Điều kiện học trung cấp chính trị

Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định 57-QĐ/TW ngày 08/02/2022 về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị.

Trong đó, Quy định này nêu rõ đối tượng và tiêu chuẩn đào tạo lý luận chính trị theo các cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Cụ thể:

Đối tượng, tiêu chuẩn học sơ cấp lý luận chính trị:

- Đối tượng:

+ Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.

+ Công chức cấp xã [trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã].

+ Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.

- Tiêu chuẩn: Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

Ban hành tiêu chuẩn cán bộ công chức đi học lý luận chính trị [Ảnh minh họa]

Đối tượng, tiêu chuẩn học trung cấp lý luận chính trị:

- Đối tượng

+ Cán bộ, công chức, viên chức, gồm:

1. Cấp ủy viên cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

2. Phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó ban [đơn vị tương đương cấp ban] trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

3. Quy hoạch phó trưởng phòng [các đơn vị tương đương cấp phòng] ở Trung ương. Quy hoạch các chức vụ quy định tại điểm 1, 2 nêu trên.

+ Cán bộ quân đội; Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy cấp tiểu đoàn; Phó Chỉ huy trưởng, Phó tham mưu trưởng, chính trị viên, Phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện; Phó tham mưu trưởng, Phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn…

+ Cán bộ công an: Đội trưởng, Trưởng công an cấp xã, tiểu đoàn trưởng, Phó đội trưởng, Phó trưởng công an cấp xã, Phó tiểu đoàn trưởng và tương đương…

+ Cán bộ có đủ 06 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch trung cấp [tương đương].

+ Giảng viên lý luận chính trị ở trường, trung tâm có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.

- Tiêu chuẩn

+ Đảng viên dự bị hoặc chính thức.

+ Tốt nghiệp cao đẳng trở lên [tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn].

+ Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên.

Quy định này có hiệu lực từ 08/02/2022./.

Theo: //luatvietnam.vn/

Trả lời:

Chào bạn,

Câu hỏi của bạn trên trang LuatVietnam được luật sư Đào Thị Liên – Luật Tiền Phong tư vấn như sau:

Quy định số 12/QĐ/TC-TTVH ngày 09 tháng 01 năm 2004 về việc xác định trình độ lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên đã học lý luận chính trị ở các cơ sở đào tạo ngoài hệ thống trường chính trị của đảng hoặc đại học chính trị chuyên ngành và sau đại học tại học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đưa ra mục đích của việc xác định là để đảm bảo sự thống nhất về tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị trong Đảng; làm cơ sở xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về lý luận chính trị và thực hiện chính sách đối với cán bộ, đảng viên.

Theo Quy định 12/QĐ/TC-TTVH nói trên thì nguyên tắc xác định trình độ lý luận chính trị là: lấy nội dung chương trình sơ cấp, trung cấp, cao cấp lý luận chính trị hiện hành của hệ thống trường chính trị của Đảng [trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện; trường chính trị cấp tỉnh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh] làm chuẩn để đối chiếu với nội dung, chương trình lý luận chính trị [số môn, số tiết] đã được học của cán bộ, đảng viên.

Cụ thể, nội dung này được hướng dẫn bởi bởi Điểm 1 Hướng dẫn 69/HD-BTGTW năm 2013 như sau:

Lấy Chương trình sơ cấp lý luận chính trị theo Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW, ngày 11 tháng 12 năm 2012 của Ban Tuyên giáo Trung ương về thực hiện chương trình Sơ cấp lý luận chính trị làm căn cứ để xác định trình độ tương đương Sơ cấp lý luận chính trị; Chương trình yêu cầu được xác định phải là các chương trình giáo dục lý luận chính trị do các cơ quan có thẩm quyền về giáo dục và đạo tạo của Đảng và Nhà nước thực hiện.

- Chương trình lý luận chính trị mà người có nhu cầu xác nhận đã học được tính tương đương Sơ cấp lý luận chính trị khi có ít nhất 80% số tiết lên lớp và 3/4 nội dung của chương trình tương đương với Chương trình được lấy làm căn cứ để xác định. Nếu chương trình đề nghị xác nhận chưa bảo đảm về thời lượng hay nội dung thì Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện có thể tổ chức lớp bồi dưỡng cho đủ yêu cầu.

Quy định số 12/QĐ/TC-TTVH liệt kê các trường hợp được công nhận là có trình độ trung cấp lý luận chính trị, gồm:“Những người đã tốt nghiệp hệ dài hạn trường đào tạo sĩ quan, Quản lý - Chỉ huy quân sự, công an, các học viện đào tạo cán bộ cấp chiến thuật - chiến dịch ngành hậu cần, kỹ thuật.”

Nếu Học viện kỹ thuật quân sự được coi là “trường đào tạo sĩ quan, Quản lý - Chỉ huy quân sự, công an, các học viện đào tạo cán bộ cấp chiến thuật - chiến dịch ngành hậu cần, kỹ thuật”  thì khi tốt nghiệp hệ dài hạn của trường này và với chương trình đào tạo của bạn có từ 80% số tiết lên lớp và 3/4 nội dung của chương trình tương đương Chương trình sơ cấp lý luận chính trị theo Hướng dẫn số 65-HD/BTGTW thì theo Điều 4 quy định số 256-QĐ/TW ngày 16 tháng 9 năm 2009:

 “Các trường hợp đã được xác định trình độ lý luận chính trị theo Quy định số 12-QĐ/TC-TTVH, ngày 09-01-2004 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương [nay là Ban Tuyên giáo Trung ương] cho đến thời điểm Quy định này có hiệu lực thì không tiến hành xác định lại.”

Thoả mãn 2 điều kiện trên, bạn đủ điều kiện công nhận trình độ trung cấp lý luận chính trị mà không phải xác định lại.

Bạn đối chiếu với các quy định liên quan để xác định trường mình học trước đây [học viện kỹ thuật quân sự], chương trình mình học trước đây đã đủ điều kiện được công nhận trình độ sơ cấp lý luận chính trị chưa. Nếu chưa thì bạn cần phải học lại chương trình đào tạo trung cấp chính trị tại trường chính trị.

Trân trọng.

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Mục lục bài viết

  • 1. Đào tạo lý luận chính trị là gì ?
  • 2. Đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo sơ cấp lý luận chính trị
  • 3. Đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo trung cấp lý luận chính trị
  • 4. Tiêu chuẩn, đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị
  • 5. Phân cấp đào tạo lý luận chính trị

>>Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162

Luật sư tư vấn:

Căn cứQuyđịnh số57-QĐ/TW năm 2022 quy định về đối tượng, tiêu chuẩn và phân cấp đào tạo lý luận chính trị, quy định cụ thể:

1. Đào tạo lý luận chính trị là gì ?

Đào tạo lý luận chính trịlà quá trình truyền thụ, tiếp thu hệ thống tri thức lý luận chính trị; củng cố thế giới quan, nhân sinh quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, củng cố niềm tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; nâng cao tầm nhìn, tư duy, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ. Đào tạo lý luận chính trị gồm ba cấp: Sơ cấp, trung cấp và cao cấp.

2. Đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo sơ cấp lý luận chính trị

Sơ cấp lýluận chính trịlà cấp đào tạo lý luận chính trị cơ sở cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên... ở cơ sở; trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kỹ năng vận dụng thực tiễn.

Đối tượng

a] Đảng viên; đoàn viên, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.

b] Công chức cấp xã [trừ trưởng công an và chỉ huy trưởng quân sự cấp xã].

c] Người hoạt động không chuyên trách cấp xã, ở thôn, tổ dân phố và một số đối tượng khác có nguyện vọng phù hợp với yêu cầu chung.

Tiêu chuẩn

Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.

3. Đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo trung cấp lý luận chính trị

Trung cấp lý luận chính trịlà cấp đào tạo lý luận chính trị cho đối tượng cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở; trang bị cơ bản, có hệ thống, cập nhật về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nâng cao nhận thức và hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo, quản lý và vận dụng thực tiễn.

Đối tượng

[1] Cán bộ, công chức, viên chức

a] Cấp ủy viên cấp xã; chủ tịch, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; cấp trưởng, cấp phó Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.

b] Phó trưởng phòng và cấp phó các đơn vị tương đương cấp phòng của cấp huyện, cấp tỉnh; phó ban [đơn vị tương đương cấp ban] trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

c] Quy hoạch phó trưởng phòng [các đơn vị tương đương cấp phòng] ở Trung ương. Quy hoạch các chức vụ quy định tại Điểm a, b.

[2] Cán bộ quân đội; Chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã, chỉ huy cấp tiểu đoàn; phó chỉ huy trưởng, phó tham mưu trưởng, chính trị viên, phó ban chỉ huy quân sự cấp huyện; phó tham mưu trưởng, phó chủ nhiệm chính trị trung đoàn; lãnh đạo phòng [ban] cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huyquân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh [tương đương]. Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.

[3] Cán bộ công an: Đội trưởng, trưởng công an cấp xã, tiểu đoàn trưởng, phó đội trưởng, phó trưởng công an cấp xã, phó tiểu đoàn trưởng và tương đương; phó trưởng phòng, phó trưởng công an cấp huyện, phó trung đoàn trưởng và tương đương. Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.

[4] Cán bộ có đủ 6 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ trung cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch trung cấp [tương đương].

[5]Giảng viên lý luận chính trị ở trường, trung tâm có nhiệm vụ đào tạo lý luận chính trị.

Tiêu chuẩn

- Đảng viên dự bị hoặc chính thức.

- Tốt nghiệp cao đẳng trở lên [tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên đối với cán bộ là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn].

- Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 33 tuổi, nam từ 35 tuổi trở lên.

4. Tiêu chuẩn, đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị

Đối tượng

[1] Cán bộ, công chức, viên chức

a] Trưởng phòng [các đơn vị tương đương cấp phòng] cấp huyện, cấp tỉnh.

b] Cấp ủy viên cấp huyện trở lên; cấp ủy viên cấp tỉnh, lãnh đạo cấp ban, sở, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh.

c] Trưởng phòng [các đơn vị tương đương cấp phòng] trở lên của các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, đảng ủy trực thuộc Trung ương; cấp ủy viên, ban giám đốc, hội đồng thành viên [quản trị], trưởng ban [các đơn vị tương đương cấp ban] ở các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

d] Phó trưởng phòng [các đơn vị tương đương cấp phòng] ở Trung ương.

e] Phó trưởng phòng quy hoạch trưởng phòng cấp huyện, cấp tỉnh. Quy hoạch các chức vụ quy định tại Điểm b, c.

[2] Cán bộ quân đội: Chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện; trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương; chỉ huy cấp lữ đoàn, sư đoàn, bộ chỉ huy quân sự, bộ chỉ huy bộ đội biên phòng cấp tỉnh và tương đương; chỉ huy các cơ quan cấp chiến dịch, chiến lược; ban giám đốc bệnh viện, viện nghiên cứu, chủ tịch, ban giám đốc công ty [tổng công ty] doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng. Cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.

[3] Cán bộ công an: Trưởng phòng, trưởng công an cấp huyện, trung đoàn trưởng và tương đương trở lên; cán bộ quy hoạch những chức vụ trên.Cấp phó trưởng phòng [tương đương] của cục [tương đương] trực thuộc Bộ Công an.

[4] Cán bộ có đủ 4 năm giữ ngạch, bậc chuyên viên chính và tương đương; chức danh, vị trí việc làm theo quy định phải có trình độ cao cấp lý luận chính trị và trong dự nguồn ngạch cao cấp [tương đương].

[5] Giảng viên có đủ 5 năm trực tiếp giảng dạy lý luận chính trị ở các học viện, trường có nhiệm vụ đào tạo lý luận chínhtrị.

Tiêu chuẩn

- Đảng viên chính thức.

- Tốt nghiệp đại học trở lên.

- Cán bộ học hệ không tập trung: Nữ từ 38 tuổi, nam từ 40 tuổi trở lên.

5. Phân cấp đào tạo lý luận chính trị

- Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo sơ cấp lý luận chính trị.

- Trường chính trị cấp tỉnh đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ của địa phương và của các ban, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương làm việc trên địa bàn. Một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ lực lượng vũ trang.

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo cao cấp lý luận chính trị.

Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan đào tạo sơ cấp

- Cấp ủy cấp huyện lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Trung ương và kế hoạch đào tạo của cấp ủy cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo lý luận chính trị theo thẩm quyền phân cấp.

- Ban tổ chức cấp ủy cấp huyện rà soát đội ngũ cán bộ, xác định nhu cầu đào tạo, tham mưu ban thường vụ cấp ủy cấp huyện ban hành kế hoạch đào tạo; thực hiện kiểm tra, giám sát công tác đào tạo; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.

- Ban tuyên giáo cấp ủy cấp huyện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra về định hướng chính trị, tư tưởng trong nội dung đào tạo và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp huyện.

- Trường chính trị cấp tỉnh hướng dẫn chuyên môn, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn giảng viên cho trung tâm chính trị cấp huyện.

- Trung tâm chính trị cấp huyện thực hiện kế hoạch đào tạo của cấp ủy; tổ chức và quản lý đào tạo; định kỳ báo cáo kết quả đào tạo với ban thường vụ cấp ủy và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

- Ban thường vụ cấp ủy cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ đi học sơ cấp lý luận chính trị bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn.

Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan đào tạo trung cấp

-Cấp ủy cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của Trung ương; xây dựng, ban hành các quy định, quy chế đào tạo cán bộ theo thẩm quyền; xây dựng chương trình toàn khóa về đào tạo cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác đào tạo lý luận chính trị theo thẩm quyền phân cấp.

- Ban tổ chức cấp ủy cấp tỉnh rà soát đội ngũ cán bộ, xác định nhu cầu đào tạo, tham mưu ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh xây dựng chương trình đào tạo toàn khóa và kế hoạch đào tạo hằng năm; thực hiện việc kiểm tra, giám sát công tác đào tạo của cấp tỉnh; định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh.

-Ban tuyên giáo cấp ủy cấp tỉnh định hướng về chính trị, tư tưởng trong nội dung đào tạo; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện và báo cáo ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh.

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn phương pháp giảng dạy, chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên trường chính trị cấp tỉnh và một số học viện, trường của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

- Trường chính trị cấp tỉnh thực hiện kế hoạch, tổ chức và quản lý đào tạo; định kỳ báo cáo kết quả đào tạo với ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

- Ban thường vụ cấp ủy cấp trên cơ sở và các cơ quan có thẩm quyền cử cán bộ đi học trung cấp lý luận chính trị bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn.

Thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan đào tạo cao cấp

- Ban Tổ chức Trung ương xây dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, hướng dẫn thực hiện; kiểm tra, giám sát và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện.

- Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng về chính trị, tư tưởng trong nội dung đào tạo; hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện kế hoạch được giao, tổ chức và quản lý đào tạo; bồi dưỡng, tập huấn giảng viên trực tiếp đào tạo cao cấp lý luận chính trị và báo cáo công tác đào tạo về Ban Tổ chức Trung ương.

- Học viện của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quyền đào tạo cao cấp lý luận chính trị thực hiện kế hoạch, tổ chức và quản lý đào tạo theo quy định; định kỳ báo cáo công tác đào tạo với cơ quan chủ quản và các cơ quan có thẩm quyền liên quan.

-Ban thường vụ cấp ủy cấp tỉnh, ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương, đơn vị sự nghiệp Trung ương cử cán bộ học cao cấp lý luận chínhtrị bảo đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạigọi ngaysố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề