Lãi suất trả chậm ngân hàng vietcombank mới nhất năm 2022

Advertisement

Lãi suất vay tín chấp Vietcombank 2022 rất thấp chỉ từ 10%/năm, chắc rất ít ngân hàng mới đưa ra được mức lãi suất này. Ngoài ra hồ sơ, thủ tục đơn giản, vay tiền nhanh trong vòng 48h.

Trong khi các ngân hàng đều có mức lãi suất cho vay tín chấp trung bình từ 12%/ năm thì ngân hàng Vietcombank lại đưa ra mức lãi suất ưu đãi hơn là 10%/năm. Điều đó có thể thấy Vietcombank đang ưu tiên khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng có nguồn vốn để chi tiêu.

Trong năm 2022 Vietcombank đã đề ra rất nhiều chính sách thu hút khách hàng, giúp khách hàng được hưởng nhiều lợi ích.

Điều kiện vay tín chấp Vietcombank

  • Khách hàng trong độ tuổi lao động từ 20 – 60 tuổi.
  • Làm việc tại công ty ít nhất 6 tháng.
  • Có sức khỏe ổn định.
  • Khách hàng là cán bộ, công chức, viên chức, công nhân làm việc theo chế độ biên chế nhà nước hoặc hợp đồng lao động tại các tổ chức có nhu cầu vay vốn tiêu dùng phù hợp với Quy định vay vốn của Vietcombank.
  • Có mức thu nhập ổn định, tối thiểu 8 triệu/thágmailng.
  • Thời gian vay sẽ không được vượt quá thời gian của hợp đồng lao đồng.
  • Khách hàng hiện đang sinh sống tại nơi có chi nhánh Vietcombank
  • Không nợ xấu tại bất cứ tổ chức tín dụng nào.

Lợi ích khi vay tiền tín chấp tại ngân hàng Vietcombank

  • Lãi suất vay tín chấp Vietcombank khá thấp và cạnh tranh 10%/năm.
  • Hạn mức vay cao đến 12 lần mức lương: 200 triệu đồng cho nhân viên, 300 triệu đông cho cán bộ lãnh đạo.
  • Thủ tục cho vay nhanh chóng, thuận tiện.
  • Hình thức vay trả góp hàng tháng.
  • Sản phẩm đa dạng phù hợp với từng đối tượng khách hàng
Lãi suất vay tín chấp ngân hàng Vietcombank

Hồ sơ thủ tục vay tín chấp Vietcombank

  • Giấy đề nghị vay tín chấp [ theo mẫu của ngân hàng Vietcombank đưa ra ]
  • CMND, Sổ hộ khẩu/Giấy chứng nhận tạm trú dài.
  • Giấy tờ chứng minh thu nhập và thời gian công tác.[hợp đồng lao động, sao kê lương, bảng lương].
  • Bản sao kê lương 3 tháng gần đây nhất.
  • Khách hàng phải làm việc tại công ty ít nhất 6 tháng...
  • Một số giấy tờ cần thiết mà ngân hàng đưa ra.

Quy trình vay vốn tại Vietcombank

Hiện nay việc vay vốn rất đơn giản, bạn đi ra ngoài đường đã thấy nhiều tờ quảng cáo vay vốn tràn lan. Nhưng hãy cẩn thẩn với nhưng khoản vay như vậy, tránh trường hợp lãi đè lãi . Đến với Vietcombank bạn hãy yên tâm mọi quy định vay, trả sẽ được đưa ra trong hợp đồng. Để được vay vốn tai Vietcombank bạn chỉ cần:

  1. Điền thông tin vào mẫu đăng ký của ngân hàng.
  2. Ngân hàng nhận hồ sơ, liên lạc yêu cầu bổ sung
  3. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, mang tới ngân hàng.
  4. Phía ngân hàng nhận hồ sơ và kiểm duyệt.
  5. Kiểm định nếu hồ sơ bạn đáp ứng đủ yêu cầu ngân hàng >>> giải ngân ngay trong 48h.
Quy trình vay tín chấp ngân hàng Vietcombank nhanh gọn

Một số lưu ý khi đi vay tín chấp tại Vietcombank

  • Đọc kỹ điều khoản hợp đồng vay vốn.
  • Ngày trả nợ và số tiền phải trả hàng tháng
  • Nắm rõ cách tính lãi, phí tất toán sớm, phí trả chậm.
  • Đặt câu hỏi nếu bạn còn thắc mắc, tránh trường hợp bị phạt.

Lãi suất vay tín chấp Vietcombank chỉ 10%/năm gần như thấp nhất trong tất cả các ngân hàng. Nếu bạn có ý định vay tín chấp Vietcombank là 1 lựa chọn đáng để bạn cân nhắc.

>> Xem thêm: Top 10 ngân hàng cho vay tín chấp theo lương lãi suất thấp nhất 2022

Mọi thắc mắc xin để lại thông tin, hoặc câu hỏi ngay dưới bình luận. Nhân viên tư vân sẽ liên lạc trả lời bạn nhanh nhất có thể.

TÌM HIỂU THÊM:

Advertisement

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank

Ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Tổng Giám đốc phụ trách Ban điều hành Vietcombank đã trao đổi với báo chí xoay quanh dấu ấn tăng trưởng của ngân hàng này.

Xin ông cho biết, vốn tín dụng hiện đang đổ nhiều nhất vào những lĩnh vực nào? Ngân hàng có những chương trình ưu đãi cho vay lãi suất thấp như thế nào?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Tín dụng tăng tập trung chủ yếu ở tín dụng cá nhân vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng nhu cầu Tết Nguyên đán, vay thương mại tiêu dụng và tăng mạnh ở một số lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo [xấp xỉ 17.500 tỷ đồng], bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác [xấp xỉ 3.400 tỷ đồng], nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản [xấp xỉ 1.300 tỷ đồng]

Để đạt được mức tăng trưởng trên, ngay từ đầu năm, Vietcombank đã triển khai nhiều chương trình ưu đãi cho vay lãi suất thấp như chương trình lãi suất kinh doanh tài lộc, chương trình an tâm lãi suất, áp dụng cho cá nhân và doanh nghiệp [DN] vừa và nhỏ vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, hay các chương trình cạnh tranh, thỏa thuận, đặc biệt áp dụng cho các DN có quy mô giao dịch lớn.

Mặt khác, từ cuối tháng 2/2022, Vietcombank đã triển khai chương trình cho vay thúc đẩy sản phẩm dịch vụ phi tín dụng lãi suất đặc biệt thấp áp dụng cho khách hàng DN với quy mô lên tới 40.000 tỷ đồng, dư nợ tại 31/3/2022 đạt trên 23.000 tỷ đồng.

Đối với khách hàng bán lẻ, từ cuối tháng 3/2022, Vietcombank cũng đã triển khai hàng loạt chương trình lãi suất ưu đãi cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh với quy mô lên tới 130.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, trong thời gian giãn cách xã hội do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhằm giải quyết vướng mắc cho khách hàng đối với việc luân chuyển hồ sơ vay vốn đến ngân hàng, Vietcombank đã triển khai phương thức tiếp nhận hồ sơ qua thư điện tử [email]. Bên cạnh đó, Vietcombank luôn đề cao việc tinh giản hồ sơ và thủ tục vay vốn, không ngừng rút ngắn quy trình và thời gian phê duyệt khoản vay nhằm đáp ứng nhanh nhất nhu cầu vốn của khách hàng.

Nhiều DN khá lo lắng về việc lãi suất cho vay có thể tăng cao hơn khi thấy lãi suất huy động đang rục rịch tăng. Ông nhận định như thế nào về mặt bằng lãi suất và Vietcombank có giải pháp gì để ổn định lãi suất cho vay?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Lãi suất huy động và cho vay trong năm 2022 chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố vĩ mô trong và ngoài nước, trong đó có thể kể đến như biến động kinh tế thế giới hậu đại dịch và bất ổn chính trị, giá dầu và hàng hóa tăng mạnh gây áp lực lên lạm phát toàn cầu, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ và tăng lãi suất.

Trong cuộc họp tháng 3 vừa qua, Fed đã quyết định nâng lãi suất cơ bản của đồng USD lên 0,25%-0,5% [tăng 0,25% so với trước đó] và dự kiến sẽ có nhiều lần nâng lãi suất nữa từ nay đến cuối năm.

Theo đó, lãi suất huy động trong nước cũng đã tạo đáy và có xu hướng tăng trong thời gian qua. Tuy nhiên, Chính phủ và NHNN đã đưa ra nhiều chính sách nhằm hỗ trợ lãi suất cho DN trong năm 2022-2023 góp phần giữ ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực quá trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, trong ngắn hạn lãi suất cho vay cơ bản ổn định, thậm chí có thể giảm nhẹ để hỗ trợ DN phục hồi sản xuất kinh doanh. Về dài hạn, lãi suất cho vay sẽ biến động phù hợp với tình hình lạm phát và chi phí huy động vốn đầu vào của từng ngân hàng.

VCB đã và đang triển khai các giải pháp đồng bộ để ổn định lãi suất cho vay, hỗ trợ phục hồi sản xuất sau đại dịch COVID-19.

Cụ thể, VCB đang triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi với quy mô lớn, mức lãi suất cho vay thấp, áp dụng với cả khách hàng cá nhân và tổ chức. Bên cạnh đó, VCB cũng tích cực tiết giảm chi phí hoạt động, cơ cấu lại nguồn huy động vốn đầu vào để giảm chi phí huy động vốn, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay khách hàng. VCB cũng luôn tích cực đi đầu, tiên phong triển khai các đợt giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong năm 2021 và dự kiến sẽ tiếp tục triển khai trong năm 2022. Với các biện pháp đã và đang triển khai, VCB tin tưởng sẽ duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ổn định trong năm 2022, hỗ trợ tối đa các DN và cá nhân vì mục tiêu chung tăng trưởng kinh tế và trở lại cuộc sống bình thường mới sau đại dịch.

Hiện tại, thị trường rất trông chờ gói hỗ trợ cấp bù lãi suất 2%. Theo ông, cơ chế cấp bù nên theo hướng như thế nào để bảo đảm an toàn vốn vay cho cả ngân hàng và DN?

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Việc Chính phủ đưa ra gói hỗ trợ lãi suất 2% cho DN trong thời điểm hiện tại là linh hoạt và kịp thời, tuy nhiên cấp bù phải đưa ra tiêu chí rõ ràng, minh bạch về đối tượng được hưởng lãi suất để ngân hàng áp dụng cho đúng.

Mục đích gói hỗ trợ là để giúp DN phục hồi, nên cần tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng, các DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh có khả năng trả nợ hoặc có khả năng phục hồi. Gói tín dụng cần thực hiện nhanh, nhưng không vì thế mà cho DN "yếu" vay, nếu không nợ xấu sẽ tăng nhanh.

Để bảo đảm an toàn vốn cho ngân hàng và hiệu quả của việc hỗ trợ lãi suất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng và DN. DN đề nghị hỗ trợ cần có phương án, kế hoạch kinh doanh cụ thể, để từ đó ngân hàng có cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như dòng tiền trả nợ vay.

Sau khi hỗ trợ lãi suất, ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN để bảo đảm việc cấp bù lãi suất đúng và trúng đến các DN tiềm năng nhưng gặp khó khăn và có nhu cầu hỗ trợ chi phí vay vốn để khôi phục hoạt động kinh doanh.

Trường hợp DN hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến không trả được nợ vay, cần dừng việc hỗ trợ lãi suất để có phương án xử lý nợ phù hợp. Đồng thời, cũng cần có sự rà soát của các bộ/ban ngành như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để việc triển khai từ các ngân hàng thương mại đến được đúng đối tượng cần hỗ trợ.

Với bất động sản, chứng khoán, Vietcombank có giải pháp gì để kiểm soát vốn vay vào các lĩnh vực rủi ro này?  

Ông Nguyễn Thanh Tùng: Vietcombank luôn quán triệt các chỉ đạo của NHNN liên quan đến các lĩnh vực bất động sản, chứng khoán tới các đơn vị trong toàn hệ thống thông qua hệ thống văn bản chính sách, định hướng trong công tác tín dụng theo khách hàng, ngành hàng định kỳ cũng như đột xuất. Trong công tác quản trị nội bộ, Vietcombank thực hiện một số giải pháp để kiểm soát vốn vay vào các lĩnh vực này. Thứ nhất, xây dựng các quy định về hạn mức/tỉ lệ tối đa về dư nợ cấp tín dụng, dư nợ cho vay với lĩnh vực BĐS và chứng khoán nhằm kiểm soát rủi ro tập trung đồng thời thường xuyên theo dõi, giám sát các hạn mức/tỉ lệ này.

Hai là, theo dõi, giám sát và quản lý danh mục tín dụng định kỳ hằng tháng, quý, trong đó bao gồm công tác rà soát, cảnh báo rủi ro và dự báo nợ xấu định kỳ nhằm nhận diện rủi ro sớm, đề xuất các biện pháp ứng xử tín dụng phù hợp.

Ba là, xây dựng và ban hành định hướng tín dụng, chính sách ngành đối với ngành/lĩnh vực bất động sản định kỳ cũng như đột xuất. Bốn là, xây dựng và ban hành hướng dẫn về cấp tín dụng để đầu tư kinh doanh chứng khoán trên cơ sở tuân thủ quy định của NHNN và khẩu vị rủi ro của VCB.

Năm là, xây dựng các sản phẩm chuẩn về cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS và chứng khoán, để thống nhất tiêu chí lựa chọn khách hàng, điều kiện cấp tín dụng và tăng cường theo dõi, giám sát tình hình cấp tín dụng đối với các lĩnh vực này. 

Sáu là, định kỳ theo dõi, báo cáo NHNN theo quy định về số dư cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, chứng khoán và các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro khác.

Tại Hội nghị phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: đến cuối năm 2021, có 41 TCTD tham gia với tổng dư nợ TPDN của hệ thống TCTD là 274.000 tỷ đồng, chiếm 2,63% tổng dư nợ tín dụng của hệ thống, qua đó, góp phần gia tăng thanh khoản, thúc đẩy thị trường TPDN phát triển. NHNN đã kiểm soát rất chặt chẽ việc TCTD mua TPDN. Theo đó, quy định TCTD mua, bán TPDN phải có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chỉ được mua TPDN khi TCTD có tỉ lệ nợ xấu dưới 3%; TCTD chỉ được mua TPDN khi phương án phát hành, sử dụng vốn khả thi, DN phát hành trái phiếu có khả năng tài chính để bảo đảm thanh toán đủ gốc và lãi, DN phát hành không có nợ xấu tại các TCTD trong vòng 12 tháng gần nhất. TCTD không được mua TPDN phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính DN phát hành hoặc có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại DN khác, có mục đích để tăng quy mô vốn hoạt động...

Anh Minh


Video liên quan

Chủ Đề