Duyên nợ vợ chồng là gì

Duyên vợ chồng là nhân duyên bất ngờ và khó đoán định nhất trên cuộc đời. Con cái – cha mẹ, anh chị em là những nhân duyên trời định, không cưỡng cầu được, không tự chủ được. Duy có nhân duyên vợ chồng lại khác. Hai người từ xa lạ thành thân thuộc, từ thân thuộc thành cuộc đời của nhau. Phật giáo cho rằng, duyên này cũng là kết quả của nhân quả nghiệp báo. Có 3 mối duyên tạo nên nhân duyên vợ chồng:

1. Duyên báo ân

Nhiều người không hiểu vì sao mình yêu người này mà không yêu người kia, lấy người này mà không lấy người kia? Thế giới 8 tỉ người nhưng chỉ có một người thực sự dành cho mình. Đó là duyên báo ân, duyên lành mà hai người gieo từ kiếp trước, đến kiếp này nở thành quả lành để chung hưởng hạnh phúc lứa đôi.

Kiếp trước có người cứu bạn khỏi nguy nan, cho bạn một miếng khi đói, giúp bạn một tấm áo lành. Dẫu là nhỏ nhoi nhưng vẫn ghi lòng tạc dạ. Kiếp này người ấy là nam thì bạn là nữ, người ấy là nữ thì bạn là nam, tìm tới ân nhân mà báo tạ đền ân, kết duyên trăm năm để mang tới hạnh phúc cho người đó.

Duyên này là duyên lành, một đời hạnh phúc mỹ mãn. Một người có thể vì nửa kia mà tự nguyện làm nhiều việc, nhường nhịn, chia sẻ, tâm tình, nâng cao ý nghĩa của mối quan hệ vợ chồng đúng nghĩa.

2. Duyên trả nợ

Rõ ràng không máu mủ ruột già, không chung cùng huyết thống nhưng lại gắn bó với nhau suốt đời. Đó là vì duyên. Có thể kiếp trước trả chưa hết kiếp này lại tới trả. Nợ tiền hay nợ tình đều tính là nợ. Đời có vay có trả. Có nợ ắt phải gặp nhau. Nợ quá sâu lại nên duyên vợ chồng. Có những cặp vợ chồng người vợ chăm lo cho chồng hết mực, lúc nào cũng dịu dàng đon đả; lại có cặp đôi chồng gánh vác hết thảy, luôn quan tâm và che chở cho vợ. Duyên vợ chồng này một người cho, một người nhận là vì kiếp trước người vợ người chồng ấy còn vướng nợ với bạn đời của mình.

Duyên báo ân, duyên trả nợ, duyên cân bằng là 3 mối duyên tạo nên mối nhân duyên vợ chồng theo góc nhìn Phật giáo. Nguồn ảnh: Internet

Thế nên, đừng trông thấy người sướng, được bạn đời chiều chuộng mà ganh ghét. Ai có phúc của người ấy. Họ chỉ đang hưởng thụ những gì mà họ đáng được hưởng từ kiếp trước mà thôi. Bạn không có phúc phần ấy là vì nhân bạn gieo chưa đủ lành nên tiếp tục cố gắng gieo ở kiếp này thay vì tị nạnh với người khác. Hãy gieo 10 hạnh lành Phật dạy, chẳng lo gì buồn khổ.

3. Duyên cân bằng

Hai người kiếp trước có nợ nần lẫn nhau, không ai cho hết mà cũng không ai nhận hết, kiếp này lại tìm tới nhau để trả nợ. Kết thành vợ chồng. Vợ trả nợ chồng, chồng trả nợ vợ. Hai người vừa là chủ nợ vừa là con nợ của nhau.

Mối quan hệ cân bằng, không tồn tại bất công. Rồi chính cuộc sống ở kiếp này sẽ lại tạo nên những vay nợ nối tiếp, lại kéo dài nhân duyên vợ chồng của chính bạn ở kiếp sau. Bạn nợ ai, bạn cho ai vay, đều sẽ là vòng tuần hoàn nhân quả, nảy sinh những gặp gỡ, những mối duyên tiền định. Duyên vợ chồng không phải ngẫu nhiên, đều do chính chúng ta tạo dựng.

Vợ chồng là nghĩa trăm năm, nối dài những mối duyên, trọn vẹn những ân tình, sống sao cho không những trả hết nợ cho nhau mà còn bồi đắp thêm những hạnh lành, những điều tốt đẹp. Đừng phụ công vượt qua sinh tử sống chết mà tìm đến bên nhau.

Như hai trường hợp mà chúng tôi đã nêu ở những số báo trước, nguyên nhân khiến cho người vợ không thể tìm đến giải pháp ly hôn thực chất không phải duyên nợ ràng buộc mà xuất phát từ những lý do tự thân người vợ không thể vượt qua được. Trường hợp của chị Hồng làm nghề kinh doanh dược phẩm, chị lần lữa không ly hôn là vì không dám đối mặt với thực tế mình lấy một người chồng nghiện. Ban đầu chị nghĩ hôn nhân là tốt đẹp, chị đã khoác chiếc áo đẹp đẽ đó và không muốn cởi nó ra, không muốn mọi người nhìn thấy những vết sẹo chằng chịt trong thân thể mình. Từ đây dẫn đến tâm lý không dám đối mặt với thực tế phũ phàng để vượt lên số phận. Thực tế cho thấy, có thể trong quá trình gặp gỡ vợ chồng họ có nhân duyên với nhau. Tuy nhiên, nhân duyên cũng là vô thường và luôn luôn thay đổi. Không có sự định sẵn. Vì thế con người không nên đầu hàng những nỗi khổ niềm đau, mà nên có ý thức nỗ lực thay đổi nó.

Nói về “duyên nợ vợ chồng”, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Phó ban kiêm Tổng Thư ký Ban hoằng pháp Thành hội Phật giáo TP HCM, trụ trì Chùa Giác Ngộ, TP HCM cho rằng, nên loại bỏ suy nghĩ vợ chồng là con nợ của nhau từ kiếp trước. Cách nghĩ vợ chồng là con nợ của nhau sẽ khiến cho mối quan hệ hôn nhân trở nên nặng nề, làm mất đi mọi cơ hội để có được hạnh phúc. Bất cứ một người vợ [chồng] xem chồng [vợ] mình là oan gia thì khó xây dựng được hạnh phúc.

Trên thực tế, cách hiểu “vợ chồng là duyên nợ” vẫn được hiểu nhầm là quan niệm của đạo Phật nhưng bản thân đạo Phật gốc không hề đề cập đến chữ “nợ” này. Nói chính xác, chữ duyên nợ mà mọi người hiểu nhầm chính là “nhân duyên”. Đạo Phật gốc không quan niệm con người có định mệnh, có số phận, có sự an bài. Đó là quan niệm sai lầm nhưng hiện nay, một số người trong đạo Phật vẫn hiểu sai như thế vì họ bị ảnh hưởng bởi Phật giáo từ Trung Quốc. Đạo Phật xem vợ và chồng không phải là oan gia nợ nần mà là nhân duyên.

Vậy nhân duyên là gì? Theo Thượng tọa Thích Chân Quang, Trụ trì chùa Phật Quang [Bà Rịa – Vũng Tàu] thì nhân là nhân lành đời trước, còn duyên là nỗ lực của kiếp này. Do vậy có những cặp vợ chồng do nhân lành từ đời trước, đời này gặp nhau, yêu thương nhau mà trở thành vợ chồng. Tuy nhiên, họ có trở thành cặp vợ chồng hạnh phúc hay không còn là do nỗ lực của từng cá nhân trong chính cuộc sống hiện tại. Nỗ lực cá nhân đó chính là chữ duyên trong đạo Phật.

Theo tinh thần đó, nếu hai người trở thành vợ chồng của nhau từ nhân xấu trong quá khứ thì vẫn có thể nỗ lực thay đổi để tạo duyên tốt trong hiện tại. Thái độ đầu hàng và chấp nhận của một số phụ nữ là đồng nghĩa với tự khước từ mọi cơ hội để mình có được đời sống hôn nhân hạnh phúc.

Muốn có hôn nhân hạnh phúc, phải nỗ lực suốt đời

ThS tâm lý Nguyễn Hồng Lê [Trung tâm Tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và kỹ năng cuộc sống] cho rằng, việc nghĩ mình là con nợ của chồng hoặc của vợ là biểu hiện của thái độ miễn cưỡng cam phận và chấp nhận. Tâm lý này có vẻ gần giống với tâm lý kiên nhẫn nhưng thực chất là hoàn toàn khác.

Kiên nhẫn là nhẫn nại với những điều khó chịu nhất để đối diện với thực tế khổ đau. Để nhận rõ bản chất của điều này thì tự mình phải tự tìm ra lối thoát. Cho dù đó chỉ là lối thoát về tâm lý. Nhưng khi đã phàn nàn, kêu than nhưng vẫn chấp nhận thì lúc đó sự kiên nhẫn biến mất. Lúc này nỗi đau khổ về tâm lý sẽ nhân lên bội phần so với thực tại.

Việc nghĩ mình là con nợ của vợ hoặc chồng và cố gắng sống để trả nợ là một hình thức miễn cưỡng chấp nhận thực tại khổ đau. Lúc này chính người vợ [hoặc chồng] bị buộc chặt vào sự nhu nhược. Họ đầu hàng số phận một cách nhu nhược khiến cho thực tại là vô phương cứu chữa. Nhiều người nhầm tưởng việc chấp nhận này là sự nhẫn nại nên đã cố gắng trong tuyệt vọng mà không thay đổi được tình hình.

Đại đức Thích Thiện Thuận [Trụ trì Viện Chuyên Tu – Bà Rịa - Vũng Tàu] cũng cho rằng, phước báu lớn nhất của đời người tại gia là có được một người bạn đời hết mực sống từ bi và trí tuệ. Từ bi là yêu thương không có điều kiện. Trí tuệ là hiểu theo sự thông cảm và hiểu biết. Nếu hiểu biết mà không có sự thông cảm thì sự hiểu biết đó sẽ trở thành cực đoan, bóp chết con người ta. Từ bi là yêu thương có bao dung, tha thứ. Bởi yêu thương mà không có bao dung tha thứ thì yêu thương đó sẽ trở thành ngục tù nhốt chết chúng ta. Do vậy, chỉ có yêu thương theo tinh thần của Đạo Phật và hiểu biết theo tinh thần của Đạo Phật thì vợ chồng mới có cơ hội được hạnh phúc, bình yên.

Hiện nay nhiều người quá đề cao tình yêu trong hôn nhân. Thế nhưng bản chất của tình yêu là mong manh, tạm bợ. Tình yêu không bền vững, dù lúc đầu nó dữ dội như gió bão “không có anh em chết cả một đời”, nhưng không phải, xa rồi thấy tỉnh bơ, còn nhẹ cả bụng. Nhưng lúc đầu mình tưởng là như vậy. Lấy nhau rồi thì chỉ còn bổn phận, còn cái nghĩa. Vì vậy ban đầu khi tình yêu mới chớm, ta phải biết xây dựng một tình thương, một cái nghĩa tiếp theo sau, chứ thật sự tình yêu chỉ sau một thời gian ngắn ngủi là nhạt nhòa, là mất, không còn. Chỉ có cái nghĩa, cái lý trí là lâu dài. Lấy nhau lúc còn khổ cực, cái nghĩa lớn. Thương nhau, đỡ đần nhau, cái nghĩa nặng. Còn lấy nhau trong giàu sang, cái nghĩa ít. Hời hợt, không lo gì được cho nhau, cái nghĩa cạn. Cho nên tình yêu là tạm bợ, cái nghĩa mới là lâu dài, còn lòng từ bi mới là vĩnh cửu.

Chủ Đề