Đỗ văn dũng là ai

Ngay sau khi Hội đồng trường ban hành nghị quyết và đề nghị Bộ GD&ĐT công nhận  chức vụ Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM [HCMUTE] nhiệm kỳ 2020-2025 đối với PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh dư luận đã có ý kiến trái chiều, cho rằng có sự thiếu minh bạch. Theo đó, nhân sự được chọn thấp phiếu dưới 50% ở bước 2 nhưng lại được  cao phiếu ở bước 3 được xem là một trong những nguyên nhân.

Xung quanh vấn đề này, Báo Giáo dục & Thời đại có cuộc trao đổi với PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng đương nhiệm HCMUTE.

Nội dung nghị quyết mới ban hành của Hội đồng trường HCMUTE

- Là hiệu trưởng đương nhiệm, ông thấy thế nào xung quanh những ý kiến trái chiều về việc bầu chọn hiệu trưởng của nhà trường vừa qua?

- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Mấy hôm nay có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc “bầu Hiệu trưởng” của nhà trường, nhưng việc đầu tiên tôi khẳng định, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM là trường ĐH công lập nên việc quyết định nhân sự hiệu trưởng là quy trình mà cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm làm quy trình bổ nhiệm Viên chức quản lý, chứ không phải là Quy trình bầu Hiệu trưởng.

Chính vì đây là Quy trình bổ nhiệm nên phải thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục bổ nhiệm Viên chức quản lý quy định trong Nghị định 115/2020/NĐ-CP ban hành ngày 25/9/2020  quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý Viên chức, chứ không thực hiện theo Quy chế Bầu cử.

Dư luận có nhiều thắc mắc xoay quanh vấn đề này có lẽ do hiểu lầm đây là Quy trình bầu Hiệu trưởng  và do chưa tìm hiểu rõ quy trình Bổ nhiệm viên chức Quản lý [ở đây là Hiệu trưởng] được quy định trong Nghị định 115/2020/NĐ-CP, do đây là một quy định mới được ban hành.

- Một số ý kiến thắc mắc về quy trình 7 bước bầu hiệu trưởng, cụ thể ở  Bước 2 PGS.TS Nguyễn Trường Thịnh [Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy] thấp phiếu hơn PGS.TS Lê Hiếu Giang [Phó Hiệu trưởng] và không đủ trên 50% số phiếu bầu, thế nhưng vẫn được chọn giới thiệu ở Bước 3? Vậy, liệu có khuất tất ở bước thứ 2 và bước thứ 3?

- Trong quy định của Nghị định 115/2020/NĐ-CP, bước 2 và bước 3 đều là các bước giới thiệu nhân sự, chỉ khác nhau là bước giới thiệu do hai tập thể khác nhau giới thiệu. Ở bước 2 là do Tập thể lãnh đạo mở rộng, và bước 3 là do Tập thể lãnh đạo nhà trường giới thiệu.

Chính vì lý do đó trong quy định của Điều 46  Nghị định 115/2020/NĐ-CP nêu rõ ở bước 3 “Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 1 người cho một chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định”.

Việc  tập thể lãnh đạo và tập thể lãnh đạo mở rộng có các đánh giá khác nhau dẫn đến kết quả giới thiệu khác nhau là hết sức bình thường, không có gì là “bất thường”.

Cũng chính vì kết quả giới thiệu của bước 2 và 3 khác nhau là vấn đề bình thường nên Nghị định 115/2020/NĐ-CP đã quy định rõ: “Trường hợp nếu kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo khác với kết quả phát hiện, giới thiệu nhân sự ở bước 2 thì báo cáo, giải trình rõ với cơ quan, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo”.

Cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm ở đây đã được quy định trong Luật Giáo dục Đại học là Hội đồng trường. Do đó, khi có kết quả giới thiệu khác nhau giữa hai hội nghị, Hội đồng trường đã cho ý kiến chỉ đạo bằng phiếu kín. Kết quả phương án theo chỉ đạo của Hội đồng trường được đưa vào lấy Phiếu tín nhiệm ở bước 4.

Ở đây, tôi muốn nói rõ là trong quy trình Bổ nhiệm viên chức quản lý mỗi bước trong quy trình đều có ý nghĩa quan trọng như nhau và mang các ý nghĩa khác nhau, bước 2 và bước 3 là hai bước giới thiệu nhân sự [có thể cho kết quả độc lập]; bước 4 là bước lấy phiếu tín nhiệm, bước 5 là bước quyết định nhân sự.

Để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác nhân sự, nhân sự phải được Đảng ủy biểu quyết thông qua [bước 6]. Do đặc thù riêng của các trường đại học, thẩm quyền quyết định Hiệu trưởng là của Hội đồng trường nên nhân sự phải được sự đồng ý của trên 50% trên tổng số thành viên Hội đồng trường [bước 7].

Nghị định 99/2019/NĐ-CP ban hành ngày 30/12/2019 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học tại Điểm a Khoản 6 Điều 7 có quy định: “[a] Thủ tục quyết định nhân sự hiệu trưởng được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học, phù hợp với quy định của Đảng và pháp luật có liên quan”.

Căn cứ trên 2 Nghị định trên và Luật Giáo dục Đại học, thủ tục quyết định Nhân sự Hiệu trưởng gồm 7 bước đã được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động của HCMUTE, được Hội đồng trường thông qua tại Nghị quyết số 11/NQ-HĐT Ngày 08/1/2021. Kế hoạch thực hiên quy trình quyết định nhân sự Hiệu trưởng đã được nhà trường báo cáo lên Bộ GD&ĐT. Ngày 12/4/2021, nhà trường thực hiện Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng dưới sự kiểm tra, giám sát của đại diện Ban cán sự Đảng, Vụ Tổ chức Cán bộ [Bộ GD&ĐT], đại diện Thường vụ Đảng ủy khối các trường Đại học, Cao đẳng TPHCM.

Một lần nữa, tôi khẳng định việc thực hiện Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng ở HCMUTE thực hiện đúng quy định pháp luật, minh bạch không có khuất tất. Dư luận có thắc mắc này nọ có lẽ do hiểu lầm đây là Quy trình bầu Hiệu trưởng nhưng thực chất đây là quy trình Bổ nhiệm viên chức Quản lý.

- Có ý kiến cho rằng, trong quy trình của nhà trường có quy định nếu bị thấp phiếu dưới 50% ở Bước 2 thì không giới thiệu ở Bước 3, vậy thực hư chuyện thế nào?

- Bước 2 là lấy thư giới thiệu cho các bước tiếp theo chứ không phải bỏ phiếu. Điều 46 của  Nghị định 115/2020/NĐ-CP ghi rõ tập thể lãnh đạo ở bước 3 có thể chọn bất kỳ ai [miễn trong quy hoạch] bằng phương thức bỏ phiếu kín. Hoàn toàn không có đề cập  người dưới 50% thì không được bỏ phiếu. Tập thể lãnh đạo cũng có thể chọn ông Lê Thanh Phúc [0 phiếu] hoặc ông Ngô Văn Thuyên [0 phiếu] là 2 người không có ở bước 2.

Quyền quyết định lớn nhất ở đây là Đảng ủy và Hội đồng trường. Hội đồng trường gồm các đại cử tri đại diện cho toàn thể CBVC vì họ được bầu để thay thế toàn thể chọn hiệu trưởng. Trong đó, còn có một số chi tiết tế nhị mà tôi không tiện đề cập là tại sao Đảng ủy và Hội đồng trường chọn người này mà không chọn người kia. Cũng nên lưu ý là theo luật GDĐH và Nghị định 99 đã chỉ rõ: đối với các cơ sở GD bao gồm cả Thường vụ đảng ủy.

- Ở đây cho thấy có sự không đồng thuận giữa kết quả phiếu bầu của tập thể lãnh đạo trường mở rộng [gồm lãnh đạo trường và các phòng khoa ban ở Bước 2] và kết quả phiếu bầu của tập thể lãnh đạo trường [Bước 3]. Quan điểm của ông về vấn đề này?

- Theo ý kiến của tôi, vấn đề này hết sức bình thường. Như tôi đã nói ở trên, việc 2 tập thể lãnh đạo có các đánh giá khác nhau dẫn đến kết quả giới thiệu khác nhau là việc hết sức bình thường, không có gì là “bất thường”.

Trong Quy trình bổ nhiệm Hiệu trưởng, trách nhiệm của Tập thể lãnh đạo rất nặng nề nên Tập thể lãnh đạo nhà trường rất cân nhắc trong việc giới thiệu, quyết định nhân sự nhằm chọn được nhân sự thực sự có Đức, có Tài, có Tầm nhìn, nhằm lãnh đạo nhà trường ngày càng phát triển.

- Cám ơn ông!

Nhà giáo Ưu tú - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh viết: “Trong thời gian gần đây, tại trường của chúng tôi xảy ra quá nhiều sự việc, gây ảnh hưởng đến thương hiệu của Nhà trường và cả chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đặc biệt là Giáo dục Đại học với trọng tâm là việc trao quyền tự chủ cho các đại học mà Luật 34 đã khẳng định.

Với hơn 35 năm cống hiến cho ngành Giáo dục, 15 năm làm lãnh đạo Nhà trường, tôi thực sự lo lắng cho những thành quả đã đạt được của Nhà trường với công sức đóng góp của cá nhân tôi cùng toàn thể cán bộ viên chức Nhà trường đang bị một nhóm nhỏ cá nhân phá hỏng”.

Nhà giáo Ưu tú - Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. [Ảnh: NVCC]

Theo Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng, câu chuyện nhân sự phức tạp của trường bắt đầu từ sự kiện ông Lê Hiếu Giang [nguyên Phó Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2013-2018] không được Hội đồng trường quyết định [theo đúng quy trình] vào chức vụ Hiệu trưởng. Tại thời điểm này, ông Lê Hiếu Giang chưa có Kết luận của Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Thành phố Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn chính trị vì lúc đó đang là đối tượng của việc kiểm tra và đến tháng 6/2021, Kết luận 611/KL-BGDĐT ngày 25/6/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo kết luận là có hành vi vi phạm kỷ luật.

Hội đồng nhà trường ra nghị quyết về việc đề nghị công nhận Phó giáo sư Nguyễn Trường Thịnh – Trưởng khoa Cơ khí chế tạo máy làm hiệu trưởng nhà trường trong nhiệm kỳ 2020 – 2025 theo Phó Giáo sư Dũng là làm đúng luật, đúng trình tự.

Tuy nhiên, ngày 6/7, Bộ Giáo dục có công văn gửi Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh thông báo lý do không công nhận hiệu trưởng trường này.

Theo thầy Dũng, lý do không công nhận Hiệu trưởng được nêu tại công văn 2787/BGDĐT-TCCB ngày 06/07/2021 là không đúng với các quy định Pháp luật hiện hành.

Lý do không công nhận cho rằng: ngày 12/04 /2021 Cô Trương Thị Hiền có tư cách Phó Hiệu trưởng và Thường vụ Đảng ủy nếu không có Thông báo 07/HĐT [Thông báo Hội đồng trường không giao thực hiện chức trách nhiệm vụ Thẩm quyền Phó Hiệu trưởng cho Cô Hiền], vì có thông báo 07 nên Cô Hiền không được tham gia các bước trong quy trình chọn Hiệu trưởng và việc này ảnh hưởng đến kết quả thực hiện quy trình.

Theo quan điểm của thầy Dũng: “Theo Nghị định 115 của Chính phủ, tại thời điểm 12/04/2021 cô Hiền đã hết thời hạn bổ nhiệm, không có quyết định bổ nhiệm lại, không có quyết định [Nghị quyết Hội đồng trường] giao nhiệm vụ thì không được thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền của Phó Hiệu trưởng.

Về việc tại sao không giao thực hiện chức trách, nhiệm vụ, thẩm quyền cho cô Trương Thị Hiền: Theo Luật Giáo dục Đại học, việc bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng phải dựa trên đề xuất của Hiệu trưởng và phải đủ tiêu chuẩn theo quy định Pháp luật hiện hành [Thông báo số 1523/TB-BGDĐT ngày 3/12/2020 đã nêu cô Trương Thị Hiền chịu trách nhiệm việc thanh quyết toán kinh phí bù học phí sinh viên sư phạm không đúng quy định, đang chờ xem xét kỷ luật], tôi lúc đó với vai trò Hiệu trưởng chỉ đề xuất giao thực hiện nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng cho anh Lê Hiếu Giang mà không đề xuất giao cho cô Trương Thị Hiền vì cô Hiền không đủ tiêu chuẩn Phó Hiệu trưởng theo quy định trong Quy chế tổ chức hoạt động của trường [kể cả không đủ tiêu chuẩn về ngoại ngữ]. Tôi không đề xuất cô Hiền là theo đúng quy định nên Hội đồng trường không có cơ sở [theo đúng luật] giao thực hiện nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng cho Cô Hiền”.

Cũng theo thầy Dũng, việc phán xét tính đúng sai của một thông báo thuộc thẩm quyền của Hội đồng trường phải chăng đang can thiệp một cách quá thô bạo vào quyền tự chủ đại học của Hội đồng trường Đại học, gây mất niềm tin và uy tín của Bộ Giáo dục Đào tạo đối với các Thành viên Hội đồng Trường là các doanh nhân, nhà khoa học ngoài xã hội đang rất nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp Giáo dục, đóng góp cho những sự đổi mới nền giáo dục, xây dựng các trường Đại học tự chủ có uy tín.

Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng cũng cho rằng: “trong bối cảnh hàng loạt Luật mới ra đời đặc biệt là Luật Giáo dục Đại học, các trường Đại học tự chủ phải thay đổi tư duy, cách làm mới nhưng luôn tuân thủ các quy định Pháp luật là một bài toán không hề dễ cho các trường, trong khi đáng nhẽ các đơn vị quản lý tại Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hỗ trợ, đặc biệt là các giải pháp để các trường hoạt động hiệu quả, phát huy tính tự chủ đúng theo quy định, thì không hiểu có vấn đề gì mà riêng với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh luôn bị làm khó mặc dù đó là các yêu cầu hướng dẫn để chúng tôi làm đúng quy định pháp luật, hỗ trợ chúng tôi tháo gỡ các khó khăn”.

Cũng trong tâm thư, Phó Giáo sư Dũng nêu sự việc liên quan đến Phó hiệu trưởng Lê Hiếu Giang [người không được bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng đã nêu ở trên].

Cụ thể, ông Lê Hiếu Giang ký văn bản có các điều khoản miễn trừ học phí cho các học viên được miễn học và miễn thi học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ, các quy định này sai quy chế đào tạo Thạc sĩ [việc miễn học và miễn thi học phần không được quy định trong quy chế] và vượt thẩm quyền. Việc ký văn bản vượt thẩm quyền và sai quy định pháp luật đã làm cơ sở để bộ phận sau đại học của phòng Đào tạo miễn giảm học phí sai quy định, dẫn tới thất thoát học phí Đào tạo thạc sĩ.

Hậu quả là Phòng Đào tạo miễn giảm trực tiếp học phí Cao học, số liệu tạm tính tổng số học phí thất thoát của 9.366 tín chỉ theo mức học phí trung bình của 3 năm 2018-2020 là 7.686.364.000 đồng.

Các số liệu minh chứng đã được báo cáo cụ thể, khi phản hồi dự thảo Kết luận Thanh tra, Nhà trường cũng có ý kiến phản hồi chính thức về điều này, nhưng Đoàn Thanh tra vẫn kết luận việc thất thoát học phí là không có cơ sở.

Trong quá trình thực hiện Kết luận 611/KL-BGDDT, việc Anh Lê Hiếu Giang để mảng đào tạo sau đại học [do Anh Lê Hiếu Giang trực tiếp phụ trách] cho phép người học hoàn thành các khóa học bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn đã học trước khi trúng tuyển Cao học, lấy kết quả các khóa học ngắn hạn chuyển điểm thành kết quả học các môn học khi học Thạc sĩ không có căn cứ pháp lý và sai quy định [đã được kết luận tại Kết luận số 611/KL-BGDĐT chỉ rõ] gây rất nhiều vấn đề phức tạp khi xử lý học vụ các tín chỉ đã chuyển điểm sai quy định này. Nhà trường theo kiến nghị tại Kết luận 611/KL-BGDĐT đã báo cáo và kiến nghị Vụ Giáo dục Đại học về biện pháp xử lý, nhưng dù đã gởi công văn 3 lần, không biết vì lý do gì mà Vụ không có công văn phúc đáp để nhà trường xử lý nghiêm.

“Khi còn là Hiệu trưởng, tôi đã ngăn chặn vấn đề này bằng các quyết định hủy bỏ các văn bản cho phép cấp chứng chỉ môn học sau Đại học, để không có cơ sở cho việc chuyển điểm, mặc dù vậy bất chấp việc không có chứng chỉ, Anh Lê Hiếu Giang vẫn để mảng đào tạo sau đại học cho chuyển điểm không có căn cứ. Thậm chí Anh Lê Hiếu Giang và một số lãnh đạo Phòng đào tạo, lãnh đạo các Khoa liên quan đến sai phạm này còn đòi tiếp tục chuyển điểm cho hơn 500 học viên khác, với hơn 14.000 tín chỉ dù đã có kiến nghị chấm dứt của Thanh tra từ KL 01/TTr-BGDĐT từ đầu năm 2018 và Kết luận 611/KL-BGDĐT ngày 30/06/2021.

Thực sự tôi vô cùng đau lòng trước các sự việc đã xảy ra trong khoảng thời gian vừa qua, Anh Lê Hiếu Giang chính là người tôi giới thiệu, đề xuất lên vị trí lãnh đạo Nhà trường khi tôi nhận nhiệm vụ Hiệu trưởng, là người tôi tin tưởng giao phó một trọng trách lớn phụ trách mảng đào tạo là mảng vô cùng quan trọng trong Nhà trường, vậy mà anh ấy đã để xảy ra các sai phạm nghiêm trọng về quản lý đào tạo sau Đại học, làm thất thoát học phí cao học của Nhà trường”, thầy Dũng bày tỏ trong tâm thư gửi Bộ trưởng.

Trước những sự việc trên, Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng cũng nhận trách nhiệm về mình: “Tôi nghiêm khắc nhận trách nhiệm của mình khi để các sai phạm xảy ra trong quá trình tôi làm Hiệu trưởng, tôi đã tự nhận các kỷ luật hành chính một cách nghiêm khắc với tư cách nguyên Hiệu trưởng, tôi sẵn sàng nhận các kỷ luật nghiêm khắc trước Đảng và nhân dân với tư cách Đảng viên”.

Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng khẩn thiết mong Bộ trưởng xem xét lại các lý do đưa ra cho việc không công nhận chức danh Hiệu trưởng của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh có đúng quy định không, và thực hiện việc này theo đúng quy định Pháp luật để Nhà trường nhanh chóng có Hiệu trưởng, giải quyết nghiêm và nhanh chóng các hậu quả của các cá nhân sai phạm gây ra.

Trả lời tâm thư của Phó Giáo sư Đỗ Văn Dũng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn viết:

“Tôi ghi nhận mối quan tâm của thầy với công việc của Trường và của Ngành. Đối với những vấn đề của Trường, Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo và cá nhân tôi đã tin tưởng, ủy quyền cho Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cùng Đoàn công tác chỉ đạo giải quyết.

Những ý kiến phản ánh của Thầy, cùng rất rất nhiều ý kiến từ cán bộ, giảng viên của Trường mà Bộ nhận được qua các đơn thư phản ánh, kiến nghị, tố cáo trong thời gian qua và qua các buổi làm việc trực tiếp của Đoàn công tác trong tuần vừa rồi, mặc dù rất khác nhau, sẽ được lãnh đạo Bộ xem xét thấu đáo và chỉ đạo giải quyết công tâm, khách quan theo đúng quy định, dựa trên đầy đủ minh chứng.

Mong thầy với tư cách là một nguyên lãnh đạo Trường, trước hết là của một đảng viên, một nhà giáo tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong mọi công tác, góp phần sớm ổn định hoạt động của Trường”.

Linh Trang

Video liên quan

Chủ Đề