Điều trị rò hậu môn ở bệnh viện nào năm 2024

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Trịnh Giang Lợi - Khoa ngoại tiêu hóa - Hậu môn trực tràng, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Rò hậu môn [còn gọi là mạch lươn] là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ, tuy không gây nguy hiểm chết người nhưng gây rất nhiều phiền toái trong cuộc sống làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sống của con người.

Rò hậu môn là một nhiễm khuẩn mạn tính ở vùng hậu môn trực tràng, đường dò là một đường hầm, phía trong là một tổ chức hạt mạn tính do quá trình viêm mạn tính tạo lên. Rò hậu môn là hậu quả của một apxe quanh hậu môn trực tràng không được điều trị vỡ ra tạo thành đường rò, như vậy rò hậu môn và apxe trực tràng là 2 giai đoạn của một quá trình bệnh lý, apxe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính. Để đề phòng rò hậu môn cần phát hiện và điều trị tốt các loại apxe quanh hậu môn trực tràng.

Nguyên nhân

Rò hậu môn bao giờ cũng bắt nguồn từ các apxe hậu môn trực tràng không được điều trị hay điều trị không đúng lúc hoặc không đúng kỹ thuật.

Phân loại rò hậu môn

Có nhiều cách phân loại bệnh rò hậu môn

  • Rò hoàn toàn: Lỗ trong và ngoài thông với nhau.
  • Rò không hoàn toàn: Đường rò chỉ có 1 lỗ hay còn gọi là rò chột.
  • Rò phức tạp: Đường rò ngoằn ngoèo nhiều ngóc ngách, nhiều lỗ thông ra ngoài da còn gọi là rò móng ngựa.
  • Đường rò đơn giản: Đường rò thẳng ít ngóc ngách.
  • Rò trong cơ thắt: Là loại rò nông là hậu quả của apxe dưới da cạnh hậu môn, loại này điều trị thường cho kết quả tốt, ít tái phát.
  • Rò qua cơ thắt: Đường rò đi qua cơ thắt và là hậu quả của apxe vùng hố ngồi trực tràng.
  • Rò ngoài cơ thắt: Là hậu quả của apxe vùng chậu hông trực tràng.

Triệu chứng

Triệu chứng của rò hậu môn thường thấy sau một thời gian ổ apxe quanh hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lại được nhưng để lại một lỗ đóng vẩy khô thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi, tái đi tái lại nhiều lần.

  • Đôi khi thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò.
  • Thăm khám thấy tại chỗ cứng chắc, ấn vào đau, khám hậu môn có thể thấy lỗ rò trong.

Các vi khuẩn có thể gặp ở dường rò là các vi khuẩn đường ruột như E.coli, liên cầu, tụ cầu, ngoài ra có thể do lao.

Các phương pháp điều trị

Rò hậu môn là phải phẫu thuật, muốn phẫu thuật khỏi và không tái phát phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Phải tìm được lỗ rò trong.
  • Phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách.
  • Không được làm tổn thương cơ thắt vì sẽ gây đại tiện không tư chủ.
  • Chọn phương pháp mổ phù hợp.
  • Chăm sóc sau mổ phải đảm bảo liền từ trong liền ra, từ dưới lên.

Căn bệnh này nếu không được xử trí sớm và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng đáng ngại và bất lợi cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh không nên ngại ngùng giấu kín hoặc điều trị ở những địa chỉ không đáng tin. Các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn cùng với sự trợ giúp của các trang thiết bị hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ nhanh chóng giúp bạn gạt bỏ các phiền toái do bệnh gây ra và nhanh chóng trở lại với sinh hoạt cuộc sống bình thường.

Đăng ký lịch khám chữa tại bệnh viện Vinmec tại đây.

XEM THÊM:

  • Rò hậu môn là gì?
  • Công dụng thuốc Hafixim 50
  • Trẻ nên ăn gì khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn kéo dài?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Rò hậu môn [còn gọi là mạch lươn] là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng phổ biến thứ hai sau bệnh trĩ. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó đem lại rất nhiều phiền toái cho người mắc, làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và chất lượng sống của người bệnh.

Rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn [RHM] là hậu quả của sự viêm nhiễm xảy ra tại các tuyến Herrman -Desfosses nằm trong ống hậu môn. Quá trình viêm nhiễm này tạo ra ổ áp xe nằm trong khoang gian cơ thắt hậu môn, từ đây mủ lan ra xung quanh hậu môn và lan ra ngoài da tạo thành các ổ áp xe hậu môn. Đường rò là hậu quả của một áp xe hậu môn không được điều trị hoặc điều trị không đúng tạo thành. Như vậy RHM và áp xe hậu môn là 2 giai đoạn của một quá trình bệnh lý, áp xe là giai đoạn cấp tính, rò hậu môn là giai đoạn mãn tính.

Bệnh RHM nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì kết quả rất tốt. Nếu để muộn đường rò có thể lan rộng ra ngày càng phức tạp hơn, thậm chí tạo ra những ổ áp xe lan rộng vùng hậu môn, trực tràng, tầng sinh môn và ổ bụng gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, tử vong.

Ảnh 1: Đường rò hậu môn

Phân loại rò hậu môn

Có nhiều cách phân loại bệnh rò hậu môn

  • Phân loại theo sự liên quan cơ thắt để chia thành các thể: Rò gian cơ thắt, rò xuyên cơ thắt, rò trên cơ thắt và rò ngoài cơ thắt [đường rò càng lên cao càng phức tạp]
  • Phân loại theo hình thái lâm sàng gồm có: rò đơn thuần, rò hình móng ngựa, rò kép [2 đường rò khác nhau], rò tam [3 đường rò khác nhau],…

Ảnh 2: Phân loại đường rò theo liên quan cơ thắt hậu môn

Triệu chứng và chẩn đoán

Trong giai đoạn áp xe, bệnh nhân thường đến viện vì bị ổ áp xe cạnh hậu môn sưng nóng, đỏ, đau. Khám lâm sàng thấy ổ áp xe cạnh hậu môn, có thể thấy mủ chảy ra ở lỗ hậu môn

Trong gian đoạn mãn tính tạo thành đường rò, thường thấy sau một thời gian ổ áp xe quanh hậu môn tự vỡ, vết thương tự liền lại được nhưng để lại một lỗ rò ngoài hậu môn đóng vẩy khô, thỉnh thoảng chảy mủ hoặc dịch vàng hôi. Đôi khi thấy ngứa hay xì hơi qua lỗ rò. Bệnh nhân thường đến khám bệnh vì thấy lỗ rò ngoài chảy dịch, mủ bị tái đi tái lại nhiều lần. Khám lâm sàng thấy lỗ rò ngoài và có thể sờ thấy đường rò xơ chắc chạy từ lỗ hậu môn ra lỗ rò ngoài.

Cận lâm sàng bệnh nhân cần làm:

  • Chụp phim cộng hưởng từ [MRI] hậu môn trực tràng có thể giúp đánh giá lỗ trong và các thể lâm sàng khác nhau, giúp phân loại rò và đưa ra chiến lược phẫu thuật phù hợp để có kết quả tốt nhất.
  • Soi đại tràng để loại trừ rò hậu môn do các nguyên nhân khác như lao, ung thư,… [không phải nguyên nhân từ nhiễm khuẩn tuyến Herrman Desfosses].

Các phương pháp điều trị

Phẫu thuật là phương pháp tốt nhất để chữa khỏi bệnh RHM, muốn chữa khỏi bệnh thì phẫu thuật phải đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Phải tìm được lỗ rò trong, phải lấy hết tổ chức xơ, phá hết các ngóc ngách đường rò
  • Đảm bảo chức năng cơ thắt tránh biến chứng mất tự chủ hậu môn

Thể lâm sàng rò móng ngựa

Rò móng ngựa là thể rò hậu môn mà nhiễm khuẩn từ đường rò chính ở giữa lan sang hai bên tạo nên rò hình móng ngựa.

Ảnh 3: Đường rò móng ngựa

Trong các thể bệnh RHM thì rò hình móng ngựa là thể bệnh phức tạp nhất, bởi lẽ: Bản thân định nghĩa và cơ chế bệnh sinh nó đã phức tạp, chẩn đoán bệnh không hề dễ dàng trước và ngay cả trong khi mổ, thời gian điều trị thường kéo dài, tỷ lệ tái phát và các biến chứng sau mổ cao. Điều trị phẫu thuật RMN có thể mổ một thì [một lần mổ], hai thì [hai lần mổ] hoặc ba thì [3 lần mổ] tùy thuộc vào độ cao của đường rò chính và độ phức tạp của các đường rò phụ. Việc lựa chọn mổ một hay nhiều thì nhằm đạt được hai yêu cầu chính là khỏi bệnh mà vẫn giữ được chức năng tự chủ hậu môn bình thường.

Xu hướng chính hiện nay là “phẫu thuật một thì” với nhiều ưu điểm vượt trội: rút ngắn thời gian điều trị, giảm chi phí, giảm đau nhức và phiền toái cho bệnh nhân. Phẫu thuật cần tuân thủ 2 nguyên tắc: cắt đường rò chính [cắt đường rò mở ngỏ ngay hoặc đặt seton cắt đường rò từ từ] và xử trí, dẫn lưu đường rò phụ. Để thực hiện tốt phẫu thuật một thì đòi hỏi phẫu thuật viên cần có kiến thức chuyên sâu, nắm chắc giải phẫu vùng hậu môn trực tràng, sinh bệnh học của bệnh rò hậu môn và đặc điểm tổn thương thể bệnh RMN.

Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa - Gan mật tụy đã thực hiện thành công phẫu thuật này cho nhiều bệnh nhân với kết quả rất tốt.

Mới đây nhất là một trường hợp bệnh nhân bị RMN phức tạp có 6 lỗ rò ngoài: Bệnh nhân V.B.T 46 tuổi quê Thái Bình đến khám bệnh vì xuất hiện 6 lỗ rò quanh hậu môn chảy dịch mủ từng đợt 1 năm nay. Qua hỏi bệnh và khám vùng hậu môn, chúng tôi thấy: khởi đầu bệnh nhân xuất hiện ổ áp xe sưng đau phía sau hậu môn, trước xương cụt, bệnh nhân chỉ điều trị thuốc kháng sinh, ổ áp xe vỡ ra và sau đó thành 2 lỗ rò ngoài ở phía sau hậu môn ở vị trí 5h và 7h [nếu quy ước lỗ hậu môn là tâm của hình đồng hồ ở tư thế bệnh nhân nằm ngửa]. Khoảng 3 tháng sau, bệnh nhân xuất hiện ổ áp xe sưng đau bên trái hậu môn, ổ áp xe vỡ ra tạo thành 3 lỗ rò ngoài ở 1h, 2h và 3h . Và 4 tháng tiếp theo bệnh nhân xuất hiện thêm 1 lỗ rò ngoài ở vị trí 10h [bên phải hậu môn]

Ảnh 4: 6 lỗ rò ngoài trước mổ

Ảnh 5: Hình ảnh đường RMN trên phim MRI

Bệnh nhân được nội soi đại trực tràng và chụp phim cộng hưởng từ tầng sinh môn cho kết quả có đường rò hậu môn hình móng ngựa, có 1 lỗ rò trong ở vị trí 6h, 6 lỗ rò ngoài ở xung quanh hậu môn.

Chúng tôi tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân ngày 28/12/2021, phẫu thuật viên là bác sỹ Nguyễn Thế Hiệp. Thăm dò đánh giá tổn thương trong mổ, chúng tôi thấy có đường rò móng ngựa lỗ trong vị trí 6h tương ứng với kết quả chụp MRI, đường rò này đi vòng quanh phía sau hậu môn và vỡ ra da ở 6 lỗ rò ngoài như mô tả ở trên. Bệnh nhân được phẫu thuật một thì, cắt đường rò chính mở ngỏ ở vị trí 6h, cắt một phần và dẫn lưu 2 đường rò phụ 2 bên. Sau mổ, bệnh nhân được xuất viện sau 4 ngày, chăm sóc vết mổ tại nhà và rút 2 dẫn lưu sau mổ 1 tháng [quá trình này chúng tôi liên lạc, tư vấn và hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc vết thương qua ứng dụng zalo hoặc messenger thường xuyên]. Khám lại sau mổ 3 tháng kết quả rất tốt: Bệnh nhân không bị đau tức hay khó chịu gì ở hậu môn, các vết mổ đã lành sẹo đẹp, không bị tát phát và mất tự chủ hậu môn.

Chủ Đề