Dư nợ cấp tín dụng là gì

Home » Pháp luật Thuế » Giới hạn cấp tín dụng

Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định các hạn chế để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Bên cạnh các trường hợp không được cấp tín dụng hay hạn chế cấp tín dụng, pháp luật đã quy định về giới hạn cấp tín dụng để đảm bảo thu hồi các khoản nợ. Sau đây là tư vấn của ACC GROUP.

Căn cứ pháp lý

  • Luật số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
  • Luật số 17/2017/QH14 ngày 20/11/2017 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật các tổ chức tín dụng.
  • Quyết định số 13/2018/QĐ-TTG ngày 06/03/2018 quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định về giới hạn cấp tín dụng như sau:

  1. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô;
  2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.
  3. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
  4. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Một số lưu ý liên quan đến giới hạn cấp tín dụng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng:

  • Mức dư nợ cấp tín dụng quy định trên không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác.
  • Mức dư nợ cấp tín dụng quy định trên bao gồm cả tổng mức mua, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.
  • Giới hạn và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định.
  • Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
  • Trong Trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định đối với từng trường hợp cụ thể.

Thủ tướng Chính phủ quy định điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại Quyết định số 13/2018/QĐ-TTG ngày 06/03/2018 quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Tuy nhiên tổng các khoản cấp tín dụng của một tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ không được vượt quá 04 [bốn] lần vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trên đây là những cập nhật quy định pháp luật về Giới hạn cấp tín dụng .

Dư nợ là số tiền nợ mà các khách hàng đang nợ ngân hàng. Số tiền nợ này có thể từ các nguồn như: vay tín chấp, vay thế chấp, thẻ tín dụng,…

1. Dư nợ là gì?

Một cách ngắn gọn, dư nợ là khoản tiền còn lại mà bạn chưa thanh toán hết cho khoản vay của mình. Mỗi khoản vay bạn thực hiện sẽ có số dư cho vay cho đến khi khoản vay được thanh toán hết. Số dư khoản vay này thay đổi hàng ngày vì tiền lãi được cộng hàng ngày.

2. Các loại dư nợ hiện nay:

Dư nợ cho vay còn có cách gọi khác là dư nợ tín dụng. Là số tiền mà bạn nợ ngân hàng tính từ thời điểm ký kết hợp đồng vay vốn. Dư nợ cho vay tổng số tiền mà bạn vay + Số tiền lãi trong suất thời hạn vay. Số tiền này sẽ được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn, có sự thỏa thuận trước giữa ngân hàng và người vay.

Dư nợ thẻ tín dụng cũng là một loại dư nợ tín dụng. Với khách hàng đang sử dụng thẻ tín dụng thì dư nợ thẻ tín dụng là số tiền mà khách hàng đã chi tiêu trong thẻ. Bản chất của thẻ tín dụng là ngân hàng sẽ cho bạn mượn một số tiền nhất định. Bạn dùng thẻ đó để chi tiêu, mua sắm và phải trả lại tiền cho ngân hàng. Nếu bạn trả đủ số tiền đã sử dụng từ thẻ tín dụng cho ngân hàng đúng hạn thanh toán thì sẽ không bị tính lãi suất. Còn nếu bạn trả chậm hơn thì sẽ bị tính lãi và bị phạt trả chậm.

Nguồn: Internet

3. Cách thanh toán dư nợ tín dụng:

Hiện nay các ngân hàng đang áp dụng 4 cách thanh toán dư nợ tín dụng như sau:

  • Nộp tiền mặt trực tiếp tại ngân hàng
  • Chuyển khoản từ toàn khoản thẻ khác
  • Séc hoặc ủy nhiệm chi
  • Ghi nợ tự động

4. Sẽ ra sao nếu thanh toán dư nợ tín dụng trễ?

Khi bạn không thanh toán nợ đúng hạn sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, cụ thể như sau:

– Sẽ bị phạt phí trả nợ trễ hạn [Khoảng 4 – 5% số tiền còn nợ].

– Nếu bạn nợ quá lâu, nợ quá nhiều thì lịch sử tín dụng của bạn sẽ có nợ xấu, bạn sẽ không thể:

  • Vay tiền ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tài chính uy tín
  • Không được mở thẻ tín dụng
  • Dù bạn có thanh toán đầy đủ sau đó nhưng chỉ cần bạn đã từng có nợ xấu thì rất lâu sau. Tối thiểu 5 năm khi trả hết nợ cho ngân hàng thì bạn mới có cơ hội vay vốn tiếp
  • Có thể mất tài sản thế chấp cho khoản vay nếu không trả được nợ

Như vậy, việc trả nợ chậm trễ sẽ gây ra trở ngại lớn nếu bạn muốn vay tiền hay mở thẻ tín dụng vào những lần tiếp theo. Vì vậy, hãy đặt lịch hẹn nhắc nhở trước ngày thanh toán để đảm bảo mình không quên trả tiền cho ngân hàng.

5. Phân loại dư nợ tín dụng:

Tất cả thông tin dư nợ tín dụng và thanh toán của bạn sẽ được ghi nhận tại CIC. CIC là trung tâm thông tin tín dụng quốc gia. Khi đó, CIC sẽ tổng hợp lại tất cả quá trình vay, thanh toán của bạn thành một lịch sử tín dụng. Dựa vào lịch sử tín dụng, bạn sẽ phân thành 5 loại dư nợ tín dụng:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ chuẩn:
    • Các khoản nợ được thanh toán đúng hạn.
    • Các khoản nợ quá hạn ít hơn 10 ngày.
  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý:
    • Các khoản dư nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
    • Các khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán.
  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn
    • Các khoản nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày.
    • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
    • Các khoản nợ được miễn lãi hoặc giảm lãi do không đủ khả năng trả lãi.

Nguồn: Internet

  • Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn
    • Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
    • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn 30 đến 90 ngày.
    • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2.
  • Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn [Nợ xấu]
    • Các khoản nợ quá hạn hơn 180 ngày.
    • Các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày.
    • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn.
    • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên.

5. DragonLend – Giải pháp tài chính đến từ Thuỵ Điển:

Tại Việt Nam có hơn 80 ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính. Tuy nhiên doanh nghiệp vừa và nhỏ [SMEs] rất khó để có được nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Vì nhu cầu tìm nguồn vốn của SMEs lớn trong khi việc tiếp cận với các ngân hàng lại gặp nhiều cản trở. Mục tiêu của DragonLend là hỗ trợ các SMEs nhận được nguồn vốn cấp thiết mà họ cần để phát triển cho công việc kinh doanh.

Bằng hệ thống và công nghệ hiện đại, sau khi thu thập những thông tin cần thiết từ khách hàng chúng tôi xử lý hồ sơ nhanh chóng để tìm ra đâu là ngân hàng phù hợp và kết nối cho khách hàng chỉ trong 15 phút. Vì vậy quá trình nhận vốn trở nên nhanh chóng, đơn giản và tỷ lệ nhận vốn thành công cao. Chúng tôi tin rằng chúng tôi có thể giúp bạn có được khoản vay hợp lý với lãi suất tốt nhất cho công việc kinh doanh của bạn và các mục tiêu cá nhân.

Bài viết trên vừa chia sẻ với các bạn một vài thông tin cơ bản về dư nợ tín dụng. Mong rằng với những thông tin trên, bạn có thể hiểu thêm hơn về các loại dư nợ tín dụng.

> Xem thêm: Tối Ưu Chi Phí Sản Xuất Cho Các Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ 

Video liên quan

Chủ Đề