Di sản văn hóa phi vật the hát song co năm 2024

Năm 2015, hát Soọng cô của đồng bào dân tộc Sán Dìu (Đồng Hỷ) được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là niềm vinh dự, tự hào không chỉ của riêng đồng bào Sán Dìu, mà của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Chính vì thế, hát Soọng cô cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

Di sản văn hóa phi vật the hát song co năm 2024

Câu lạc bộ hát Soọng cô Tam Thái, thị trấn Hóa Thượng (Đồng Hỷ).

Nghệ nhân Ưu tú Diệp Minh Tài, 78 tuổi, tổ dân phố Tam Thái, thị trấn Hóa Thượng (Đồng Hỷ), là một trong những người có công khôi phục, gìn giữ, lưu truyền rộng rãi nét đẹp câu hát Soọng cô trong đồng bào người dân tộc Sán Dìu huyện Đồng Hỷ.

Ông đã dành thời gian liên tục trong 15 năm để tìm kiếm được hơn 1.000 bài hát Soọng cô và hàng chục cuốn sách về phong tục, tập quán, như: Cúng đình làng, cúng tổ tiên, cúng mụ trẻ em, cúng cấp sắc của người dân tộc Sán Dìu viết bằng chữ Hán cổ, rồi kiên trì dịch sang tiếng dân tộc Sán Dìu và tiếng phổ thông.

Ông Diệp Minh Tài nói ôn tồn: Đó là vật báu của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Nhưng để gìn giữ tốt, giải pháp tôi tìm được là phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Sán Dìu, chứ không giữ làm của riêng mình. Tôi đã sao chép được hơn 300 cuốn gửi cho Phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch); đồng thời mang phô tô thành nhiều tập tặng cho đồng bào người Sán Dìu trong huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên… Hiện, nhiều câu lạc bộ hát Soọng cô trong tỉnh đang sử dụng các bài hát do tôi dịch lại từ chữ Hán cổ.

Tinh thần hăng hái của ông Tài đã cuốn hút nhiều người cùng tham gia. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa cho đồng bào, năm 2011, chính quyền địa phương ban hành quyết định thành lập Câu lạc bộ hát Soọng cô Tam Thái. Đây cũng là câu lạc bộ hát Soọng cô đầu tiên của đồng bào dân tộc Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Từ đây, hát Soọng cô lan tỏa, nhanh chóng trở thành một phong trào. Nhiều câu lạc bộ hát Soọng được thành lập, đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Sau nhiều năm câu hát chìm vào ký ức, Soọng cô lại ngân nga lời rừng, lời núi, lời tỏ bày yêu thương của gái cùng trai. Cảm hứng được lan tỏa, nhiều người không biết nói tiếng Sán Dìu cũng tham gia câu lạc bộ để học hát. Bằng cách này, tiếng nói của người Sán Dìu được “thức dậy” trong nhiều gia đình.

Rồi vào dịp lễ, tết, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân, các xóm, tổ dân phố có nhiều người dân tộc Sán Dìu sinh sống không thể thiếu tiết mục hát Soọng cô. Đặc biệt, trong cuộc sống hằng ngày, nhiều người tích cực sưu tầm các bài hát, chép lại thành sách và rủ mọi người cùng nhau hát. Điển hình như bà Miêu Thị Nguyệt, xóm Na Quán, xã Nam Hòa, đã sưu tầm, chép lại gần 7.000 bài hát Soọng cô.

Trở lại Tam Thái, nơi đồng bào người dân tộc Sán Dìu Thái Nguyên tổ chức đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể hát Soọng cô (năm 2015), ông Lê Văn Tháo cho chúng tôi biết: Soọng cô là lối hát đối đáp nam, nữ với những lời thơ trữ tình, giàu tình cảm, là tiếng hát ca ngợi đôi lứa để tỏ tình hoặc chúc tụng nhau và thường được hát vào những dịp như mừng nhà mới, mừng năm mới. Sau này, Soọng cô mới có các bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi công ơn to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài hát mừng đất nước phồn vinh.

Còn bà Trương Thị Loan tự hào nói: Hát Soọng cô còn là biểu hiện tinh thần và trí tuệ của người dân tộc Sán Dìu trong sinh hoạt văn hóa tinh thần, nên hát có lề lối, khuôn phép nhất định. Lối hát tự nhiên, không sử dụng nhạc cụ hỗ trợ, nhưng mượt mà làm say đắm lòng người.

Những năm gần đây Đảng, Nhà nước có nhiều quan tâm thiết thực tới nét đẹp văn hóa hát Soọng cô. Minh chứng bằng Đề án “Bảo tồn, phát triển, phát huy giá trị di sản văn hóa, danh thắng, làng nghề và du lịch huyện Đồng Hỷ, giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035” của huyện Đồng Hỷ.

Trong Đề án có phần tổ chức lớp truyền dạy thực hành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia hát Soọng cô cho con em đồng bào dân tộc Sán Dìu. Theo đó, lớp trẻ hôm nay được truyền dạy kỹ thuật trình diễn, luyện giọng, âm điệu; kỹ năng hát đối đáp giao duyên; nghệ thuật sáng tác vần điệu trên nền cổ, rèn luyện khả năng ứng đối trong các cuộc hát.

Giá trị di sản văn hóa phi vật thể hát Soọng cô đang được quan tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị. Cho dù xã hội hiện đại có nhiều dòng văn hóa thâm nhập vào đời sống của đồng bào, nhưng câu hát Soọng cô vẫn cất lên mỗi ngày, khẳng định sự tồn tại, phát triển không ngừng của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

VOV.VN - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định ghi danh thêm 5 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại tỉnh Quảng Ninh.

Các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia mới được công nhận là Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh; Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soọng Cô của người Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh; Lễ hội đình Đầm Hà (thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà); Lễ hội đình Vạn Ninh (xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái) và Lễ hội Xuống đồng (phường Phong Cốc, thị xã Quảng Yên).

Di sản văn hóa phi vật the hát song co năm 2024

Quảng Ninh hiện có 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong ảnh là Lễ hội xuống đồng thị xã Quảng Yên vừa được Bộ Văn hóa Thể thao công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trước đó, Quảng Ninh đã có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái; Hát Nhà tơ (hát cửa đình); Lễ hội đền Cửa Ông; Lễ hội Tiên Công; Lễ hội đình Trà Cổ; Lễ hội đình Quan Lạn và Lễ hội Bạch Đằng.

Ông Ngô Đình Dũng - Phó Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin, thị xã Quảng Yên cho biết địa phương có 3 lễ hội là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó có Lễ hội Xuống đồng mới được Bộ Văn hóa Thể thao ghi danh: "Đây là cơ sở để địa phương thực hiện và triển khai các dự án, chương trình, kế hoạch bảo tồn, phát huy, quảng bá, giới thiệu di sản với đông đảo nhân dân trong và ngoài nước và bạn bè quốc tế; đưa lễ hội trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc của thị xã Quảng Yên nói riêng và Quảng Ninh nói chung".

Như vậy, đến thời điểm này, Quảng Ninh đã có 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là tài sản vô giá trong kho tàng văn hóa các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh và là nguồn tài nguyên quý trong việc tạo thế mạnh, thương hiệu và sự khác biệt cho sản phẩm du lịch của Quảng Ninh.