Định nghĩa thanh tra là gì

Việc làm Luật - Pháp lý

Thanh tra hay nói cách khác là kiểm soát viên, công việc của những kiểm soát viên là xem xét, đánh giá và cùng lúc xử lý về việc thực hiện pháp luật của tổ chức hoặc là cá nhân do tổ chức, hay là người có quyền về thẩm định thực hiện ttho một trình tự pháp luật quy định để nhằm phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ về lợi ích nhà nước và quyền lợi hợp pháp của chư thể quyền sở hữ của tổ chức hoặc là cá nhân khác.

Hoạt động chính của thanh tra là quản lý về thị trường và được gọi là kiểm soát. Kiểm soát viên và kiểm sát viên là hai ngành khác nhau và cũng không có mối liên quan tới nhau mà nhiều người cũng hay nhầm lẫn.

Thanh tra là gì

Thanh tra “sinh ra” là để bảo vệ về quyền sở hữu công nghiệp, để phục vụ quản lý về nhà nước, cũng là đẻ bảo về lợi ích của nhà nước và cùng với đó là lợi ích hợp pháp của một cá nhân hay tổ chức một cách hợp lý trong nhiều lĩnh vực của sở hữu công nghiệp.

Quyền được thanh tra đó chính là tổ chức và người có đủ thẩm quyền theo quy định của pháp luật, và được phía pháp luật nhà nước giao trách nhiệm.

Đối tượng thanh tra là đối với các tổ chức, và các cá nhân thuộc quyền quản lý của nhà nước, của tổ chức mình. Ví dụ các doanh nghiệp hoạt động, các thânh tra kiểm tra giáy tờ, tài liệu để phòng tráng trường hợp trốn thuế.

Thanh tra sẽ là người thực hiện những yêu cầu cũng như quy định về pháp luật thuộc về phạm vi quản lý nhà nước trong sở hữu công nghiệp của tổ chức mình.

Việc làm Kế toán - Kiểm toán

Hoạt động thanh tra rất quan trọng. Các quy định về hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở kế thừa những quy định còn phù hợp của pháp luật hiện hành đồng thời bổ sung những nội dung mới nhằm tăng cường tính linh hoạt, tích cực, chủ động và tính tự chụi trách nhiệm trong hoạt động của các cơ quan thanh tra, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra. Bên cạnh đó việc tiếp tục quy định hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước thông qua hoạt động thanh tra hành chính và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Luật Thanh tra còn giao cho các cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Do đó nội dung hoạt động thanh tra nhất là hoạt động thanh tra chuyên ngành có những thay đổi nhất định như: thẩm quyền ra quyết định thanh tra, phân công nhiệm vụ thanh tra, nhiệm vụ, quyền hạn của những người tiến hành thanh tra chuyên ngành…. Điều đáng lưu ý là ở những ngành, không thành lập cơ quan thanh tra chuyên trách mà hoạt động thanh tra do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hoạt động thanh tra

Đối với hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, các quy định của Luật Thanh tra đã xác định rõ những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thanh tra; tiếp tục làm rõ hơn quy định về hình thức tiến hành thanh tra là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; xác định rõ trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra và thành viên Đoàn Thanh tra trong quá trình tiến thanh tra; quy định cụ thể hơn về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra và nội dung khác liên quan đến hoạt động thanh tra như: hồ sơ thanh tra, trách nhiệm của cơ quan điều tra… Đặc biệt là việc bổ sung quy định về xử lý hành vi không thực hiện yêu cầu, kết luận, quyết định về thanh tra; xử lý hành vi vi phạm pháp luật của người ra quyết định thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, công tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra.

2.1. Quy trình chung của hoạt động thanh tra

Các hoạt động về thanh tra sẽ dược diễn ra theo các quy trình sau

- Chuẩn bị thanh tra: Công tác chuẩn bị giúp cho hoạt động thanh tra diễn ra thuận lợi, chủ động, có mục tiêu rõ ràng. Các công việc chuẩn bị cho cuộc thanh tra bao gồm những hoạt động chuẩn bị trước khi ban hành quyết định thanh tra và sau khi ban hành quyết định thanh tra.

Quy trình chung của hoạt động thanh tra

Trước khi ban hành quyết định thanh tra, cơ quan thanh tra có thể tiến hành thu thập các thông tin về đối tượng thanh tra và xây dựng kế hoạch cuộc thanh tra. Nguồn thông tin có thể được thu thập từ báo cáo, dữ liệu của các cơ quan, từ phản ánh của cơ quan truyền thông hoặc từ khiếu nại, đơn tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trên cơ sở phân tích những thông tin thu thập được đề xuất những nội dung cần thanh tra và xây dựng kế hoạch thanh tra. Kế hoạch thanh tra gồm những nội dung cơ bản như: mục đích, yêu cầu cuộc thanh tra, nội dung thanh tra, danh sách các tổ chức, đơn vị, cá nhân được thanh tra, xác minh, thời hạn thanh tra, đề xuất nhân sự Đoàn Thanh tra hoặc thanh tra viên tiến hành thanh tra độc lập.

Sau khi quyết định thanh tra được ban hành, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm tổ chức họp Đoàn Thanh tra để quán triệt kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt, bàn các biện pháp cụ thể để tổ chức thực hiện kế hoạch, giao nhiệm vụ cho từng thành viên, thống nhất phương pháp tiến hành. Đoàn Thanh tra hoặc thanh tra viên độc lập phải chuẩn bị đầy đủ các văn bản pháp luật, các chính sách, chế độ liên quan đến nội dung thanh tra; chuẩn bị phương tiện, thiết bị, kinh phí và những điều kiện vật chất  cần thiết khác phục vụ cho hoạt động thanh tra.

Quy trình chung của hoạt động thanh tra

- Ban hành quyết định thanh tra: Ban hành quyết định thanh tra căn cứ vào kế hoạch thanh tra, khi có yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Nội dung quyết định thanh tra phải nêu rõ: phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn thanh tra; trưởng đoàn, thanh tra viên và các thành viên khác của Đoàn Thanh tra. Chậm nhất là 05 ngày, kể từ ngày ký quyết định thanh tra, quyết định thanh tra phải được gửi cho đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất.

Người ban hành quyết định thanh tra đồng thời phê duyệt kế hoạch cuộc thanh tra. Trường hợp thanh tra có nội dung đơn giản, thanh tra đột xuất, quyết định thanh tra được ban hành trước khi có kế hoạch thanh tra, sau khi có quyết định thanh tra, trưởng Đoàn Thanh tra [hoặc thanh tra viên, người được giao thanh tra] xây dựng kế hoạch thanh tra trình người ra quyết định thanh tra phê duyệt.

Tiến hành thanh tra: Trong quá trình thanh tra, Đoàn Thanh tra, Thanh tra viên, người được giao thanh tra tiến hành các công việc sau:

Thu thập và nghiên cứu, phân tích, so sánh, đối chiếu, kiểm tra, xác định tính hợp pháp, hợp lý, trung thực của các tài liệu, số liệu, thông tin. Tài liệu, số liệu được thu thập, sử dụng trong quá trình thanh tra được bảo quản, khai thác, sử dụng đúng mục đích. Nếu cần giữ nguyên trạng, Trưởng đoàn thanh tra ra quyết định niêm phong một phần hoặc toàn bộ tài liệu.

Yêu cầu giải trình: đối với những sự việc, tài liệu chưa rõ, chưa đủ cơ sở kết luận, thì yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình bằng văn bản có chữ ký của người giải trình.

Đối thoại, chất vấn: trong trường hợp cần thiết có thể tổ chức đối thoại, chất vấn đối tượng thanh tra, cá nhân, tổ chức để làm rõ thêm nội dung vụ việc. Diễn biến, nội dung của đối thoại, chất vấn phải được lập biên bản đầy đủ, trường hợp cần thiết thì ghi âm lại toàn bộ cuộc đối thoại, chất vấn.

Thanh tra, điều tra

Thẩm tra, xác minh: để làm rõ thêm về đối tượng thanh tra, các tài liệu, số liệu thì trưởng đoàn, thanh tra viên có thể quyết định thẩm tra, xác minh.

Làm việc với cơ quan quản lý, cá nhân, tổ chức có liên quan: Đoàn Thanh tra, thanh tra viên có thể làm việc với cơ quan chủ quản của đối tượng thanh tra về những sự việc liên quan đến việc chỉ đạo, quản lý [nếu không đến làm việc trực tiếp thì có yêu cầu bằng văn bản]. Nếu có phản ánh của cá nhân, tổ chức liên quan đến đối tượng, nội dung thanh tra thì Đoàn Thanh tra, thanh tra viên có thể làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức đã phản ánh vụ việc.

Trưng cầu giám định: với những vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật của các lĩnh vực khác nhau mà Đoàn Thanh tra không đủ khả năng kết luận thì Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên báo cáo người ra quyết định thanh tra quyết định trưng cầu giám định.

2.2. Hoạt động thanh tra hành chính

Trong hoạt động thanh tra hành chính, cơ quan quản lý [hoặc cơ quan thanh tra] có thể thanh tra toàn diện hoạt động của đối tượng thanh tra hoặc chỉ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ trên một mặt hoạt động nhất định.

- Quyết định thanh tra hành chính: Quyết định thanh tra là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra và cho thấy một cuộc thanh tra sẽ được thực hiện trong đó xác định những vấn đề hết sức quan trọng như phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra và nhiều nội dung khác của cuộc thanh tra. Vì vậy, khi ban hành quyết định thanh tra, người có thẩm quyền phải căn cứ vào kế hoạch thanh tra đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nếu là thanh tra đột xuất thì phải căn cứ vào yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, yêu cầu giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật đã phát hiện được để ban hành quyết định thanh tra. Theo qui định của Luật Thanh tra thì hoạt động thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định thanh tra và những người sau đây có thẩm quyền ban hành quyết định thanh tra: Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra để thực hiện quyết định thanh tra; khi xét thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn Thanh tra.

Như vậy ra quyết định thanh tra chủ yếu do Thủ trưởng cơ quan thanh tra ban hành. Việc quy định này đề cao và tăng cường tính tích cực, chủ động theo chức năng của các cơ quan thanh tra nhà nước. Trường hợp vụ việc phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp hoặc ảnh hưởng lớn đến tình hình chính trị - xã hội ở địa phương, bộ ngành hoặc vì lý do cần thiết khác thì Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ra quyết định thanh tra.

Việc làm Công chức - Viên chức

3. Quyền và nghĩa vụ của hoạt động thanh tra

Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thể hiện quan điểm mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Trong quá trình chịu sự thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đối tượng thanh tra mà thực chất là đối tượng chịu sự quản lý có quyền chứng minh cho các cơ quan có thẩm quyền về việc làm đúng đắn của mình hoặc có biện pháp bảo vệ tích cực như khiếu nại, tố cáo đối với những quyết định không đúng, hành vi lộng quyền, lạm quyền, vi phạm pháp luật từ phía những người tiến hành thanh tra. Mặt khác đối tượng thanh tra còn phải có những nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định về những việc làm của mình, nhất là những hành vi vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, việc qui định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra xuất phát từ yêu cầu tăng cường tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ trong hoạt động thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. Trong pháp luật hiện hành của nhà nước Việt Nam hiện nay thì đã có quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh tra, và nó được cụ thể như sau:

3.1. Quyền của từng đối tượng thanh tra

Vấn đề thứ nhất đó chính là giải trình về vấn đề có liên quan đến các nội dung thanh tra.

Tiếp theo đó chính là yêu cầu về bồi thường thiệt hại theo những quy định của pháp luật đã được đề ra.

Quyền của từng đối tượng thanh tra

Thứ tư, yêu cầu bồi thường thiệt hại theo qui định pháp luật: yêu cầu được bồi thường là quyền quan trọng trong số các quyền của đối tượng thanh tra. Đối tượng thanh tra có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại là vì trên thực tế hoạt động thanh tra cũng có thể dẫn đến những lầm lẫn hoặc vi phạm gây ra thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra. Việc ghi nhận quyền yêu cầu được bồi thường thể hiện rõ quan điểm của nhà nước ta trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trước hành vi vi phạm, gây ra thiệt hại từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Tuy nhiên Luật thanh tra chỉ qui định về nguyên tắc, còn các vấn đề cụ thể liên quan đến quyền yêu cầu bồi thường, trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước, việc bồi hoàn của cán bộ, công chức được thực hiện theo qui định của pháp luật về bồi thường.

Xem thêm: Cảnh sát kinh tế làm gì? Những điều liên quan đến nghề cảnh sát

3.2. Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

Thứ nhất, đối tượng thanh tra phải chấp hành quyết định thanh tra một cách nghiêm túc, đầy đủ.

Thứ hai,và cũng là quan trọng nhất, tất cả các nhân viên thanh tra phải cùng lúc, phải nhanh chóng để phát hiện cũng như xử lý về tình huống, đầy đủ, đúng và chính xác, không sai lệch về thông tin đi cùng với đó là các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của người ra quyết định thanh tra, đội trưởng của toàn đội thanh tra, thanh tra viên, cùng với một số những người khác được gioa nhiệm vụ tương tự về thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra và phải nếu như có sai sót thì đoàn thanh tra trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Mọi hành vi trốn tránh, cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, thiếu chính xác các thông tin liên quan đến nội dung thanh ttra mà đối tượng thanh tra có được đề là hành vi vi phạm và sẽ bị xử lý tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm

Thứ ba, phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của người ra quyết định thanh tra, Trưởng Đoàn Thanh tra, thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của Đoàn Thanh tra và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

Các yêu cầu, kiến nghị, quyết định của những người tiến hành thanh tra trong quá trình thanh tra và các yêu cầu, kiến nghị, quyết định, kết luận sau thanh tra thì đối tượng thanh tra đều phải chấp hành, thực hiện một cách đầy đủ, nghiêm túc. Mọi hành vi cản trở, chống đối, không chấp hành, chấp hành không đầy đủ, thiếu nghiêm túc đều phải bị xử lý trước pháp luật.

Bài viết trên của timviec365.vn, đã giải đáp được cho độc giả về Thanh tra là gì? Để từ đó độc giả sẽ hiểu hơn về nghề cũng như có định hướng rõ ràng hơn nghề nghiệp trong tương lai của mình. Timviec365.vn là mọt trang tin hàng đầu chuyên về đăng tin tuyển dụng, giúp ứng viên và nhà tuyển dụng đến gần nhau hơn. Chúc các bạn thành công với công việc của timviec365.vn

Video liên quan

Chủ Đề