Dự thảo lương giáo viên năm 2023

Chiều 9/10, Ban Tuyên giáo Trung ương phát thông báo về Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII, trong đó cho biết Trung ương đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận, đóng góp ý kiến vào các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2022; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước năm 2023; kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước ba năm 2023-2025; phương án điều chỉnh tiền lương, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công trong năm 2023.
Sau khi thảo luận, Ban chấp hành Trung ương Đảng giao Bộ Chính trị căn cứ ý kiến thảo luận của Trung ương và báo cáo tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị, chỉ đạo tiếp thu, hoàn chỉnh, ban hành kết luận. Đồng thời, Bộ Chính trị chỉ đạo Ban cán sự đảng Chính phủ hoàn chỉnh các báo cáo nêu trên, trong đó có phương án điều chỉnh tiền lương để trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định.
Sáng cùng ngày, trong phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về các vấn đề kinh tế, xã hội, ngân sách, quy hoạch và phương án điều chỉnh tiền lương.
Theo Nghị quyết 27 năm 2018 của Trung ương, việc cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang dự kiến thực hiện vào tháng 7/2021. Tuy nhiên, do đại dịch Covid-19 kéo dài, chủ trương này liên tục phải lùi. Tháng 11/2021, Quốc hội đồng ý lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương; đồng thời, chưa nâng lương cho người thu nhập thấp, mới đi làm trong năm 2022; ưu tiên điều chỉnh lương hưu cho người nghỉ hưu trước năm 1995.
  Lần điều chỉnh tăng lương cơ sở áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức gần nhất là từ 1/7/2019, tăng từ 1,39 triệu đồng lên 1,49 triệu đồng. Theo đó, công chức trình độ đại học mới đi làm [hưởng lương bậc 1 với hệ số 2,34] sẽ nhận lương 3.486.600 đồng.
  Tại phiên họp tháng 6/2022, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng phương án, chuẩn bị nguồn lực, sớm trình Quốc hội quyết định cải cách chính sách tiền lương vào thời điểm thích hợp.
  Ngày 29/9, tiếp xúc cử tri Hải Phòng trước kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ, trong ba năm gần đây, do nguyên nhân khách quan, nhất là tác động của dịch bệnh Covid-19, lộ trình cải cách tiền lương bị chậm lại. Tuy nhiên, đây là vấn đề cấp thiết, do đó Quốc hội sẽ bàn vấn đề này tại kỳ họp thứ tư vào cuối năm.

Nhiều vướng mắc về biên chế

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho hay, Bộ GD-ĐT mong muốn được nghe ý kiến của các đại biểu, địa phương để đánh giá về những kết quả đã đạt được, nhìn nhận những tồn tại, hạn chế, để tiếp tục khắc phục. 

Ông Bùi Đình Long, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho hay, số lượng giáo viên là vấn đề rất quan trọng. 

“Trong năm vừa qua, địa phương được bổ sung gần 2.800 giáo viên. Dù vậy, sang năm học 2022-2023, còn thiếu trên dưới 6.000 giáo viên. Điều này để cho thấy việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới là rất khó khăn. Vì vậy địa phương rất mong muốn có một số cơ chế, chính sách đặc thù”.

Ông Long kiến nghị Chính phủ, Bộ GD-ĐT và các ngành liên quan ban hành các chính sách để đảm bảo về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương cũng cho biết, hai cấp học mầm non và tiểu học của tỉnh vẫn còn thiếu nhiều giáo viên so với quy định.

Thậm chí, thời gian gần đây, giáo viên trên địa bàn tỉnh nghỉ việc nhiều. Thống kê từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022, có đến 527 giáo viên nghỉ việc.

Theo bà Hằng, một trong những nguyên nhân là do lương giáo viên chưa đảm bảo trang trải được cuộc sống.

Nhiều đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh có tỷ lệ học sinh/lớp vượt cao so quy định. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Tổng số công chức, viên chức của toàn ngành giáo dục Bình Dương là 20.044. Trong khi, tổng số học sinh trong năm học mới 2022-2023 dự kiến sẽ tăng khoảng 29.000.

“Theo dự kiến số học sinh tăng, thì số giáo viên thiếu trên địa bàn tỉnh Bình Dương có thể sẽ trên 3.000 người”, bà Hằng nói.

Đặc biệt, năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên triển khai chương trình phổ thông mới đối với lớp 10 với những môn lựa chọn mới là Tin học, Nghệ thuật, song, hiện, đội ngũ giáo viên còn hạn chế. Do đó, Bình Dương kiến nghị Chính phủ, Bộ Nội vụ có chính sách đặc thù để thu hút đào tạo giáo viên các môn này.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cũng yêu cầu Sở GD-ĐT Bình Dương báo cáo chi tiết hơn về Bộ về tình hình giáo viên mầm non, tiểu học nghỉ việc. Cùng đó, cho biết sẽ trao đổi với lãnh đạo tỉnh trong những ngày tới và đề nghị sớm có giải pháp cho việc này.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Trong khi đó, đại diện tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị Bộ GD-ĐT cần sửa đổi định mức giáo viên tiểu học được quy định tại Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT để đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Cụ thể, địa phương này kiến nghị sửa quy định tối đa 1,5 giáo viên trên một lớp thành tối thiểu 1,5 giáo viên trên một lớp. Bởi, trên thực tế, hiện nay để tổ chức được hết các hoạt động dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới thì cần phải bố trí 1,56 giáo viên trên một lớp.

Ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội thì kiến nghị Bộ GD-ĐT xây dựng biểu cơ cấu tỷ lệ giáo viên môn học của Chương trình giáo dục phổ thông mới để thống nhất trong toàn quốc trong quá trình tổ chức thực hiện.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cũng kiến nghị Chính phủ về quy định không quá 2 cấp phó theo Nghị định 120 [về quy định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập]. Bởi theo, ông Cương, một số trường chuyên, một số trường trọng điểm quốc gia, hoặc một số địa bàn dân cư đông nên không ít trường có từ 45 lớp học trở lên. Nếu mỗi trường chỉ có không quá 2 phó hiệu trưởng sẽ rất khó khăn trong quá trình tổ chức, chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành. Do đó, ông Cương kiến nghị Chính phủ xem xét, những trường từ 45 lớp trở lên có thể 3 phó hiệu trưởng.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội nghị.

'Cả trường lớp và biên chế đều không quyết định được'

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ khó khăn của ngành giáo dục khi không quyết định được điều kiện đảm bảo cho việc giáo dục đó là trường lớp và biên chế.

“Lương giáo viên thì Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cũng không có thẩm quyền quyết định được. Ngành giáo dục đương nhiên bao giờ cũng đề ra yêu cầu phải có đủ giáo viên, trường lớp, nhưng để giải quyết yêu cầu này thì Bộ trưởng Bộ GD-ĐT không quyết được”, ông Đam cho rằng cũng cần thông cảm khó khăn của ngành giáo dục.

Chưa kể, theo Phó Thủ tướng vấn đề chưa dân chủ trong nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thừa thiếu giáo viên cục bộ.

“Các lãnh đạo tỉnh cứ tự hỏi là một trường phổ thông hiện muốn tuyển giáo viên, thì tiếng nói quyết định, có tầm ảnh hưởng nhất là của ai. Nếu chưa phải là của tập thể giáo viên trường, mà thay vào đó là tiếng nói của lãnh đạo quận, hiệu trưởng thì chưa có nghĩa chưa đảm bảo dân chủ”, ông Đam nói.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn nói một phần bởi “Bộ GD-ĐT chuyển biến chậm”.

“Chúng ta phải có ứng dụng công nghệ để có một hệ thống nắm thật chắc nguồn lực của ngành về giáo viên, cơ sở vật chất gắn với thông tin dân số ở từng địa bàn để toàn ngành và từng địa phương chủ động. 

Khi Bình Dương nói thiếu giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT có đề nghị tỉnh báo cáo. Nhưng thực ra những số liệu đó, nếu được cập nhật tốt và có bộ phận phân tích thông tin hàng ngày thì Bộ GD-ĐT đã có thể chủ động nắm được từ trước rồi và không cần tỉnh báo cáo”.

Phó Thủ tướng cho hay, cần làm sao để cơ sở dữ liệu của Bộ GD-ĐT phải có đủ thông tin về từng địa bàn có bao nhiêu lớp, trường, học sinh. Nắm sát, biết chỗ nào thừa -thiếu mới có thể định hướng quy hoạch.

“Phải làm quyết liệt. Số lượng giáo viên nắm được rồi, cập nhật xong phải có bộ phận xử lý những thông tin đó”. 

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề