Doanhnhansaigon.vn vì sao mua sắm trực tuyến chưa hút khách

Đơn hàng tăng vọt

Khi thông tin về dịch Covid-19 bắt đầu lan rộng, nhu cầu mua sắm, đặc biệt là khẩu trang và nước rửa tay đã tăng mạnh tại các sàn thương mại điện tử, như tại Tiki, lúc cao điểm có khoảng 3.000 - 4.000 đơn hàng/phút. Theo ông Ngô Hoàng Gia Khánh - Phó tổng giám đốc Phát triển Công ty CP Tiki, chỉ trong tuần đầu tiên, số khẩu trang bán ra đã tăng 8 lần, nước rửa tay tăng hơn 10 lần. Từ đầu tháng 2 đến nay, mức tăng trưởng đạt 15% so với thời kỳ cao điểm cuối năm 2019.

Cũng trong vòng một tháng qua, tại sàn thương mại điện tử Lazada, nhu cầu mua sắm các mặt hàng xịt phòng, khử khuẩn đã tăng hơn 160%, tã giấy và giấy vệ sinh tăng hơn 60%, đồ hộp và thực phẩm đóng gói tăng hơn 50%.

Trong lĩnh vực bán lẻ, mua hàng online, mua hàng qua điện thoại tại các siêu thị cũng tăng đột biến. Đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM [Saigon Co.op] cho biết, kênh mua sắm qua điện thoại, qua website ở hệ thống siêu thị Co.opmart đã tăng rất cao. Chỉ trong ngày ghi nhận ca nhiễm thứ 17 tại Việt Nam, số đơn hàng online tại Co.opmart đã tăng gấp 10 lần. Đến nay, lượng khách mua sắm online và qua điện thoại tại Co.opmart tăng gấp 4-5 lần so với trước.

Số lượng đơn hàng online tại trang thương mại điện tử SpeedL [thuộc Lotte Mart] cũng tăng 150-200% từ khi dịch Covid-19 bùng nổ. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, nguồn hàng của hệ thống siêu thị Lotte Mart phân bổ cho trang online tăng gấp đôi, gấp ba so với trước.

Trong khi đó, từ ngày 1-12/3/2020, các siêu thị Big C hoàn tất hơn 1.000 đơn hàng qua điện thoại. Chuỗi siêu thị này dự kiến đạt khoảng 3.000 đơn hàng trong tháng 3, tăng 200% so với tháng 2. Bà Nguyễn Thị Phương - Phó tổng giám đốc Central Retail tại Việt Nam [đơn vị chủ quản của Big C và GO!] cho biết, nhằm tạo thuận lợi cho người dân mua sắm lương thực, thực phẩm, đồ tiêu dùng, Big C đang tăng cường hình thức thương mại điện tử.

Cùng với mua sắm qua mạng, thanh toán trực tuyến cũng tăng mạnh. Ông Nguyễn Bá Diệp - Phó chủ tịch Ví MoMo cho biết, lượng giao dịch qua ví điện tử từ sau Tết Canh Tý đã tăng hơn 100%, giá trị các giao dịch trung bình tăng từ 50-100% do người tiêu dùng mua sắm một lúc nhiều thứ hơn so với thời gian trước.

Thay đổi hành vi tiêu dùng

Nghiên cứu của Nielsen Việt Nam mới đây cho thấy, nhiều người Việt Nam nghĩ rằng chợ, siêu thị là những nơi dễ lây lan virus Corona biến thể, đặc biệt là chợ truyền thống. Họ dành nhiều thời gian ở nhà và lên mạng, do đó mua sắm online, giao hàng tận nhà tăng tối đa. Trong 500 người được Nielsen và Infocus Mekong Mobile Panel phối hợp khảo sát tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng thì có hơn một nửa cho biết giảm tần suất đến siêu thị và các cửa hàng tạp hóa. Tỷ lệ này đối với chợ truyền thống lên đến 60%. Bên cạnh đó, 25% người tiêu dùng đã tăng cường mua sắm trực tuyến và giảm mua sắm bên ngoài. Và có đến 45% số người được khảo sát cho biết đang dự trữ thức ăn tại nhà nhiều hơn trước đây.

Theo Vụ Thị trường trong nước [Bộ Công Thương] những ngày qua, do lo ngại dịch Covid-19 nên sức mua tại các chợ đã giảm 20-30%. Nhu cầu mua sắm giảm đã kéo theo lượng hàng hóa kinh doanh tại các chợ giảm đến 50-70%, doanh thu giảm 50-80%.

Không chỉ vậy, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tiêu dùng của người Việt Nam. Cụ thể, 47% số người thay đổi thói quen ăn uống trong khi 60% thay đổi cách giải trí, vui chơi. Có đến 70% người Việt đã xem lại kế hoạch du lịch. Theo ông Mohit Agrawal - Giám đốc bộ phận thấu hiểu hành vi tiêu dùng của hãng nghiên cứu Nielsen, số lần đi chợ, siêu thị giảm nên giá trị giỏ hàng buộc phải tăng để đáp ứng nhu cầu tích trữ. Do đó, doanh thu trong ngắn hạn của các siêu thị, thương mại điện tử sẽ tăng cao. Và đây là cơ hội để các chuỗi siêu thị và nhà hàng mở rộng dịch vụ giao nhận tận nhà.

Đáp ứng nhu cầu và hành vi đang thay đổi của người tiêu dùng, hiện nay hầu hết siêu thị như Lotte Mart, Satramart, Co.opmart, Big C, Bách hóa Xanh... đều có dịch vụ “đi chợ thuê”. Người tiêu dùng chỉ cần “lướt”, “chạm” hoặc gọi điện thoại là hàng sẽ được giao đến tận nơi. Với nhóm hàng thực phẩm, nhiều nơi như Đi chợ nhanh, Đi chợ dùm bạn... còn nhận sơ chế, nấu nướng theo yêu cầu của khách.

Đánh giá về sự bùng nổ của các dịch vụ trực tuyến trong thời gian này, ông Mohit Agrawal cho rằng: “Đây là xu hướng tất yếu và sẽ được duy trì trong dài hạn. Ứng dụng công nghệ là bước chuyển tự nhiên trong kinh doanh, Covid-19 chỉ thúc đẩy hoạt động này diễn ra sớm hơn. Doanh nghiệp nào bắt đầu sớm thì thu lợi sớm”.

Theo ông Nguyễn Ngọc Dũng - Phó chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, trong bối cảnh người mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại giảm mạnh vì lo sợ lây nhiễm dịch Covid-19, thì kênh mua sắm online được lựa chọn. Tuy nhiên, nhà kinh doanh thương mại điện tử cũng cần nắm thị hiếu khách hàng để thay đổi nhóm hàng sao cho phù hợp với nhu cầu.

  • 6 kỹ năng cần thiết trường kinh doanh không dạy bạn

  • Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2020

  • Khởi nghiệp vượt đại dịch Covid-19

Báo cáo cũng dự đoán về xu hướng tiêu dùng trên TMĐT dịp cuối năm [từ tháng 10/2021 tới tháng 1/2022]. Theo đó, thói quen mua sắm trực tuyến vẫn phát huy trong trạng thái bình thường mới.Người tiêu dùng tiếp tục hướng đến việc lựa chọn mua hàng vào các dịp lễ hội mua sắm lớn như “Lễ hội mua sắm 11.11 - 1 ngày sale to”, Lễ hội mua sắm 12.12 trên các sàn TMĐT; theo dõi và chọn mua các sản phẩm có giá giảm sâu, thu thập voucher từ mục “mã giảm giá”, voucher tích lũy và tham gia các chương trình mua sắm kết hợp giải trí, game quy đổi ưu đãi …

Xu hướng kinh doanh trên sàn TMĐT tiếp tục là phương thức hiệu quả. Các sàn TMĐT tiếp tục đầu tư mạnh hơn vào logistics để tiếp tục đáp ứng và nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng. Các ngành hàng bách hóa, điện tử và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt. Xu hướng mua sắm cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ, có thể bắt đầu từ cuối tháng 11, đầu tháng 12, và tập trung vào các nhóm hàng cá nhân như quần áo, mỹ phẩm, sản phẩm cho bé…vì nỗi lo dịch bệnh trở lại, lo ngại thiếu hụt hàng hóa hay giao hàng gián đoạn.

Mua sắm online ngày càng tăng

Cũng theo báo cáo, trong quý 3/2021ngành hàng bách hóa đứng đầu doanh thucủa Lazada với mức tăng trưởng hơn gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Song song đó, các hoạt động giải trí tại nhà tiếp tục được người dân ưu tiên lựa chọn. Cụ thể, tổng doanh thu thông qua LazLive tăng hơn gấp 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái và lập kỷ lục với doanh thu 700 triệu đồng được ghi nhận chỉ trong 2 giờ livestream vào lễ hội mua sắm 9.9 vừa qua. Cácchương trình ưu đãi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cũng như “Lễ hội mua sắm 9.9 – Siêu sale chính hãng, Hạ cánh LazMall” với hơn 4,000 thương hiệu chính hãng uy tín trong nước và quốc tế tham dự.

Giảm trung thành với nhãn hàng!

Trong 8 tháng đầu 2020, Covid làm tê liệt kinh tế toàn cầu, kéo theo những thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng. Có những hành vi thay đổi tạm thời nhưng có hành vi ở lại ngay khi đại dịch đi qua.

Về thay đổi tạm thời, nhu cầu mua hàng nhu yếu phẩm tăng cao do nhu cầu tích trữ, trong khi mua sắm đồ xa xỉ, du lịch, giải trí giảm mạnh nhưng chỉ là tạm thời vì khi các trung tâm thương mại, giải trí, nhà hàng mở cửa trở lại sẽ hút khách hàng.

Vậy đâu là những thay đổi vẫn tiếp diễn? Đó là việc người dùng có thiên hướng quan tâm giá cả và giá trị nhiều hơn do thất nghiệp hoặc thu nhập giảm sút. Họ có xu hướng thắt lưng buộc bụng, dè dặt chi tiêu, để ý đến giá cả nhiều hơn, dùng thử những nhãn hàng mới, có thể không quay lại với những nhãn hàng cũ trước đây. Thêm vào đó, thương mại điện tử [TMĐT] cũng mở ra cho khách hàng nhiều lựa chọn, vì thế sự trung thành của khách hàng với nhãn hàng dễ bị lung lay hơn.

Ngoài thay đổi thói quen mua hàng, người dùng còn thay đổi phương thức mua hàng, chuyển sang mua online nhiều hơn. Ngay cả những nhóm khách hàng không quen dùng công nghệ như người già cũng buộc phải thích nghi. Thói quen này sẽ vẫn tiếp tục sau khi đại dịch kết thúc. Lý do là khi người dùng đã vượt qua được tâm lý ban đầu thì họ sẽ thích sự tiện lợi mua sắm trên website, dễ thanh toán, hàng ship nhanh…

Một số việc doanh nghiệp phải làm ngay

Trước hết là kênh phân phối. Trước đây DN dựa vào siêu thị, cửa hàng, đại lý thì nên chuyển hướng đầu tư mạnh vào kênh bán hàng online. Để thành công trong TMĐT thì DN nên đầu tư vào nền tảng công nghệ, nâng cấp website và tạo app mua sắm trên điện thoại. DN cũng nên đầu tư vào trải nghiệm mua hàng online của khách hàng. Ví dụ website bán hàng phải có hình ảnh sản phẩm bắt mắt, các công cụ tìm kiếm sản phẩm phải được tối ưu, mô tả sản phẩm phải chi tiết, đầy đủ và thuyết phục, các lựa chọn thanh toán phải tiện lợi, bảo mật cao. Dịch vụ chăm sóc khách hàng trên điện thoại, shipping phải nhanh chóng và tiện lợi.

Về marketing, DN nên đẩy mạnh digital marketing, đẩy mạnh quảng cáo qua các kênh google, facebook, youtube.. Sử dụng các kỹ thuật tối ưu từ khóa tìm kiếm trên google [SEO], áp dụng triệt để tiếp thị nội dung [content marketing]. Các công ty như google, gacebook đánh giá rất cao trải nghiệm của khách hàng, do đó thuật toán của họ cũng ưu tiên hiển thị những nội dung được khách hàng quan tâm. Vì vậy, DN cần chú trọng làm market để thu thập dữ liệu sở thích, quan điểm, thói quen mua sắm của những tập khách hàng mà mình hướng tới, từ đó điều chỉnh các chiến dịch quảng cáo và đưa ra nội dung tiếp thị phù hợp.

Về chuỗi cung ứng, DN cần đảm bảo luôn có hàng, hàng phải được shipping một cách nhanh chóng. Đa dạng hóa nơi cung ứng để không bị gián đoạn. Để tiện shipping nhanh, DN nên tận dụng mạng lưới gồm những kho nhỏ rải rác thay vì shipping từ một kho lớn tập trung.

Cuối cùng, phải thuê nhân viên có kỹ năng công nghệ cao, hiểu biết về digital marketing, thích ứng nhanh với sự thay đổi và có tư duy đặt khách hàng và trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu.

  • Mua ô tô trên thương mại điện tử ngày càng tăng

  • Grab và Shopee triển khai dịch vụ “Giao hàng 1h”

  • Tải app HDBank trúng Vespa, ở nhà và mua sắm online

  • Mua sắm online- Xu hướng ngày càng khả quan

Video liên quan

Chủ Đề