hơn.

Chủ Đề