Fifa xác định giới tính cầu thủ như thế nào năm 2024

Bên dưới mái vòm các sân vận động, Công nghệ xác định việt vị bán tự động [semi-automated offside technology - SAOT] sử dụng hệ thống 12 camera đồng bộ hóa nhằm theo dõi chuyển động chân và tay của từng cầu thủ. Đặc biệt, trong trái bóng thi đấu còn có thêm một cảm biến xuyên suốt trận đấu.

Cụ thể, SAOT theo dõi 29 điểm dữ liệu của từng cầu thủ, chính xác là 50 lần/giây. Dữ liệu liên tục được xử lý bằng AI [trí thông minh nhân tạo]. Khi có tình huống phạm lỗi, hệ thống xác định đường kẻ việt vị qua hình ảnh 3D rồi thông báo tới một chuyên gia của tổ trọng tài VAR. Ngoài ra, các hình ảnh 3D còn được chiếu trên màn hình sân vận động để người hâm mộ có thể hiểu rõ quyết định của trọng tài.

Vị trí 29 điểm dữ liệu của từng cầu thủ tại World Cup 2022. [Ảnh: FIFA]

Giám đốc phát triển FIFA, ông Johannes Holzmüller, chia sẻ thêm về cảm biến trong bóng thi đấu: “Các cảm biến sẽ theo dõi từng chuyển động của trái bóng và xác định thời điểm “chạm bóng” của cầu thủ nhận bóng, từ đó đối chiếu với dữ liệu đường kẻ việt vị của AI”.

Ông nói thêm: “Nếu việt vị, chỉ sau vài giây, tổ trọng tài VAR có thể kiểm tra dữ liệu và thông báo tới trọng tài chính trận đấu thông qua bộ đàm. Quá trình này mất khoảng nửa phút thay vì chờ đợi như hiện nay. Đôi khi thời gian kiểm tra lại các tình huống mất quá nhiều thời gian, làm đứt nhịp độ trận đấu. Đối với các trọng tài thì không sao, nhưng sự chờ đợi của các cầu thủ, huấn luyện viên và người hâm mộ lại là một vấn đề khác”.

“Giải đấu bóng đá lớn nhất thế giới là nơi thích hợp để giới thiệu và áp dụng những tiến bộ công nghệ mới, đặc biệt để tránh những lỗi lầm còn tồn đọng trong World Cup. Đó luôn là mục tiêu hàng đầu của FIFA”, Giám đốc phát triển FIFA nhấn mạnh.

World Cup 2022 tại Qatar cũng là kỳ World Cup thứ ba liên tiếp FIFA áp dụng công nghệ mới để trợ giúp quyết định trọng tài. Tại World Cup 2014 ở Brazil, công nghệ Goal-line lần đầu tiên được sử dụng sau sự cố trọng tài năm 2010. Năm 2018 tại Nga thì là VAR.

Tháng 12/2021, SAOT đã được thử nghiệm trực tiếp trong những trận đấu của Arab Cup diễn ra tại Qatar, tiếp đó còn được áp dụng tại FIFA World Cup các CLB diễn ra hồi tháng 2 vừa qua tại UAE.

Khoảng cách thu nhập liên quan đến giới tính là câu chuyện rất được quan tâm trong bối cảnh ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh dành cho giới cầu thủ nữ vừa chính thức khởi tranh tại Australia và New Zealand mới đây.

Hồi tháng 6, FIFA công bố rằng, lần đầu tiên trong lịch sử, khoảng 49 triệu USD từ khoản tiền thưởng kỷ lục 110 triệu USD tại World Cup lần này, sẽ được chuyển trực tiếp cho các cá nhân xuất sắc – tức trung bình 30.000 USD/cầu thủ dự giải và 270.000 USD/cầu thủ của đội bóng vô địch.

Phần còn lại từ quỹ thưởng sẽ được chia cho các liên đoàn bóng đá có đội tuyển dự giải, rồi từ đó, liên đoàn tự quyết định số tiền chia cho các cầu thủ. Liên quan đến vấn đề giải thưởng, FIFA cam kết chi trả 42 triệu USD cho các liên đoàn và các đội bóng có cầu thủ phải tham gia chuẩn bị cho kỳ World Cup lần này.

Trước đó, hồi tháng 3, Chủ tịch FIFA – Gianni Infantino đã tuyên bố sẽ dần tiến tới quân bình giải thưởng giữa bóng đá nam và bóng đá nữ, cụ thể là ở 2 kỳ World Cup nam/nữ vào năm 2026-2027, nhằm mục tiêu tiến tới bình đẳng giới trong môn thể thao vua tương lai gần.

Với lượng khán giả theo dõi ước tính lên tới 1 tỷ người trên khắp thế giới, VCK Bóng đá nữ FIFA World Cup 2023 là một trong những sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Josh Cavallo thất vọng với quyết định của FIFA khi cấm các cầu thủ đeo băng tay “OneLove” tại World Cup Qatar 2022. Tuy nhiên, anh cũng hiểu thế khó của những người đội trưởng.

Josh Cavallo, tiền vệ câu lạc bộ Adelaide United và cựu tuyển thủ đội trẻ Australia, công khai là người đồng tính vào tháng 10/2021. Ảnh: GQ.

Đội trưởng của 7 đội bóng châu Âu quyết định không đeo băng tay “OneLove” tại World Cup do nguy cơ nhận thẻ vàng.

Trước đó, tuyển Anh, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Thụy Sĩ và xứ Wales đã tham gia chiến dịch nhằm thúc đẩy sự hòa nhập và chống phân biệt đối xử.

Tuy nhiên, hôm 21/11, hiệp hội bóng đá của các quốc gia này tuyên bố chiếc băng tay cầu vồng sẽ không được đeo ở Qatar.

“Tôi thất vọng về FIFA. Họ khiến tôi cảm thấy bị chối bỏ”, cầu thủ người Australia Josh Cavallo nói với CNN.

“Tính đại diện rất quan trọng và có rất nhiều khán giả theo dõi những trận đấu này. Điều đó cho thấy ý định của FIFA không phải là biến bóng đá thành nơi dành cho tất cả. Chúng ta có gia đình và những thế hệ tiếp theo đang theo dõi. FIFA cần phải làm tốt hơn. Đó là sân chơi quốc tế”, anh chia sẻ thêm.

Trong bài đăng trên mạng xã hội trước đó, Cavallo đã gọi biện pháp này là “hà khắc”.

Tiền vệ của Adelaide United và cựu tuyển thủ đội trẻ Australia gây chú ý vào năm ngoái khi công khai là người đồng tính.

Cavallo sau đó trở thành một trong những gương mặt được biết tới nhiều nhất trong môn thể thao này. Gần đây, anh được vinh danh là “Người đàn ông của năm” tại lễ trao giải do tạp chí Attitude, ấn phẩm LGBTQ+ lớn nhất châu Âu, tổ chức.

Chiếc băng tay đội trưởng có thông điệp ủng hộ cộng đồng LGBTQ+ bị FIFA cấm cửa ngay khi World Cup Qatar 2022 bắt đầu khởi tranh. Ảnh: Reuters/Staff.

Đầu năm nay, Cavallo chia sẻ hy vọng được khoác áo đội tuyển quốc gia tại World Cup, nhưng anh không lọt vào đội hình cuối cùng của “Socceroos” tới Qatar 2022.

Cầu thủ 23 tuổi hy vọng đội trưởng tuyển Australia sẽ đeo băng tay “OneLove” để thể hiện tình đoàn kết với cộng đồng LGBTQ+ bất chấp nguy cơ bị trừng phạt.

“Nếu tôi ở đó và là đội trưởng, tôi sẽ đeo chiếc băng tay này. Tôi không xấu hổ khi là chính mình. Đó chính xác là lý do tôi công khai và trở thành tôi của ngày hôm nay. Tôi hy vọng đội trưởng nước mình sẽ mang nó”, Cavallo nói thêm.

Đội tuyển Australia, bao gồm đội trưởng Matthew Ryan, người từng xuất hiện trong video cùng đồng đội trước giải đấu để nêu vấn đề nhân quyền bao gồm cách đối xử với người LGBTQ+ ở Qatar, đã không đeo băng tay cầu vồng trong trận đối đầu Pháp.

Trong khi Cavallo kỳ vọng các đội trưởng sẽ đeo băng tay “OneLove”, anh hiểu hậu quả tồi tệ mà họ có thể phải đối mặt.

“Điều này chắc chắn đáng lo ngại vì FIFA đặt họ vào tình thế phải mạo hiểm quyền tham dự World Cup. Đó là điều mà chúng tôi khổ luyện để trở thành vận động viên chuyên nghiệp và mơ ước được đại diện cho đất nước của mình tại đấu trường thế giới”.

“Tôi biết ơn 7 quốc gia ban đầu dự định đeo băng tay cầu vồng tại giải đấu vì muốn nắm lấy tính toàn diện trong chiến dịch World Cup”, anh nói thêm.

Kể từ khi công khai xu hướng tính dục vào tháng 10/2021, Cavallo phải đối mặt với “phản ứng dữ dội” từ cộng đồng, nhưng tác động tích cực mà anh có được với tư cách đại sứ LGBTQ+ trong môn thể thao vua là rất đáng giá.

“Điều giúp tôi vượt qua là những thông điệp tôi nhận được hàng ngày để thấy rằng câu chuyện của tôi đã ảnh hưởng và thay đổi cuộc sống của nhiều người. Tôi sẽ tiếp tục những gì mình đang làm”, anh khẳng định.

Khi chụp ảnh lưu niệm trước trận ra sân gặp Nhật Bản tại World Cup hôm 23/1, các cầu thủ đội tuyển quốc gia Đức đưa tay lên che miệng như hành động biểu tình chống lại quyền tự do ngôn luận tại sân vận động quốc tế Khalifa ở Doha.

Trước khi 7 đội tuyển quốc gia tuyên bố đội trưởng của họ sẽ không đeo băng tay “OneLove” ở Qatar, FIFA cho biết họ đưa ra chiến dịch “Không phân biệt đối xử” và khẳng định 32 đội trưởng đều có cơ hội mang món đồ biểu tượng liên quan đến chiến dịch.

Mục Đời sống gửi đến độc giả gợi ý về những tác phẩm hay, mang hơi thở thời đại. Hội mê sách cũng có thể tìm thấy những bí kíp để "sống chất" hơn với sở thích của mình.

Chủ Đề