Em hiểu như thế nào về câu Trong như tiếng hạc bay qua

ĐỀ THI HỌC KÌ 1MÔN NGỮ VĂN LỚP 9ĐỀ BÀI: Câu 1: [ 2 điểm]Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn bảnthuyết minh.Viết một đoạn thuyết minh [không quá 10 dòng, đề tài tự do] có yếu tố miêutả để minh hoạ.Câu 2: [ 3 điểm]Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuậtđặc sắc trong đoạn thơ tả tiếng đàn của Thuý Kiều: " Trong như tiếng hạc bay qua,Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa." [Truyện Kiều - Nguyễn Du]Câu 3: [5 điểm]3.1. Em hãy ghi lại khổ thơ kết thúc của bài thơ "Ánh trăng" [Nguyễn Duy].3.2. Viết bài trình bày cảm nhận của em về khổ thơ vừa ghi, từ đó rút ra chomình bài học cuộc sống. HƯỚNG DẪN CHẤMCâu 1: [2 điểm] Đề bài có 2 yêu cầu:1. Nêu tác dụng: [1 điểm]- Để thuyết minh cho cụ thể , sinh động, hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp sửdụng yếu tố miêu tả. - Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật, gây ấntượng.2. Viết đoạn: [1 điểm]a. Hình thức: [0,25 điểm]- Một đoạn [không xuống dòng] , không quá 10 dòng. b. Nội dung: [0,75 điểm]- Đề tài tự do [nhưng cần có ý nghĩa]- Có tính chất thuyết minh, kết hợp miêu tả nhuần nhuyễn.Câu 2: [3 điểm]- Học sinh phát hiện được phép tu từ từ vựng trong đoạn thơ là so sánh.[0,5 điểm]- Phần giá trị: + Qua so sánh để cụ thể hoá, chi tiết hoá tiếng đàn.[0,5 điểm]+ Qua so sánh để hình tượng hoá, nghệ thuật hoá tiếng đàn. [0,5 điểm]=> Đoạn thơ vừa ca ngợi ngón đàn, tài đàn của Thuý Kiều.[0,5 điểm]=> Đoạn thơ cũng góp phần thể hiện tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việcsử dụng ngôn ngữ dân tộc.[0,5 điểm]- Diễn đạt trôi chảy, trình bày mạch lạc, sạch sẽ.[0,5 diểm]Câu 3: [5 điểm]Đề bài có 2 yêu cầu:3.1. Ghi lại chính xác, đầy đủ khổ thơ cuối của bài thơ "Ánh trăng" [NguyễnDuy]. [0,5 điểm]3.2. Trình bày cảm nhận, rút ra bài học: [4,5 điểm]A. Yêu cầu về kỹ năng: [0,5 điểm]- Học sinh trình bày đủ 3 phần: Mở - Thân - Kết.- Bố cục mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, bài sạch sẽ, chữ viết rõ ràng.B. Yêu cầu về kiến thức: [4 điểm]- Học sinh có thể cảm nhận từ nhiều hướng, miễn là bám sát và hiểu đúng ýthơ, phát hiện được những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ.- Từ giá trị tư tưởng của ý thơ, học sinh rút ra bài học cuộc sống thiết thâncho mình.Sau đây là một số định hướng:1. Cảm nhận: [3 điểm]a. Về nghệ thuật: [1 điểm]- Thể thơ 5 chữ mộc mạc, giản dị như lời kể chuyện, lời tâm tình; nhịp thơchậm, đều vừa ngân vang, tha thiết, vừa trĩu nặng, lắng sâu. - Hình tượng thơ vận động từ "vầng trăng" đến "ánh trăng " giàu giá trị biểuđạt.- Ngôn ngữ thơ giản dị, giàu tính đời thường.- Thủ pháp nhân hoá, ẩn dụ giàu giá trị tạo hình, biểu trưng.b. Về nội dung: [2 điểm]- Ý nghiã đẹp đẽ của một thời gian lao, đầy tình nghĩa.- Sự bao dung, độ lượng, thuỷ chung, nghĩa tình của quá khứ, cũng là củađất nước, nhân dân bình dị mà lớn lao.- Nhận thức về sự bất diệt , vĩnh cửu của thiên nhiên mang dấu ấn tâm tưcon người.- Sự tự nhìn lại , tự đối thoại với chính mình.2. Bài học về cuộc sống: [1 điểm]- Thái độ "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", ân nghĩa, thuỷchung cùng quá khứ.- Thái độ "tự phê " nghiêm khắc để chấn chỉnh, tự hoàn thiện mình.---------------------- Hết ---------------------Lưu ý: Thầy cô giáo cần phát hiện, trân trọng những bài làm tuy chưa thậttoàn diện về ý nhưng viết chân thành, xúc động, có những phát hiện tinh tế, sâu xa.

Học sinh

Thầy/ cô ơi giải thích hộ em bài này là như nào đấy ạ? Dễ dễ thôi thầy/ cô nhé!. m [_ _]m

Gia sư QANDA - ace0101

Câu thơ " Trong như tiếng hạc bay qua, Đục như tiếng suối mới sa nửa vời" dùng phép liên kết Nối bằng tuyến tính hay Liên tưởng định vị?

Câu hỏi: Trong như tiếng hạc bay qua sử dụng biện pháp tu từ nào

Câu trả lời chính xác nhất: Câu thơ “Trong như tiếng hạc bay qua” nằm trong tác phẩm “ Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du thuộc chương trình ngữ văn lớp 9. Trong câu thơ “ Trong như tiếng hạc bay qua’’ đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

Ở đây, những so sánh của Nguyễn Du thực sự là rất ấn tượng và đặc sắc. Từ những điều tưởng chừng như khó có thể mà ước lượng được [như là trong,đục] thì lại được ông ví với những sự vật rất cụ thể [như tiếng hạc bay qua,như tiếng suối mới sa nửa vời]. Từ những hình ảnh so sánh này, Nguyễn Du đã thực sự chứng minh được tài năng sáng tạo rất độc đáo của mình để ngôn ngữ truyện Kiều mang phong cách của một cá tính nghệ thuật.

Để hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ so sánh, mời các bạn cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung dưới đây!

1. So sánh là gì?

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Có thể thấy so sánh là một trong 4 biện pháp tu từ rất phổ biến trong văn học và được sử dụng rộng rãi. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp biện pháp tu từ này. Ví dụ:

“Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.

[Hồ Chí Minh]

Trẻ em được so sánh như búp trên cành vì có nét tương đồng đều non, trẻ.

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.

[Ca dao]

Công cha được so sánh với núi Thái Sơn, nghĩa mẹ được so sánh với nước trong nguồn. Công cha, nghĩa mẹ và núi Thái Sơn, nước trong nguồn có nét tương đồng là: to lớn, nhiều.

>>> Xem thêm: Biện pháp tu từ so sánh trong câu “Một mặt người bằng mười mặt của” có tác dụng gì?

2. Cấu tạo của phép so sánh

Cấu tạocủa một phép so sánh thông thường gồm có:

– Vế A [tên sự vật, con người được so sánh].

– vế B. [tên sự vật, con người được so sánh với vế A].

– Từ ngữ chỉ phương tiện so sánh.

– Từ so sánh.

Vídụ:Trẻ em như búp trên cành. “Trẻ em” là vế A, từ ngữ so sánh là “như”, vế B “như búp trên cành”.

Nóithêm:

- Có một số trường hợp câu nhân hóa không tuân theo cấu tạo.

- Phương diện và từ so sánh bị lược bỏ.

Ví dụ:Trường Sơn: chí lớn ông cha.

>>> Xem thêm:So sánh là gì? Có mấy kiểu so sánh?

3. Các kiểu so sánh

a. So sánh không ngang bằng

Kiểu so sánh ngang bằng là kiểu so sánh các sự vật, sự việc có sự tương đồng với nhau. Ngoài mục đích tìm sự giống nhau, so sánh ngang bằng còn thể hiện hình ảnh hóa các bộ phận hay đặc điểm nào đó của sự vật, sự việc giúp người nghe, người đọc dễ hiểu hơn.

Trong câu có các từ gồm “kém, kém hơn, khác, chẳng bằng, không bằng,…”

Ví dụ:

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bằng bấy nhiêu .

Thân em như tấm lụa đào

b. So sánh không ngang bằng

So sánh không ngang bằng hay còn gọi là so sánh hơn kém, đây là loại so sánh đối chiếu sự vật, sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ hơn kém để làm nổi bật cái còn lại.

So sánh không bằng là hình thức đối chiếu giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng trong mối quan hệ không tương đồng để làm nổi bật cái còn lại.

Từ so sánh:kém, kém hơn, chẳng bằng, không bằng, khác,…

Ví dụ: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằngmuôn nỗi tái tê lòng bầm”.

[Bầm ơi! – Tố Hữu]

Ngoài 2 kiểu so sánh chính như trên còn có những kiểu so sánh thường gặp như:

- So sánh sự vật này với những sự vật khác

Đây là cách so sánh phổ biến nhất, là kiểu so sánh đối chiếu một sự vật này với sự vật khác dựa trên những nét tương đồng.

Ví dụ:

+ “Cây gạo to lớn như một tháp đèn khổng lồ”.

+ Màn đêm tối đen như mực.

- So sánh sự vật với con người và ngược lại

Đây là cách so sánh dựa vào những nét tương đồng về một đặc điểm của sự vật với một phẩm chất của con người có tác dụng làm nổi bật lên phẩm chất của con người.

Ví dụ:

+ Trẻ em như búp trên cành.

+ Dù ai nói ngả nói nghiêng

- So sánh giữa hai âm thanh với nhau

Phép so sánh này đối chiếu hai đặc điểm của hai âm thanh với nhau để giúp nêu bật đặc điểm, phẩm chất của sự vật được đem ra so sánh.

Ví dụ:“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

- So sánh giữa hai hoạt động với nhau

Đây là kiểu so sánh thường gặp trong kho tàng ca dao, tục ngữ. Có tác dụng cường điệu hóa hiện tượng hoặc sự vật được so sánh.

Ví dụ:

“Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”

4. Tác dụng của phép so sánh

Biện pháp so sánh sử dụng nhằm làm nổi bật khía cạnh nào đó của sự vật hoặc sự việc cụ thể trong từng trường hợp khác nhau. So sánh còn giúp hình ảnh, sự vật hiện tượng trở nên sinh động hơn. Việc so sánh thường lấy cụ thể để so sánh cái không cụ thể hoặc trừu tượng. Cách này giúp người đọc, người nghe dễ dàng hình dung được sự vật, sự việc đang được nói đến.

Ngoài ra, so sánh còn giúp lời văn trở nên thú vị, bay bổng. Vì vậy được nhiều nhà văn, nhà thơ sử dụng trong tác phẩm của mình.

--------------------------------

Như vậy, trên đây Top lời giải đã cùng bạn trả lời câu hỏi “Trong như tiếng hạc bay qua’’ sử dụng biện pháp tu từ nào? Và cung cấp những kiến thức có liên quan. Hy vọng những kiến thức chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập. Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề