Đường huyết bà bầu bao nhiêu la cao

Việc nhận chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ là một trải nghiệm không mong muốn của mẹ bầu. Bởi chỉ số đường huyết khi mang thai cao hay thấp đều khiến các mẹ lo lắng. Vậy làm thế nào để kiểm soát chỉ số này hiệu quả?

Hầu hết các mẹ bầu đều được sàng lọc bệnh tiểu đường khi mang thai ở tuần thứ 24 đến 28. Tuy nhiên, đối với những mẹ có nguy cơ cao bị đái tháo đường, lời khuyên là mẹ nên sớm đi khám sàng lọc trong khoảng 3 tháng đầu. Đối với những mẹ chưa hiểu rõ về tiểu đường thai kỳ, bài viết sau của Hello Bacsi sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin quan trọng về chỉ số đường huyết khi mang thai và gợi ý cách kiểm soát. Tuy nhiên, mẹ cần thảo luận thêm với bác sĩ để có kế hoạch điều trị bệnh hiệu quả nhé!

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ [Gestational diabetes] được hiểu đơn giản là tình trạng mà cơ thể mẹ không thể chuyển hóa đường và tinh bột [carbohydrates] thành năng lượng. Từ đó gây tích tụ đường trong máu và phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Hiện nay, nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, khảo sát cho thấy những trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh hầu như đều xảy ra ở các mẹ thừa cân hoặc trong gia đình có người bị đái tháo đường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến một số yếu tố nguy cơ khác dễ làm chỉ số đường huyết khi mang thai trở nên bất thường như:

  • Mẹ bầu trên 35 tuổi
  • Thai nhi nặng hơn 4 kg
  • Mẹ bầu từng bị tiểu đường ở lần mang thai trước.

Chỉ số đường huyết khi mang thai biểu thị cho lượng đường có trong máu của mẹ bầu. Theo The American College of Obstetricians and Gynecologist [ACOG], mức đường huyết bình thường khi mang thai thường có các chỉ số như sau:

  • Trước bữa ăn: 95 mg/dL hoặc thấp hơn.
  • Sau bữa ăn 1 giờ: 130mg/dL hoặc thấp hơn.
  • Sau bữa ăn 2 giờ: 120 mg/dL hoặc thấp hơn.

Tuy nhiên, những con số này không phải là tiêu chuẩn để xác định mức đường huyết khi mang thai của mẹ có bình thường hay không. Khi đi khám thai, bác sĩ có thể dựa trên tình trạng sức khỏe của từng mẹ để đưa ra khuyến cáo về mức đường huyết ổn định mà mẹ bầu nên duy trì.

Dấu hiệu cho biết mẹ có chỉ số đường huyết khi mang thai bất thường

Chỉ số đường huyết khi mang thai cao hoặc thấp đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, bạn nên lưu ý đến những dấu hiệu cho thấy mức đường huyết của mình đang bất thường.

Dấu hiệu nhận biết mức đường huyết cao

Mức đường huyết khi mang thai trên 130 mg/dL được xem là mức đường huyết cao, biểu hiện qua những triệu chứng như:

  • Mẹ thường xuyên khát nước
  • Đau đầu
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Khó tập trung
  • Tầm nhìn bị mờ
  • Mẹ bầu cảm thấy suy yếu và mệt mỏi
  • Mẹ bị nhiễm trùng nấm men.

Khi nhận thấy những dấu hiệu trên, mẹ cần đi khám ngay nếu trước đó chưa đi khám sàng lọc tiểu đường thai kỳ. Các bác sĩ sẽ là người hỗ trợ tốt nhất cho mẹ trong việc điều trị.

Dấu hiệu nhận biết mức đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết khi mang thai dưới 70 mg/dL cũng được xem là bất thường vì quá thấp. Trong trường hợp này, mẹ nên chú ý đến những dấu hiệu như:

  • Thường xuyên cảm thấy đói
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Hay đổ mồ hôi
  • Cơ thể suy yếu
  • Thần sắc nhợt nhạt
  • Cảm giác bồn chồn, lo lắng, cáu kỉnh và tim đập nhanh.

Nếu mẹ nhận thấy những dấu hiệu trên thì hãy sớm tiến hành đo đường huyết ngay nhé. Nếu chỉ số đường huyết khi mang thai đang quá thấp, mẹ có thể xử lý nhanh tại nhà bằng cách ăn kẹo, uống nước ngọt, nước trái cây hoặc sữa tách béo. Bước tiếp theo là đo lại đường huyết sau 15 phút.

Khi đã cảm thấy tốt hơn, mẹ bầu có thể chọn thêm một số món ăn vặt nhiều protein như trứng luộc, bánh quy phô mai hoặc bánh sandwich bơ đậu phộng. Bên cạnh đó, mẹ nên đi khám ngay nếu bị hạ đường huyết từ 1 – 2 lần trong tuần.

Tiểu đường khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ và bé như thế nào?

Việc không nhận biết được tình trạng tiểu đường thai kỳ hoặc kiểm soát chỉ số đường huyết khi mang thai không hiệu quả có thể gây ra một số rủi ro cho cả mẹ và thai nhi.

Đối với em bé:

  • Người mẹ bị tiểu đường có thể khiến thai nhi phát triển với kích thước lớn [trên 4 kg]. Điều này sẽ gây ra nhiều vấn đề lúc sinh con. Một em bé quá lớn khi được sinh thường sẽ dễ bị tổn thương dây thần kinh ở vai và xương quai xanh. Trường hợp nguy hiểm hơn là não của trẻ cũng có thể bị tổn thương do thiếu oxy.
  • Mức đường huyết của trẻ có thể bị thay đổi đột ngột sau khi chào đời. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi đường huyết và điều trị nếu cần thiết.
  • Tiểu đường thai kỳ có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến em bé được sinh ra. Thường gặp nhất là tình trạng trẻ dễ bị thừa cân, béo phì trong quá trình lớn lên đây là một nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2.

Đối với mẹ:

  • Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ khó sinh vì em bé có kích thước quá lớn.
  • Khả năng mẹ phải sinh mổ khá cao và mất nhiều thời gian để phục hồi sau sinh.
  • Mặc dù hiếm gặp nhưng đái tháo đường khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ tiền sản giật.
  • Đôi khi, tiểu đường thai kỳ không hết hẳn sau sinh và sẽ quay lại ở lần mang thai sau đó. Và tiếp tục gây ra những vấn đề cho mẹ và bé.

4 giải pháp giúp mẹ kiểm soát chỉ số đường huyết khi mang thai

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng cần được kiểm soát hiệu quả. Trong đó, điều quan trọng nhất là các mẹ cần chú ý đến chỉ số đường huyết khi mang thai. Sau đây sẽ là giải pháp giúp mẹ bầu vượt qua tiểu đường một cách thuận lợi.

1. Khám thai định kỳ đầy đủ hoặc theo yêu cầu của bác sĩ

  • Nếu bị tiểu đường thai kỳ, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về lịch khám chi tiết và đảm bảo đi khám đầy đủ.
  • Trong quá trình khám, mẹ nên trao đổi, hợp tác với bác sĩ nhiều hơn để nắm rõ tình trạng sức khỏe và kiểm soát chỉ số đường huyết hiệu quả.

2. Ăn uống lành mạnh và tập thể dục

  • Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên trị tiểu đường thai kỳ để xây dựng kế hoạch ăn uống phù hợp. Mẹ bầu nên hỏi ý kiến chuyên gia về việc ăn uống như thế nào để giúp mức đường huyết luôn ổn định.
  • Đồng thời, mẹ nên thường xuyên tập thể dục trước, trong và sau khi sinh con. Hãy chọn những bài tập vừa sức, chẳng hạn như đi bộ nhanh [brisk walking] trong 30 phút mỗi ngày, 5 ngày một tuần là cách tập luyện khá tốt để ổn định đường huyết.

3. Uống thuốc điều trị tiểu đường thai kỳ

  • Mẹ bầu nên uống thuốc được kê đơn từ bác sĩ.
  • Không nên bỏ qua bất kỳ hướng dẫn hoặc lời khuyên nào của bác sĩ trong việc kiểm soát tiểu đường thai kỳ.

4. Thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết khi mang thai

  • Mẹ nên nắm rõ chỉ số đường huyết khi mang thai bao nhiêu là bình thường. Từ đó tham khảo ý kiến bác sĩ về cách ăn uống phù hợp.
  • Kiểm tra lượng đường huyết khi mang thai thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ. Mẹ cần nhớ phải kiểm tra ngay khi có dấu hiệu tụt hoặc tăng đường huyết bất thường.

Đối với việc điều trị và kiểm soát tiểu đường, mẹ cần lưu ý rằng mức đường huyết có thể thay đổi rất nhanh, bao gồm cả tăng và giảm so với chỉ số bình thường. Vì vậy, mẹ bầu nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc sức khỏe mà bác sĩ đã gợi ý nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ là chỉ số đo lường và phản ánh hàm lượng đường [glucose] trong máu của các thai phụ. Bệnh được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu nồng độ đường trong máu vượt mức giới hạn cho phép thì bệnh nhân được nghi ngờ chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ.

Đo chỉ số tiểu đường thai kỳ

Các xác định chỉ số tiểu đường thai kỳ

Trong lần khám thai đầu tiên

Các thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết đói, HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.

  • Nếu một trong các giá trị đường huyết lúc đói > 7,0mmol/L, HbA1c > 6,5%, đường huyết ngẫu nhiên > 11,1mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán là đái tháo đường lâm sàng.
  • Nếu đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L thì thai phụ được chẩn đoán bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Nếu đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L, đợi đến tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ, cho thai phụ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ

Các thai phụ có nhiều yếu tố nguy cơ sẽ được chỉ định thử đường huyết đói

Vào tuần 24-28 của thai kỳ

Các thai phụ có đường huyết lúc đói < 5,1mmol/L sẽ phải thực hiện tiếp nghiệm pháp dung nạp glucose.
Cách thực hiện như sau: đầu tiên thai phụ sẽ được đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó, thai phụ được yêu cầu sử dụng một lượng glucose khoảng 75 g trong vòng 5 phút. Tiếp theo bác sĩ sẽ lấy mẫu máu để đo nồng độ glucose huyết sau 1 và 2 tiếng kể từ khi uống glucose.

Nếu glucose máu lúc đói > 7,0mmol/L thì thai phụ bị đái tháo đường lâm sàng.

Thai phụ được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ nếu đáp ứng một hoặc nhiều hơn 3 chỉ số dưới đây:

  • Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L
  • Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L
  • Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

Nếu cả 3 thông số đều nhỏ hơn các giá trị nêu trên, thai phụ hoàn toàn bình thường.

Đối tượng cần kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ

Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ cao hơn nếu thai phụ có một trong những yếu tố dưới đây:

  • Mang thai khi đã ngoài tuổi 30;
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
  • Tiền sử bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
  • Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.
  • Đứa con trước nặng hơn 4,1 kg.

Nếu như mức insulin và chỉ số tiểu đường thai kỳ đều ở giới hạn an toàn thì bạn không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn

Khác với bệnh tiểu đường, tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra trong quá trình mang thai và thường sẽ “biến mất” sau khi sinh. Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết trong máu cao hơn mức bình thường do cơ thể không sản sinh đủ insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Đối với phụ nữ mang thai, mức đường huyết không bình thường là khi:

  • Mức đường huyết đo được lúc đói vượt quá 95 mg glucose/ 100 ml máu
  • Mức đường huyết đo sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ vượt quá 180 mg glucose/ 100 ml máu
  • Mức đường huyết đo được sau khi ăn 2-3 giờ vượt quá 140 mg glucose/ 100 ml máu

Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm lúc nào?

Nếu muốn xác định chính xác, mẹ bầu phải tiến hành xét nghiệm tiểu đường thai kỳ vì có rất ít dấu hiệu nhận biết bệnh này. Đó là lý do các chuyên gia sẽ tiến hành xét nghiệm glucose cho bạn ở tuần thứ 24 – 28 của thai kỳ. Nguy cơ bị tiểu đường của mẹ bầu sẽ cao hơn nhiều nếu “sở hữu” một trong những điều sau đây:

  • Có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30
  • Đã từng sinh bé có trọng lượng 4,5 kg hoặc hơn
  • Đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc người thân đã từng bị

Cách theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên hơn, nhất là khi bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh kể trên.

Kiểm tra theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ

Máy đo đường huyết giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cho mẹ bầu ngay tại nhà
Tùy từng trường hợp, thời điểm đo đường huyết của mỗi người có thể sẽ khác nhau đôi chút. Thông thường, bạn nên thử đường huyết lúc đói [trước các bữa ăn], sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ, trước khi ngủ và bất cứ lúc nào cảm thấy mệt hoặc có biểu hiện của hạ đường huyết. Thai phụ có thể tham vấn với bác sỹ chuyên khoa để có những hướng dẫn cụ thể.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm sẽ xảy ra các trường hợp sau:

Đối với thai nhi

  • Bé được sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp và dễ bị bệnh về đường huyết hơn các bé bình thường;
  • Bé bị tụt canxi sau khi chào đời;
  • Nguy cơ dị tật thai nhi.

Đối với mẹ

  • Nguy cơ chấn thương vùng lưng, gãy xương và trật khớp do thai nhi quá to;
  • Tỷ lệ tiền sản giật cao gấp 4 lần người bình thường;
  • Khả năng phải sinh non và sinh mổ tăng cao, do phần thân dưới của bé quá to;
  • Sẩy thai, thai chết lưu;
  • Băng huyết sau sinh.

Những hậu quả kể trên là vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Chính vì vậy, bạn hãy học cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ ngay từ bây giờ để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Xử trí khi bị tiểu đường thai kỳ

Kiểm tra định kỳ: Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu. Điều này giúp mẹ bầu dễ dàng theo dõi những biến động và chủ động phòng ngừa để kiểm soát lượng đường trong máu.

Uống thuốc theo hướng dẫn: Trong một số trường hợp, bac sĩ sẽ cho bạn thuốc để điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể. Không nên tự ý mua thuốc điều trị tự ý thay đổi loại thuốc. Vì một số loại thuốc tiểu đường có thể không an toàn với phụ nữ mang thai.

Cách phòng ngừa tiểu đường thai kỳ

Duy trì cân nặng lý tưởng trước khi mang thai

Khi quyết định có em bé, bạn hãy cố gắng duy trì cân nặng ở mức lý tưởng. Thừa cân không phải là nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ, nhưng đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu của căn bệnh này.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ làm giảm nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Cải thiện sức khỏe của thai phụ trong những ngày bầu bí mệt mỏi. Hãy cố gắng cân bằng lượng đường bột và các nhóm chất còn lại để chỉ số đường huyết không tăng quá cao sau khi ăn.

Tăng cường vận động hợp lý

Vận động là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa tiểu đường thai kỳ. Hãy trao đổi với bác sĩ sản khoa để thiết lập một chế độ vận động phù hợp nhất đối với sức khỏe của từng người. Nếu có thể, bạn nên dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục phù hợp như đi bộ hoặc bơi lội.

Video liên quan

Chủ Đề