Ví dụ về trao đổi dữ liệu điện tử (edi)

Hình minh họa [Nguồn: marketreportgazette]

Trao đổi dữ liệu điện tử

Khái niệm

Trao đổi dữ liệu điện tử trong tiếng Anh gọi là: Electronic Data Interchange.

- Trao đổi dữ liệu điện tử còn gọi là trao đổi dung liệu điện tử được định nghĩa trong Luật Giao dịch điện tử [2005] như sau: 

Trao đổi dữ liệu điện tử [EDI – electronic data interchange] là sự chuyển thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin. 

- Uỷ ban Liên hiệp Quốc về luật thương mại quốc tế [UNCITRAL] đã được ra định nghĩa pháp lí sau đây : "trao đổi dữ liệu điện tử" [EDI] là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận về cấu trúc thông tin. 

- Bách khoa toàn thư Wikipedia định nghĩa EDI là các tiêu chuẩn qui định việc tạo thành thông tin để có thể trao đổi bằng phương tiện điện tử bên trong hoặc giữa các doanh nghiệp, các tổ chức, cơ quan chính quyền hay các nhóm khác. 

Thuật ngữ EDI cũng được dùng để mô tả sự triển khai và hoạt động của các hệ thống và các quá trình nhằm tạo ra, truyền gửi và nhận các văn bản EDI. 

Nhìn chung các văn bản EDI cũng chứa các thông tin như các thông tin có chứa trên văn bản giấy tương ứng.

Ưu điểm của việc sử dụng EDI 

EDI và các kĩ thuật tương tự làm giảm rất nhiều chi phí như gặp mặt, hội họp, các văn bản in ra giấy, fax, email… Giảm chi phí sắp xếp, tổ chức và tìm kiếm và thông tin.

Trao đổi dữ liệu điện tử [Electronic Data Interchange] có ý nghĩa quyết định đối với giao dịch thương mại điện tử qui mô lớn giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. EDI là hình thức phổ biến nhất để trao đổi dữ liệu có cấu trúc giữa hệ thống máy tính của các doanh nghiệp. 

Sử dụng EDI, doanh nghiệp sẽ giảm được lỗi sai sót do con người gây nên, giảm thời gian xử lí thông tin trong các giao dịch kinh doanh, tiết kiệm thời gian và chi phí so với trao đổi dữ liệu phi cấu trúc. 

EDI được ứng dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp trên thế giới và sẽ còn tăng mạnh trong một vài năm tới. 

Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của Internet đã tạo ra một phương tiện hữu hiệu cho việc sử dụng EDI thay vì phải thực hiện qua các mạng giá trị gia tăng [VAN]. Thứ hai, các ngôn ngữ lập trình hiện đại mới xuất hiện như XML làm cho EDI trở nên dễ thiết kế và dễ sử dụng hơn.

Nguồn: OECD và ước tính của Tập đoàn thông tin Giga cho các năm 2003 - 2005

[Tài liệu tham khảo: Bài giảng Thương mại Điện tử, Trần Công Nghiệp, 2008, NXB Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh]

Nguồn: Internet

Mục lục bài viết

  • 1.Thương mại điện tử
  • 2.Sự hình thành thương mại điện tử
  • 3.Thương mại điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử [‘EDI’]
  • 4.Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử năm 1996
  • 5.Chỉ thị của EU về thương mại điện tử

1.Thương mại điện tử

Thương mại điện tử, hay còn gọi làe-commerce,e-commhayEC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử nhưInternetvà cácmạng máy tính.[1][2]Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ nhưchuyển tiền điện tử,quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng,tiếp thị Internet,quá trình giao dịch trực tuyến,trao đổi dữ liệu điện tử[EDI], cáchệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạngWorld Wide Weblà một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ nhưemail, các thiết bịdi độngnhư làđiện thoại.

Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh củakinh doanh điện tử[e-business]. Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồntài chínhvà các khía cạnh thanh toán của việcgiao dịchkinh doanh.[2]

E-commerce có thể được dùng theo một vài hoặc toàn bộ những nghĩa như sau:

E-tailing[bán lẻ trực tuyến] hoặc "cửa hàng ảo" trêntrang webvới các danh mục trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo".

Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web

Trao đổi dữ liệu điện tử[EDI], trao đổi dữ liệu giữaDoanh nghiệp với Doanh nghiệp

Email, fax và cách sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và thiếp lập mối quan hệ vớikhách hàng[ví dụ như bản tin - newsletters]

Việc mua và bán giữaDoanh nghiệp với Doanh nghiệp

Bảo mật các giao dịchkinh doanh

2.Sự hình thành thương mại điện tử

Về nguồn gốc,thương mại điện tửđược xem như là điều kiện thuận lợi của các giao dịch thương mại điện tử, sử dụng công nghệ nhưEDIvàEFT. Cả hai công nghệ này đều được giới thiệu thập niên 70, cho phép cácdoanh nghiệpgửi cáchợp đồng điện tửnhưđơn đặt hànghayhóa đơnđiện tử. Sự phát triển và chấp nhận củathẻ tín dụng, máy rút tiền tự động [ATM] vàngân hàngđiện thoạivào thập niên 80 cũng đã hình thành nên thương mại điện tử. Một dạng thương mại điện tử khác là hệ thống đặt vémáy baybởiSabreởMỹvàTravicomởAnh.

Vào thập niên 90, thương mại điện tử bao gồm các hệ thốnghoạch định tài nguyên doanh nghiệp[ERP],khai thác dữ liệuvàkho dữ liệu.

Năm 1990,Tim Berners-Leephát minh raWorldWideWebtrình duyệt webvà chuyển mạng thông tin liên lạc giáo dục thành mạng toàn cầu được gọi làInternet[www]. Các công ty thương mại trênInternetbị cấm bởiNSFcho đến năm 1995.[3]Mặc dùInternettrở nên phổ biến khắp thế giới vào khoảng năm 1994 với sự đề nghị của trình duyệt web Mosaic, nhưng phải mất tới 5 năm để giới thiệu các giao thức bảo mật [mã hóaSSLtrên trình duyệt Netscape vào cuối năm 1994] vàDSLcho phép kết nốiInternetliên tục. Vào cuối năm 2000, nhiều công ty kinh doanh ởMỹvàChâu Âuđã thiết lập các dịch vụ thông quaWorld Wide Web. Từ đó con người bắt đầu có mối liên hệ với từ "ecommerce" với quyền trao đổi các loại hàng hóa khác nhau thông quaInternetdùng các giao thức bảo mật và dịch vụthanh toán điện tử.

3.Thương mại điện tử và trao đổi dữ liệu điện tử [‘EDI’]

Với sự phát triển của thương mại điện tử nói chung, EDI đã ngày càng được sử dụng phổ biến trong mô hình kinh doanh ‘doanh nghiệp với doanh nghiệp’ [‘business-to-business’ - viết tắt là ‘B2B’]. Mặc dù thường xuyên gây nên sự nhầm lẫn, nhưng thương mại điện tử và EDI là không giống nhau. Thương mại điện tử là thuật ngữ chung bao gồm cả EDI và các công nghệ liên lạc điện tử khác, ví dụ: thư điện tử và Internet. EDI được định nghĩa là: ‘Việc chuyển giao thông tin từ máy tính này sang máy tính khác của những giao dịch tiêu chuẩn theo một định dạng tiêu chuẩn nhất định, cho phép các bên tiếp nhận để thực hiện các giao dịch dự kiến’. Mặt nổi bật nhất của EDI, đó là tạo ra môi trường trao đổi dữ liệu điện tử thuần túy - môi trường không có sự can thiệp của con người và các máy tính liên lạc trực tiếp với nhau trong suốt quá trình cung cấp và xử lí số liệu. Chức năng của EDI cực kì đa dạng và là trao đổi thông tin giữa các máy tính, do đó có thể làm thay đổi năng suất sản xuất của một công ty, với tốc độ xử lí các đơn đặt hàng và chuẩn bị hàng hoá để gửi đi nhanh hơn. Rào cản lớn nhất mà thương mại điện tử nói chung và EDI nói riêng phải vượt qua, đó là làm sao để hai hoặc nhiều bên có thể trao đổi dữ liệu với nhau, bởi vì mỗi bên sử dụng những máy tính và phần mềm khác nhau. Do đó, để loại bỏ tình huống mà các bên phải đàm phán các điều khoản, nội dung và cấu trúc của thông điệp trước khi họ có thể liên lạc với nhau, ở đây chưa đề cập đến vấn đề thương mại, thì cần phải có một tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận. Các ngành công nghiệp như công nghiệp mô-tô ở châu Âu đã tự xây dựng một tiêu chuẩn riêng trong ODETTE, hoặc tiêu chuẩn ngành công nghiệp hoá học được quy định bởi CEFIC. Sau đó, UNECE và ISO đã xây dựng những nguyên tắc UN/EDIFACT và trở thành tiêu chuẩn chung toàn cầu cho cấu trúc thông điệp của EDI. EDIFACT hoạt động với nguyên tắc là các bên cần thiết lập những dạng thông điệp để các bên có thể được liên lạc, nhưng trong những dạng thông điệp này có mức độ linh hoạt cho phép người sử dụng có thể xác định yêu cầu riêng của họ. Để thuận tiện trong việc sử dụng EDI trong thương mại quốc tế, vào tháng 9/1987, ICC đã xây dựng nên một bộ nguyên tắc được biết dưới cái tên là UNCID và cũng được phê chuẩn bởi UNECE, với mục đích giúp người sử dụng EDI tham gia các hợp đồng liên lạc một cách công bằng [những thoả thuận trao đổi dữ liệu]. Rất nhiều điều khoản trong Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử sau này dựa trên những ý tưởng của UNCID. Sau khi ban hành UNCID [chỉ áp dụng đối với mạng khép kín], ICC tiếp tục ban hành các hướng dẫn mang tính quốc tế cho thương mại điện tử với mạng mở, trong đó tập trung vào các vấn đề như các thiết bị xác thực, chính sách chứng thực, chứng nhận chìa khoá công khai và lưu trữ hồ sơ.

4.Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử năm 1996

Việc nghiên cứu về những vấn đề pháp lí liên quan đến thương mại quốc tế và thương mại điện tử sẽ là không hoàn chỉnh, nếu không biết đến những công trình của UNCITRAL. Một Luật mẫu đã được UNCITRAL soạn thảo vào năm 1996, trong bối cảnh chưa có những quy định thống nhất của pháp luật các nước trên toàn thế giới, trong đó một phần lớn liên quan đến vấn đề sử dụng kĩ thuật liên lạc hiện đại. Cùng với Luật mẫu này, một văn bản hướng dẫn đi kèm cũng được ban hành trong cùng năm. Mục đích của Luật mẫu này, bao gồm cả việc cho phép và tạo thuận lợi cho việc sử dụng thương mại điện tử, đồng thời đối xử bình đẳng giữa người sử dụng tài liệu bằng giấy tờ và người sử dụng dữ liệu qua máy tính, nhằm thúc đẩy nền kinh tế và tính hiệu quả trong thương mại quốc tế. Luật mẫu này áp dụng với tất cả các loại thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu được sử dụng trong hoạt động thương mại. Các nước có thể giới hạn phạm vi của thông điệp dữ liệu liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong văn bản hướng dẫn nêu khuyến nghị rằng Luật mẫu có thể được áp dụng càng rộng rãi càng tốt, khi mà mục đích của nó là thúc đẩy tính chắc chắn của pháp luật. Ví dụ, rất nhiều thủ tục, được điều chỉnh bởi Luật mẫu [từ Điều 6 đến Điều 8], có thể cho phép giới hạn việc sử dụng thông điệp dữ liệu, nếu cần thiết. Dựa vào Luật mẫu, nhiều nước thành viên của Liên hợp quốc đã ban hành văn bản pháp luật nước mình, với ý nghĩa là luật ‘khung’ về thương mại điện tử. Kết cấu của Luật mẫu được chia làm hai phần với 17 điều khoản, phần thứ nhất đề cập đến thương mại điện tử nói chung, và phần còn lại đề cập đến thương mại điện tử trong một số hoạt động cụ thể, bao gồm: - Phần I với ba chương: Chương I đề cập các nguyên tắc chung với 4 điều khoản về phạm vi áp dụng, giải thích từ ngữ có liên quan, giải thích luật và các trường hợp ngoại lệ theo thoả thuận của các bên. Chương II quy định các điều kiện luật định đối với thông điệp dữ liệu, với 6 điều khoản [từ Điều 5 đến Điều 10] công nhận giá trị pháp lí của thông điệp dữ liệu; về văn bản; chữ kí; bản gốc của thông điệp dữ liệu; tính xác thực và khả năng được chấp nhận của thông điệp dữ liệu. Chương III [từ Điều 11 đến Điều 15] đề cập đến thông tin liên lạc bằng thông điệp dữ liệu, ví dụ: giá trị pháp lí của thông điệp. - Phần II bao gồm một chương với Điều 16 và Điều 17 liên quan đến một số hoạt động cụ thể, bao gồm vấn đề hợp đồng vận tải hàng hoá và chứng từ vận tải. Cần lưu ý một số nội dung quan trọng sau đây của Luật mẫu: - Khẳng định giá trị pháp lí của thông điệp dữ liệu, vì vậy nó đã loại bỏ và giải quyết được những rào cản từ những quy định khác nhau trong hệ thống pháp luật của các nước, về yêu cầu thông tin phải được thể hiện hoặc lưu giữ dưới dạng bản gốc của nó: là văn bản. - Khẳng định rằng thông điệp dữ liệu thoả mãn những yêu cầu của một văn bản. - Về chữ kí điện tử [Điều 7], Luật đã khẳng định là nó có giá trị tương đương với chữ kí truyền thống, nếu nó đáp ứng những yêu cầu tại các khoản 1[a] và 1[b] Điều 7. Hơn nữa, chữ kí điện tử không chỉ sử dụng nhằm mục đích nhận dạng mà còn để mã hoá một tài liệu. Ngoài ra, để hỗ trợ cho giá trị pháp lí của thông điệp dữ liệu, Điều 8 và Điều 9 quy định không được từ chối bản gốc; chấp nhận và bằng chứng của thông điệp dữ liệu. - Điều 11 quy định công nhận việc giao kết và giá trị của hợp đồng điện tử: Trong bối cảnh giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, chào hàng và chấp nhận chào hàng được phép thể hiện bằng phương tiện thông điệp dữ liệu. Khi một thông diệp dữ liệu được sử dụng trong việc giao kết hợp đồng, thì giá trị và hiệu lực thi hành của hợp đồng đó không thể bị phủ nhận chỉ với lí do rằng đã sử dụng một thông điệp dữ liệu vào mục đích ấy. Mặc dù không thể bao quát hết tất cả khía cạnh của hợp đồng, nhưng Điều 11 này là nền tảng pháp lí cho những giao dịch kinh doanh quốc tế được thiết lập bởi thương mại điện tử, và không phải lo ngại rằng hiệu lực pháp lí và giá trị của giao dịch này sẽ bị phủ nhận, chỉ bởi vì nó được sử dụng hoàn toàn trong môi trường thông điệp [Điều 12]. - Sự điều chỉnh về thời gian và địa điểm của việc gửi/nhận thông điệp có thể làm chấm dứt sự xung đột giữa nguyên tắc ‘tống phát’ trong hệ thống luật common law với các hệ thống pháp luật khác. Gửi một thông điệp dữ liệu, nghĩa là khi thông điệp ấy bước vào một hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo, và thời điểm nhận được thông điệp dữ liệu được xác định khi thông điệp dữ liệu đó vào hệ thống thông tin của người nhận. - Trong Phần II, Luật mẫu cung cấp khuôn khổ pháp lí cho giao dịch vận tải hàng hoá sử dụng chứng từ vận tải điện tử, như vận đơn hàng không, vận đơn đường biển, chứng từ vận tải đa phương thức và thuê tàu chuyến, vì vậy nó không chỉ áp dụng trong lĩnh vực hàng hải mà còn các lĩnh vực vận tải khác. Tất cả các nội dung nói trên đã khẳng định giá trị pháp lí của thông điệp dữ liệu, hợp đồng điện tử và chữ kí điện tử. Đó là khẳng định mang tính chất nền tảng cho việc công nhận và sử dụng thương mại điện tử. Mặc dù Luật mẫu không có giá trị pháp lí như điều ước, và có lẽ nó không dẫn tới sự thống nhất luật, nhưng nó là tài liệu có giá trị để UNCITRAL và các nước tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và ban hành các văn bản pháp lí khác về thương mại điện tử.

5.Chỉ thị của EU về thương mại điện tử

Châu Âu là một trong những khu vực đi đầu trong việc phát triển thương mại điện tử. Để tạo ra môi trường pháp lí cho hoạt động này, năm 1997, tài liệu mang tên ‘Sáng kiến châu Âu trong thương mại điện tử’ [‘A European Initiative in Electronic Commerce’] đã được Uỷ ban châu Âu ban hành. Dựa vào tài liệu đầu tiên này, rất nhiều quy định đã được ban hành sau đó, trong số đó là Chỉ thị số 2000/31/EC về một số quy định liên quan đến những khía cạnh của dịch vụ xã hội thông tin, về thương mại điện tử nói riêng trong thị trường chung. Mục đích của Chỉ thị này nhằm đưa ra khuôn khổ pháp luật nói chung bao trùm tất cả các khía cạnh pháp lí về thương mại điện tử, để bảo đảm sự tự do dịch chuyển của ‘dịch vụ xã hội thông tin’ giữa các nước thành viên và bảo vệ khách hàng trực tuyến. Kết cấu của Chỉ thị bao gồm 4 chương với 24 điều khoản. Sau đây là một số điểm cơ bản của Chỉ thị: - Điều 1 của Chỉ thị nhấn mạnh rằng phạm vi điều chỉnh không bao gồm vấn đề thuế và luật về các-ten [thỏa thuận hạn chế cạnh tranh], và ủng hộ dịch chuyển tự do của dịch vụ xã hội thông tin, theo đó Điều 4 loại bỏ thủ tục cho phép trước của các nước thành viên. Chị thị quy định rằng những thông tin của người nhận dịch vụ và cơ quan có thẩm quyền phải cung cấp là: Tên, địa chỉ đăng kí và các chi tiết khác. - Những vấn đề về hợp đồng được đề cập ở Điều 9 như sau: Yêu cầu tất cả các nước thành viên phải thừa nhận giá trị của hợp đồng điện tử, không gây cản trở cho việc sử dụng các hợp đồng điện tử hay loại bỏ hiệu lực pháp lí và giá trị của những hợp đồng này chỉ vì chúng được giao kết bằng phương tiện điện tử. Một số loại hợp đồng nằm ngoài phạm vi điều chỉnh mặc dù sự loại trừ này không liên quan đến phạm vi của Chỉ thị này, và địa điểm chào hàng cũng được đề cập. Với điều khoản này thì hợp đồng điện tử ở châu Âu có thể có giá trị không chỉ ở từng nước thành viên EU, mà còn có giá trị trên toàn bộ lãnh thổ EU. Quy định này cũng giống với Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL về hợp đồng điện tử. - Trách nhiệm pháp lí của bên thứ ba là người cung ứng dịch vụ cũng được quy định trong Phần 4 của Chỉ thị, nhằm giúp các bên liên quan có thể biết được quyền và nghĩa vụ của những người cung ứng dịch vụ Internet. - Vấn đề thực thi cũng được quy định tại Điều 20 của Chỉ thị: Các nước thành viên được tự do xác định chế tài đối với hành vi vi phạm các quy định pháp luật trong nước được soạn thảo và thông qua trên cơ sở của Chỉ thị này. Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL và Chỉ thị của EU chỉ điều chỉnh một số vấn đề về tạo thuận lợi cho giao dịch điện tử. Một vấn đề phức tạp khác trong thương mại điện tử là chữ kí điện tử - là công cụ hỗ trợ cho tính xác thực và chứng thực của một thông điệp, cũng được UNCITRAL và EU quan tâm và soạn thảo luật để điều chỉnh. Phần tiếp theo sẽ nghiên cứu một số quy định của các luật về vấn đề này.

Luật Minh Khuê[ sưu tầm và biên tập ]

Video liên quan

Chủ Đề