Điểm khác biệt giữa chương trình tiếp cận nội dung và chương trình tiếp cận năng lực

- Dạy học nhómlà một hình thức xã hội của dạy học và học sinh của một lớp được chia thành các nhóm nhỏ, thực hiện nhiệm vụ trong một thời gian cho trước và tự hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kết quả của nhóm sẽ được trình bày trước lớp.

-10 tiêu chí để thành lập nhóm:

+ Nhóm gồm những người tự nguyện, có cùng hứng thú với nhau.

+Các nhóm ngẫu nhiên bằng cách gọi theo danh sách hoặc đếm số thứ tự.

+Nhóm ghép hình phân chia bằng cách ghép 1 bức tranh hoặc tờ giấy lại.

+Các nhóm có chung đặc điểm là sinh theo tháng hoặc cùng ngày.

+Nhóm cố định trong một thời gian dài

+Nhóm có học sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu.

+Phân chia theo năng lực học tập.

+Phân chia theo dạng học tập.

+Nhóm với các bài tập khác nhau.

+Phân chia học sinh nam, học sinh nữ.

-Tiến trình dạy học nhóm có thể chia làm 3 giai đoạn:

+Nhập đề và giao nhiệm vụ

+Làm việc nhóm: gồm các bước chuẩn bị, lập kế hoạch làm việc, thỏa thuận quy tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ và chuẩn bị báo cáo.

+Trình bày kết quả và đánh giá, nhận xét.

-Ưu điểm của phương pháp dạy học nhóm là:

+Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của học sinh.

+Phát triển năng lực cộng tác làm việc.

+Phát triển năng lực giao tiếp.

+Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội.

+Tăng cường sự tự tin cho học sinh.

+Tạo khả năng dạy học phân hóa.

+Hiệu quả học tập cao.

-Nhược điểm của phương pháp:

+Đòi hỏi nhiều thời gian

+Nhiều khi kết quả mang lại không như mong muốn

+Lớp ồn

2. Giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đềcó vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển nhận thức và tư duy của con người. Mục đích của phương pháp này là giúp rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

Tiến hành theo 3 bước như sau:

+Phát hiện vấn đề: Học sinh cần phân tích được tình huống có vấn đề xảy ra nhằm phát hiện và trình bày vấn đề rõ ràng.

+Nội dung giải quyết vấn đề: học sinh sẽ tìm ra các phương án để giải quyết vấn đề và chọn ra phương án tối ưu nhất.

+Giải quyết vấn đề: Từ những phương án được ra, học sinh sẽ so sánh, phân tích và đánh giá phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề.

3. Hỏi - đáp

Cùng với những phương pháp trên, Hỏi - đáp cũng là một lựa chọn quen thuộc được áp dụng trong công tác giảng dạy. Là phương phápvấn đáphay đàm thoại được sử dụng nhằm mục đích giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ.

Kĩ thuật đặt câu hỏi:

+ Chuẩn bị câu hỏi ban đầu bằng cách xây dựng một hệ thống câu hỏi gồm 2 nhóm [ câu hỏi chốt, câu hỏi khái quát; câu hỏi mở rộng hay câu hỏi bổ sung].

+ Xem xét sự phù hợp của các câu hỏi trong hệ thống câu hỏi đặt ra với yêu cầu: câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, chính xác, phù hợp với mục đích hỏi.

4. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Trong dạy học, việcđánh giáhọc sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.

Việckiểm tra, đánh giákhông thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế. Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [139.15 KB, 12 trang ]

ĐÁNH GIÁ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC HỌC SINH TỪ MÔ HÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC MỚI [VNEN]TS. Nguyễn Xuân Huy Khoa GDTH&MN, Trường ĐH Hùng Vương1. Mở đầuTheo quan điểm Phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấyviệc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá.Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạotri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đốivới các môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi lớp và sau cấp học là biện pháp chủyếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trongviệc cải thiện kết quả học tập của HS. Hay nói cách khác, đánh giá theo năng lực làđánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh có ý nghĩa [Leen pil, 2011].Giáo dục tiểu học những năm gần đây đã có nhiều thử nghiệm đáng chú ý, trongđó, Mô hình trường tiểu học mới [VNEN] được xem là một chương trình đã tiếpcận gần hơn với các năng lực của người học, tiệm cận với yêu cầu đổi mới căn bảnvà toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Bản chất của quan điểm dạy học Tiếp cận năng lực- Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá năng lực và đánh giákiến thức kỹ năng, mà đánh giá năng lực được coi là bước phát triển cao hơn so vớiđánh giá kiến thức, kỹ năng. Để chứng minh HS có năng lực ở một mức độ nào đó,phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thựctiễn. Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã được học ở nhàtrường, vừa phải dùng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trảinghiệm bên ngoài nhà trường [gia đình, cộng đồng và xã hội]. Như vậy, thông quaviệc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánhgiá được cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm củangười học. Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chươngtrình giáo dục môn học như đánh giá kiến thức, kỹ năng, bởi năng lực là tổng hòa,kết tinh kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được

VnDoc.com xin đưa ra những điểm khác biệt chính giữa việc học tập định hướng phát triển năng lực so với cách tiếp cận giáo dục truyền thống. Mời các thầy cô cùng tham khảo Tài liệu dạy học phát triển năng lực và tài liệu truyền thống ở Tiểu học.

Sự khác biệt dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực

  • 1. Thứ nhất, về mục tiêu dạy học:
  • 2. Thứ hai, về nội dung dạy học:
  • 3. Thứ ba, về phương pháp dạy học [PPDH]
  • 4. Thứ tư, về môi trường học tập:
  • 5. Thứ năm, về đánh giá:
  • 6. Thứ sáu, về sản phẩm giáo dục:

Trước đây, giáo dục [GD] Việt Nam theo định hướng dạy học tiếp cận nội dung [dạy học tiếp cận trang bị kiến thức], gần đây chuyển sang định hướng dạy học tiếp cận năng lực [hiện nay gọi là định hướng dạy học phát triển năng lực].

Từ cuốn “Tiêu chí đánh giá SGK theo định hướng phát triển năng lực” [NXB Giáo dục Việt Nam], PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai [Trường ĐHSP Nghệ thuật Trung ương] lập bảng, làm rõ những điểm khác của dạy học tiếp cận nội dung với dạy học tiếp cận phát triển năng lực.

1. Thứ nhất, về mục tiêu dạy học:

Điểm khác biệt cơ bản của mục tiêu là dạy học theo định hướng nội dung chủ yếu đạt đến hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học mà chưa cụ thể thành phẩm chất và năng lực giải quyết các vấn đề áp dụng vào thực tiễn như dạy học phát triển năng lực.

2. Thứ hai, về nội dung dạy học:

Bảng so sánh cho thấy nội dung dạy học phát triển năng lực có điểm khác cơ bản so với dạy học trang bị kiến thức là: chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, nội dung chương trình có tính mở; Sách giáo khoa không theo hệ thống kiến thức liền mạch. Việc không thành hệ thống nội dung liền mạch của Sách giáo khoa có thể là nhược điểm vì HS khó hệ thống kiến thức khi cần thiết?

3. Thứ ba, về phương pháp dạy học [PPDH]

Qua phần so sánh về PPDH cho thấy, đặc điểm cơ bản của dạy học phát triển năng lực là lấy người học làm trung tâm, sử dụng các PPDH tích cực kết hợp truyền thống, thầy chủ yếu giữ vai trò dẫn dắt, tổ chức, trò chủ động. Từ đó phát huy tối đa năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và tự học của người học.

Còn dạy học theo tiếp cận nội dung thì thầy là trung tâm, sử dụng nhiều PPDH truyền thống. Đặc biệt, lối soạn giáo án theo phong cách truyền thống là chỉ soạn từng bước theo trình tự kiến thức [theo đường thẳng] bất di bất dịch như thường thấy, chỉ soạn cho một dạng đối tượng không phù hợp với dạy học theo năng lực là cần phân nhánh, phân loại trình độ cho đối tượng HS khác nhau.

4. Thứ tư, về môi trường học tập:

Môi trường học tập cũng có những điểm khác trong dạy học phát triển năng lực so với dạy học truyền thống là: người dạy có thể đứng phía sau, đứng ở gần, ở xa… để điều khiển nhóm học tập, tạo không khí cởi mở, thân thiện trong lớp học. Lớp học có thể ở không gian ngoài trời, ở thực địa, có thể kê bàn ghế quây vào nhau…

5. Thứ năm, về đánh giá:

Đánh giá của dạy học phát triển năng lực thể hiện rõ mục tiêu cần đạt của định hướng này, đó là sản phẩm “đầu ra” có vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn được hay không, học và có biết làm không? Một điểm đáng lưu ý trong đánh giá của dạy học phát triển năng lực là người học được tham gia vào quá trình đánh giá, nâng cao năng lực phản biện, một phẩm chất rất quan trọng của con người thời kỳ hiện đại.

6. Thứ sáu, về sản phẩm giáo dục:

Rõ ràng sản phẩm GD của hai mô hình phát triển GD là rất khác nhau. Đây chính là vấn đề quan trọng nhất. Bất cứ một chiến lược GD, mô hình GD nào cũng đi đến cuối cùng là sản phẩm của quá trình GD ra sao.

Từ các phần so sánh, PGS.TS. Nguyễn Thị Tố Mai cho thấy, trước đây và hiện tại [tính đến năm 2019], GD của Việt Nam tuy có nhiều sự đổi mới, có áp dụng PPDH tích cực, là các PP đặc trưng của dạy học theo phát triển năng lực nhưng vẫn chưa phải là mô hình dạy học theo phát triển năng lực; bởi vì mới chỉ áp dụng một vài thành tố là sử dụng các PPDH và một phần nào đó, áp dụng hình thức tổ chức dạy học.

Trong khi đó, mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khoa, môi trường dạy học, phương thức kiểm tra đánh giá… trong dạy học phổ thông vẫn là của mô hình dạy học tiếp cận nội dung, tức là trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học.

Như vậy, Trong giáo dục truyền thống các bài đánh giá tổng kết sẽ diễn ra vào cuối năm học và học sinh phải tuân theo các lớp học, cấp học và tuân thủ nhịp độ học tập do giáo viên đề ra cho cả lớp, còn trong dạy học phát triển năng lực, các đánh giá tổng kết được thực hiện khi học sinh đã làm chủ một đơn vị kiến thức nào đó, học sinh nhận được hỗ trợ phù hợp cả trong trường và ngoài trường để có thể học nhanh hơn so với các bạn ở cùng lớp.

Ngoài Sự khác biệt dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực trên, các em học sinh còn có thể tham khảo toàn bộ đề thi học kì 1 tiểu học hay đề thi học kì 2 tiểu học mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt các môn học tiểu học hơn.

Video liên quan

Chủ Đề