Dịch cúm gia cầm bùng phát năm nào mạnh nhất năm 2024

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc [FAO], Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] và Tổ chức Y tế Động vật Thế giới [WOAH] đang kêu gọi các quốc gia hợp tác nhằm đối phó với những đợt bùng phát cúm gia cầm đang lan rộng, cũng như bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Virus cúm gia cầm thường lây lan giữa các loài chim, nhưng số ca nhiễm cúm gia cầm H5N1 ở động vật có vú - những loài có họ hàng gần với người hơn chim - đang gia tăng, điều này làm dấy lên lo ngại rằng virus có thể thích nghi để lây nhiễm sang người dễ dàng hơn.

Ngoài ra, một số động vật có vú có thể đóng vai trò như vật trung gian cho virus cúm, dẫn đến sự xuất hiện của các virus mới có thể gây hại nhiều hơn cho động vật và con người.

Dòng virus cúm gia cầm H5N1 có nguồn gốc từ ngỗng xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1996. Kể từ năm 2020, một biến thể của những virus này đã dẫn đến số lượng chim hoang dã và gia cầm chết nhiều chưa từng thấy ở nhiều quốc gia châu Phi, châu Á và châu Âu. Năm 2021, virus lây lan sang Bắc Mỹ, và năm 2022, đến Trung và Nam Mỹ.

Vào năm 2022, 67 quốc gia trên 5 châu lục đã báo cáo dịch cúm gia cầm độc lực cao H5N1 ở gia cầm và chim hoang dã cho WOAH, với số lượng hơn 131 triệu gia cầm bị tiêu hủy. Vào năm 2023, 14 quốc gia khác báo cáo dịch bệnh, chủ yếu ở châu Mỹ.

Hiện nay, virus cúm gia cầm đã lây lan sang các trang trại bò sữa ở Mỹ, giới chuyên gia y tế đã xác nhận sự xuất hiện của virus cúm gia cầm có mức độ nguy hiểm cao [HPAI] trong nguồn nước chăn nuôi kể từ tháng 3/2024. Virus H5N1 đã được tìm thấy trong sữa tươi của những con bò bị nhiễm bệnh, bao gồm cả trong các sản phẩm từ sữa được bán tại các cửa hàng tạp hóa.

Tuy nhiên, hiện nhà chức trách cho biết "không có dấu hiệu lo ngại về tính an toàn của nguồn cung sữa". Các cơ quan y tế nói rằng sản phẩm từ sữa vẫn an toàn khi được thanh trùng vì quá trình này sẽ tiêu diệt virus.

Các nhà khoa học nhận định virus H5N1 chủng mới có tính chất lây lan nhanh chóng và có khả năng dễ dàng thích nghi trên cơ thể những loài động vật có vú như cáo, gấu, chồn, mèo và chó. "Kể từ năm 2022, chủng virus này có thể đột biến và phát triển sau mỗi lần lây lan giữa các loài động vật, làm tăng khả năng truyền nhiễm”, Andrew Pekosz, nhà nghiên cứu Miễn dịch tại Trường Y tế Công cộng Bloomberg Johns Hopkins cho biết trong một buổi họp báo vào tuần trước.

Virus H5N1 có khả năng thích nghi và lây lan cao nhất đối với các loại gia cầm. Dịch bệnh cúm gia cầm đã hoành hành ở môi trường tự nhiên trong hai thập kỷ vừa qua. Các đợt bùng phát đã diễn ra tại các trang trại gia cầm trên khắp thế giới kể từ năm 2022.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ [CDC] gần đây cho biết chưa có ghi nhận về khả năng lây lan bệnh cúm gia cầm giữa người với người. Cơ quan này cũng cho biết rủi ro tới sức khỏe cộng đồng hiện tại là chưa cao. Việc virus H5N1 lây lan từ người nhiễm sang người tiếp xúc gần cũng rất hiếm vì virus chưa thích nghi để nhân bản bên trong tế bào của con người.

Mặc dù gần đây đã ghi nhận một số ca nhiễm virus nhưng nguyên nhân không đến từ lây lan giữa con người, mà từ tiếp xúc với bò sữa. Trên toàn thế giới có chưa đến 1.000 trường hợp nhiễm virus H5N1. Theo thống kê, đã có hai người được xác nhận nhiễm virus H5N1 trong đợt bùng phát hiện tại ở Mỹ.

Các nghiên cứu mới của CDC Mỹ cho thấy chủng virus gia cầm H5N1 mới có khả năng lây lan qua không khí là rất thấp. Tuy nhiên, Viện nghiên cứu Penn State, cũng cảnh bảo virus cúm gia cầm có thể phát triển những biến đổi khó lường. Mỹ đã công bố sẽ dành 200 triệu USD cho công tác phòng chống dịch tễ liên quan.

Một chủng cúm gia cầm mới H5N1 đang lan rộng khắp nước Mỹ, giết chết hơn 58 triệu con gia cầm. Theo nhà khoa học, biến thể này đang "xóa sổ một số lượng gia cầm lớn chưa từng thấy trước đây".

Dịch cúm gia cầm đang bùng phát nặng nề tại Mỹ - Ảnh: ĐẠI HỌC YALE

Tạp chí Business Insider cho biết hiện Mỹ đang trải qua đợt bùng phát dịch cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước đến nay. Một nghiên cứu mới phát hiện chủng H5N1 có thể trở thành dịch bệnh đặc hữu ở Mỹ.

Mỹ không còn xa lạ với tác động của dịch bệnh đối với gia cầm, năm 2015 chủng H5N8 đã dẫn đến việc tiêu hủy 50 triệu con gia cầm. Nhưng chủng mới dễ lây lan hơn, và đặc biệt ảnh hưởng đến các loài chim hoang dã.

Bà Johanna Harvey, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đại học Maryland [Mỹ] và là tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Conservation Biology, cho biết: “Không giống như H5N8, căn bệnh này đang gây ảnh hưởng nặng nề đến các loài chim hoang dã".

Thật khó để ước tính có bao nhiêu loài chim thực sự bị ảnh hưởng trong các quần thể hoang dã.

"Thực tế, chúng ta đang chứng kiến những tác động nghiêm trọng của dịch bệnh đối với các loài chim ăn thịt, chim biển và các loài chim làm tổ. Và hiện Mỹ có số lượng gia cầm bị thiệt hại cao nhất do cúm gia cầm, tình hình đang diễn biến xấu", bà Harvey nói thêm.

Các nhà nghiên cứu tin rằng cúm gia cầm có thể sẽ trở thành đại dịch, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và nền kinh tế Mỹ.

Tuần trước, Chính phủ Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm 4 loại vắc xin cúm gia cầm mới để bảo vệ các loại gia cầm khỏi đợt bùng phát hàng loạt này, Hãng tin Reuters đưa tin.

Cúm gia cầm có lây sang người?

Theo các nhà nghiên cứu, cúm gia cầm H5N1 có thể và thực sự ảnh hưởng đến con người, nhưng rất hiếm.

Trường hợp nhiễm H5N1 đầu tiên ở người tại Mỹ được báo cáo vào tháng 4-2022. Theo Tổ chức Y tế thế giới [WHO], một người đàn ông cũng bị nhiễm vi rút này ở Chile.

Năm 2023, hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh ở người đều ở khu vực Đông Nam Á. Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh [CDC], có 3 trường hợp nhiễm bệnh ở người vào năm 2023, 2 ca ở Campuchia và 1 ca ở Trung Quốc. Một trong những người bị nhiễm bệnh ở Campuchia là bé gái 11 tuổi, đã chết vì căn bệnh này .

Nói với Hãng tin AP, ông James Wood, trưởng khoa thú y tại Đại học Cambridge [Anh], cho biết không có lý do gì để lo ngại quá mức về việc lây nhiễm cúm gia cầm ở người. Nhưng vi rút cần được theo dõi và giám sát cẩn thận để đảm bảo để nó không đột biến hoặc tái tổ hợp.

Chủ Đề