Em hiểu “cái cơ sự này” trong đoạn trích là gì?

Tình yêu làng, yêu nước, yêu quê hương Tổ quốc vốn là một đề tài lớn của nền văn học dân tộc, văn học yêu nước đặc biệt phát triển trong các giai đoạn có những cuộc đấu tranh cam go chống lại bước chân xâm lược của kẻ thù. Viết về chủ đề yêu nước, nhà văn Kim Lân trong tác phẩm truyện ngắn "Làng" đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai. Một người dân hết lòng trung thành với đất nước cùng sự gắn bó với nơi "chôn rau cắt rốn" của mình.

Ông Hai là một người yêu làng, luôn tự hào về làng của mình. Trong một dịp tình cờ, ông nghe được tin làng chợ Dầu yêu quý của ông đã trở thành Việt gian theo Pháp, phản bội lại kháng chiến, phản bội lại Cụ Hồ. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc: "Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, mặt tê rân rân. Ông lão lặng hẳn đi, tưởng như không thể được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ...giọng lạc hẳn đi". Chỉ một câu văn ngắn gọn, nhà căn Kim Lân đã cụ thể hóa cái sững sờ, ngạc nhiên cao độ, đến hốt hoảng khi nghe tin đột ngột. Không ngạc nhiên, sững sờ sao được khi ông luôn yêu quý và tự hào về làng chợ Dầu: bà con trong xóm, cây lúa ngoài đồng- ai, cái gì cũng tốt cả mà bây giờ cơ sự lại xảy ra đến mức "Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi"

Về đến nhà nhìn đàn con chơi đùa sậm xụi đáng thương với nhau, ông Hai vật ra giường "giàn nước mắt". Đấy là những giọt nước mắt đau đớn, buồn tủi. Ông đau đớn, buồn tủi vì nghĩ đến sự khinh bỉ, hắt hủi của mọi người. Rồi đây người ta xua đuổi cả những đứa trẻ của làng Việt gian nữa. Chúng nhỏ bé, đáng thương nào có nỗi gì. Điều đó chẳng đau đớn, xót xa, buồn khổ lắm sao? Càng nghĩ, ông càng căm giận đến cùng những kẻ bán nước theo giặc để nhục làng, bôi xấu danh dự của làng, trong đó có ông. Ông coi chúng là "chúng bay", không cùng phường, cùng hội, càng không phải giống người! Rít lên trong cuống họng, ông nguyền rủa: " Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước nhục nhã thế này". Ở đây, Kim Lân đã sử dụng ngôn ngữ độc thoại để bộc lộ tâm trạng nhân vật.

Mường tượng, hình dung đến sự tẩy chay của mọi người, ông không khỏi lo lắng "rồi đây biết làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa? Ai người ta buôn bán mấy...?" Tâm trạng lo lắng được ông đẩy lên thành lo sợ. Ông cáu gắt với bà vô cớ. Ông trằn trọc thở dài. Ông bủn rủn tay chân. Ông nín thở lắng nghe. Ông nằm im không nhúc nhích. Hóa ra ông sợ mụ chủ nhà khó tính, lắm điều biết chuyện sẽ "không ra cái gì bây giờ". Sau đó ông không dám ra khỏi nhà, không đi tới đâu, lúc nào cũng nghĩ đến "chuyện ấy". Một đám túm lại ông cũng để ý. Dăm bảy tiếng nói cười xa xa ông cũng chột dạ. Thoáng nghe những tiếng "Tây", "cam nhông", "Việt gian" là ông lại lủi ra góc nhà, thở dài não nuột: "Thôi, lại chuyện ấy rồi". Thông qua hành vi, cảm giác, ý nghĩ của nhân vật, Kim Lân đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề thành sự sợ hãi trong lòng ông Hai.

Cuối cùng, tâm trạng ông Hai được bộc lộ trong tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt hơn: Làng chợ Dầu theo giặc thì làng chợ Dầu không ai chứa. Ở hoàn cảnh này, tâm trạng của ông Hai trở nên u ám, tuyệt vọng và bế tắc. Ông Hai đã phải trải qua một cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội, đó là về hay không về làng chợ Dầu. Không về làng chợ Dầu thì ông không biết đi đâu, còn về làng thì " Về bây giờ là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ". Cuối cùng, ông Hai đã quyết định dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng mà theo Tây thì phải thù". Quyết định, tâm trạng và thái độ của ông Hai cho thấy nỗi lo cơm áo dẫu nặng thế nào cũng không đáng sợ bằng nỗi nhục bán nước, tình yêu làng quê dẫu tha thiết bao nhiêu cũng không lớn hơn mà gắn bó với tình yêu Tổ quốc.

Đề ôn luyện tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân

Tác phẩm “Làng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Kim Lân. Đây cũng là tác phẩm trọng tâm trong chương trình Ngữ văn 9. Novateen sẽ hệ thống một số câu hỏi ôn tập để giúp các em học sinh ôn tập tác phẩm tốt văn bản này. 

Đề bài

Trong văn bản “Làng”của Kim Lân có đoạn:

     “Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được?Mà thằng Chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi.Không có lửa làm sao có khói?Ai người ta hơi đâu bịa ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao?Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?…”

                                                                               [SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 166]

1. Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là ai? “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là điều gì?

2. Việc sử dụng liên tiếp các câu nghi vấn trong đoạn văn trên có tác dụng gì trong khi diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật?

3. Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn “Làng”, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 – 15 câu theo theo phép lập luận tổng – phân – hợp, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật khi biết “cái cơ sự này”. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái và khởi ngữ [Gạch chân và chú thích rõ].

4.Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”?

5.Trong chương trình Ngữ văn THCS cũng có một tác phẩm viết về người nông dân với nỗi đau sâu sắc bộc lộ qua cử chỉ, ngoại hình. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Hướng dẫn làm bài

1.- Tâm trạng của nhân vật được nói đến trong đoạn trích trên là: Ông Hai. [0,25 đ]

– “Cái cơ sự này” trong đoạn trích là: cái tin làng Chợ Dầu theo giặc làm Việt gian.  [0,25 đ]

2. – Tác dụng: Thể hiện tâm trạng băn khoăn, day dứt, dằn vặt, đau khổ… không nguôi của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. [0,5 đ]

3.[4 đ] Viết đoạn văn.

* Hình thức:[1.5 đ]

– Đúng cấu trúc, đủ số câu: [0,5 đ]

– Có câu chứa thành phần tình thái và khởi ngữ [không gạch chân, chú thích không cho điểm]. [0,5 đ]

– Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc: [0,5 đ]

* Nội dung:[2.5 đ] Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc

Cần tập trung làm rõ một số ý sau:

– Tác giả đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống gay cấn để bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông.

– Khi mới nghe tin xấu đó: ông sững sờ, chư­a tin, nhưng khi ng­ười ta kể rành rọt, không tin không đư­ợc, ông xấu hổ lảng ra về, cúi gằm mặt xuống mà đi trong xấu hổ, đau đớn…

– Về đến nhà: nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ, giận những ngư­ời ở lại làng…

– Ba bốn ngày sau: không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp …

– Tình cảm yêu n­ước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt và sự lựa chọn “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”

– Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ đ­ược bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông trút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ…

Tóm lại, với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế, Kim Lân đã thể hiện chân thực, cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến của ông Hai, của người nông dân Việt Nam buổi đầu chống Pháp.

4.[0.5 đ] Mỗi ý 0,25đ

– Nếu đặt tên là “Làng chợ Dầu” thì câu chuyện chỉ kể về cuộc sống và con ngư­ời ở 1 làng quê cụ thể, ch­ưa khái quát đ­ược tình cảm của những ng­ười dân quê với làng xóm, quê hương, với đất nư­ớc trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ý nghĩa tác phẩm sẽ bị hạn hẹp.

– Đặt tên “Làng”, tiếng gọi gần gũi, thân mật, cụ thể với bất kì ai. Do đó, ý nghĩa nhan đề có sức khái quát cao, giúp ta hiểu rõ hơn giá trị của thiên truyện ngắn.

5. Tác phẩm: “Lão Hạc” – Nam Cao: [0.5 đ]

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Tâm trạng ông Hai, trong những ngày nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, được Kim Lân miêu tả:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây... ” – cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông.

Hay là quay về làng? ...

Vừa chớm nghĩ như vậy, lập tức ông lão phản đối ngay, về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ...

Nước mắt ông giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây [...].

Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. về bây giờ ra ông chịu mất hết à?

Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”

[Làng – Kim Lân]

Cho câu văn “Vậy là, với ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, Kim Lân đã khắc họa thành công nét mới trong tình yêu làng truyền thống của người nông dân kháng chiến.”

Lấy câu văn này làm câu chủ đề để phân tích đoạn trích trên, hãy triển khai thành một đoạn văn quy nạp khoảng 10 câu, trong đoạn có sử dụng lời dẫn trực tiếp và một câu ghép, [gạch chân chú thích lời dẫn trực tiếp và câu ghép].

Trong văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long, có đoạn:"Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa."...1. "Nghề này" mà anh nói đến là công việc gì? Nhân vật đã lí giải lí do nào khiến anh không nghĩ như vậy nữa?2. "Trong cái lặng im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước."a. Họ là những ai ? Vì sao tác giả không đặt tên riêng cho các nhân vật trong tác phẩm của mình ?b. Hãy viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu làm rõ chủ đề: Ở Sa Pa luôn có những con người miệt mài làm việc và lo nghĩ cho đất nước. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép nối để liên kết câu [gạch chân, chú thích rõ].

3. Cuộc sống của "anh" trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" gợi em liên tưởng tới nhân vật nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 9, từng một mình chiến thắng sự gian khổ và cô đơn?

Đoạn 2: Cho đoạn văn sau:

"Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đó ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai bàn tay mà rít lên:

- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Ông kiểm điểm từng người một trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng quê, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy!..."

Câu 1: Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm này và vị trí của đoạn văn trong tác phẩm “Làng” – Kim Lân

Câu 2: Xác định ngôi kể chính của đoạn trích trên? Tác dụng của nó?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn thơ trên?

Câu 4: Viết đoạn văn nếu cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một câu ghép đẳng lập và phép thế.

Video liên quan

Chủ Đề