Dịch vụ hợp thức hóa nhà xây dựng sai phép năm 2024

Năm 2007 tôi có xây dựng nhà không phép (4x11,5m) trên đất nông nghiệp chung sổ đỏ với chủ tại KP8, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TP.HCM. Nhà thuộc khu quy hoạch dân cư ổn định, không tranh chấp.Từ lâu tôi có nhu cầu hợp thức hóa nhà để giao dịch mua bán. Trên báo có thông tin nhà xây dựng không phép trước 1-5-2009 được phép tồn tại và sau tháng 6-2013 nhà không có giấy chủ quyền sẽ bị phạt theo NĐ105/2009.Cách đây hai tháng tôi có đến Phòng Tài nguyên - môi trường Thủ Đức xin làm hồ sơ hợp thức hóa nhà nhưng cán bộ trả lời hiện tại chỉ cho hợp thức hóa nhà xây không phép trước 1-7-2006 và đến nay vẫn như vậy.Có cách nào giúp đỡ tôi được hợp thức hóa nhà?

Trả lời:

Thứ nhất, về thông tin bạn đề cập nhà xây dựng không phép trước 1-5-2009 được phép tồn tại và sau tháng 6-2013 nhà không có giấy chủ quyền sẽ bị phạt theo NĐ105/2009, tôi giải thích rõ hơn việc bạn dẫn chiếu như sau:

Theo quy định tại tại công văn số 5144/HD-LS ngày 30-6-2010 của liên sở Xây dựng - Tài nguyên môi trường, tại tiểu mục 2.1, mục 2 quy định, nhà ở xây dựng sai phép từ ngày 1-7-2006 đến trước ngày 1-5-2009 nhưng nằm trong quy hoạch xây dựng khu dân cư ổn định và xây dựng sai phép về số tầng, về diện tích xây dựng nhưng không ảnh hưởng đến công trình lân cận thì cho phép chủ đầu tư được giữ nguyên công trình xây dựng với điều kiện khi thực hiện quy hoạch xây dựng chi tiết tỉ lệ 1/500 được duyệt thì chủ đầu tư phải tự tháo dỡ phần sai phép mà không được bồi thường.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận chỉ xem xét cấp giấy chứng nhận cho diện tích phù hợp quy hoạch và kiến trúc đó theo giấy phép xây dựng và ghi chú: “Khi thực hiện quy hoạch xây dựng chi tiết tỉ lệ 1/500 được duyệt thì chủ đầu tư phải tự tháo dỡ phần sai phép mà không được bồi thường”.

Rõ ràng, theo quy định này, chỉ khi nào bạn xây nhà sai phép trong khoảng thời gian từ ngày 1-7-2006 đến trước ngày 1-5-2009 và nhà ở đã xây sai phép phải nằm trong quy hoạch khu dân cư ổn định thì mới được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Nhưng theo thư bạn nêu thì bạn xây nhà không phép chứ không phải xây trái phép.

Thứ hai, theo quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 8 nghị định 88/2009/NĐ-CP, trường hợp cá nhân trong nước muốn được chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nhưng không có một trong những giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản này thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở đã được xây dựng trước ngày 1-7-2006, nhà ở không có tranh chấp, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật;

Trường hợp nhà ở xây dựng từ ngày 1-7-2006 thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin giấy phép xây dựng, không có tranh chấp và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 1-7-2006”.

Tuy nhiên, trường hợp nhà bạn xây không phép sau ngày 1-7-2006 và không thuộc trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng nên cũng không được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.

Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép như thế nào? Thủ tục có phức tạp không? Có bị xử phạt hành chính không? Đây là một trong những vấn đề mà Khách hàng quan tâm hàng đầu. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp thông tin để giúp bạn trả lời các câu hỏi này, mời bạn đọc tham khảo.

THỦ TỤC HỢP THỨC HÓA NHÀ XÂY DỰNG KHÔNG PHÉP

Cũng giống như thủ tục Hợp thức hóa nhà đất bằng giấy tờ viết tay, việc Hợp thức hóa một căn nhà xây dựng không phép thành nhà xây dựng có phép, đúng theo quy định của nhà nước là vấn đề khá phức tạp và tốn khá nhiều thời gian. Có rất nhiều văn bản, nghị định chồng chéo liên quan đến vấn đề này, nếu như không cẩn thận, bạn có thể phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.

Chính vì vậy, việc nắm vững kiến thức pháp luật liên quan đến thủ tục hợp thức hóa nhà đất này ngay từ đầu là điều vô cùng quan trọng. Thủ tục hợp thức hóa nhà xây dựng không phép thông qua bài viết sau đây.

Xem thêm: Xây thêm tầng có xin giấy phép xây dựng

Xem thêm: Thời hạn của giấy phép xây dựng là bao lâu?

Nhà xây dựng không phép hay trái phép là một hành vi vi phạm quy định về xây dựng. Chỉ có một số ít các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng 2014 thì không phải xin phép khi xây dựng. Còn đối với các trường hợp khác nằm ngoài các quy định trong điều khoản này thì đều được xem là hành vi xây dựng sai phép và có thể sẽ bị từ chối khi xin hợp thức hóa nhà.

Nghị định số 121/2013/NĐ - CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì đối với những trường hợp xây dựng nhà không phép, sẽ bị xử phạt hành chính và bị yêu cầu cưỡng chế tháo dỡ công trình nếu công trình vi phạm này không phù hợp.

Quy định xử phạt hành chính đối với nhà xây không phép được căn cứ theo Khoản 6 điều 13 Nghị định số 121/2013/NĐ - CP của Chính phủ. Cụ thể như sau:

6. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;
  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;
  1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.

Quy định về việc Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép thành nhà xây dựng có phép cũng được ghi nhận trong Luật xây dựng 2014.

Xem thêm: nộp hồ sơ sang tên nhà đất ở đâu

Xem thêm: Dịch vụ làm giấy tờ nhà đất tại các quận TPHCM

2. Thủ tục Hợp thức hóa nhà xây dựng không phép

a. Tóm tắt các bước cần thực hiện

- Chuẩn bị đơn xin phép tồn tại hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng;

- Chuẩn bị hồ sơ hợp thức hóa;

- Nộp hồ sơ xin hợp thức hóa tại cơ quan thẩm quyền;

Chi tiết hơn, bạn theo dõi thông tin bên dưới.

Xem thêm: Mua nhà sổ hồng chung cần lưu ý gì?

b. Chi tiết thủ tục hợp thức hóa nhà không phép

Bạn cần phải xác định trường hợp xây dựng nhà không phép, trái phép của mình là lý do gì? Đối với những căn nhà sau khi đã xây dựng và phát hiện trái phép thì cần phải được xin phép tồn tại hoặc là điều chỉnh giấy phép xây dựng. Theo Luật xây dựng 2014 và Thông tư số 05/2015/TT - BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng về quản lý xây dựng thì cần phải có đơn xin phép tồn tại công trình trái phép, đơn điều chỉnh giấy phép xây dựng và giải trình của chủ nhà về lý do xây nhà trái phép.

Tiếp theo, dựa vào các quy định về hồ sơ Thông tư số 05/2015/TT - BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng thì hợp thức hóa nhà cần chuẩn bị những loại giấy tờ cần thiết sau:

  • Giấy phép xây dựng;
  • Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng;
  • Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
  • Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng;
  • Một số giấy tờ khác theo quy định pháp luật.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn sẽ tiến hành nộp tại UBND quận/ huyện trong trường hợp xin hợp thức hóa nhà xây dựng không phép/ trái phép đối với nhà ở riêng lẻ và các công trình xây dựng khác thuộc địa giới hành chính quận/ huyện;

Liên hệ với UBND cấp xã trong trường hợp xin hợp thức hóa nhà xây dựng không phép đối với nhà ở riêng lẻ ở điểm khu dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng thuộc địa giới hành chính xã. Khi được xác định đủ hồ sơ, sẽ thực hiện các thủ tục tài chính và chờ đợi thời gian được hợp thức hóa nhà không phép thành công.