Giá sừng tê giác bao nhiêu 1 lạng

Sau vài phút chờ ở cầu vượt Củ Chi, một người đàn ông ăn mặc lôi thôi xuất hiện trên chiếc xe Honda 67 tự xưng tên Dưỡng dẫn khách vào một căn biệt thự trên đường Nguyễn Văn Khạ [thị trấn Củ Chi]. “Đồ quý ông già để lại, tui phải nhờ bà chị gái ở đây giữ hộ cho khỏi mất”, vừa nói ông Dưỡng vừa nhấn chuông cổng căn biệt thự. Trên bộ salon bằng gỗ bóng lưỡng, chị của ông Dưỡng đưa ra một chiếc sừng dài 16cm, ngả màu vàng nâu, vân nhỏ dọc đều và thân sừng có nhiều khối u láng bong, phần gốc được mài bằng.

Ông Dưỡng xởi lởi: “Sừng tê giác châu Á khá nhỏ so với sừng châu Phi. Tại VN chỉ còn vài cái sừng thôi, tui đã mài phần gốc dùng cho người nhà nhiều lần nên nó mới còn ngắn vậy...”.

Ông này cho hay từng có nhiều lương y nổi tiếng ở TP.HCM khẳng định đây là sừng thật. Bà chị ông Dưỡng xen vào: “Trước đây tui cũng bị viêm xoang, nhức đầu ghê lắm nên mài ít bột uống, thế mà khỏi hẳn”.

“Của ông già cho, có bao giờ nghĩ sẽ bán đâu, mà giờ kẹt vốn làm ăn, với lại biết mấy anh cần để cứu người nên tui để lại. Tui cũng đã tham khảo giá cả rồi, cái này 100 triệu đồng thì xem như quá rẻ” - ông Dưỡng chốt lại. Nhưng khi hỏi sau khi dùng xong, muốn mua thêm hay giới thiệu cho bạn bè quen thì ông này khẳng định “vẫn còn nữa, có mấy người quen cũng có sừng gia truyền để lại, mua nhiều chắc được... bớt giá”.

Ông Lê Hải - một “đầu nậu” nổi tiếng ở TP.HCM chuyên mua bán sừng tê giác, ngụ khu vực ngã tư Gò Mây [Q.Bình Tân] - tiếp thị: “128 triệu đồng một lạng, phần chóp sừng hẳn hoi, muốn mua bao nhiêu có ngay”.

Ông Hải cho biết thêm ông còn khá nhiều mối liên hệ ở các tỉnh khu vực Tây nguyên nhờ bán giúp sừng tê giác. Nhưng khi hỏi chắc chắn đây có phải là sừng tê giác thật không thì ông lắc đầu: “Thời nay thật, giả có khác nhau mấy đâu, ai cần là tui dẫn đi đến tận nơi rồi thấy ưng thì mua. Có điều mối bán sừng của tui uy tín lắm. Nhiều người mua trị bệnh đều rất vừa lòng”.

Thị trường mua bán sừng tê giác trong những ngày qua khá sôi động khi có thông tin tê giác VN bị tuyệt chủng, với nhiều đầu mối rao bán sừng cùng những lời khẳng định bảo đảm: “Hàng quý của gia đình để lại”, hoặc “do ông ngoại trước đây làm nghề đông y cho lại con cháu”, hay “ông già trước đây qua Campuchia đi lính mua được bên đó đem về”...

Đẩy giá lên cao

Lắc cái hũ nhỏ ngâm một loại bột đục nhờ nhờ trên tay, ông Quang [ngụ P.Bình Hưng Hòa A, Q.Bình Tân] khoe: “Bột xay ra từ sừng tê giác đó. Tui mới mua cách đây hai tháng, tốn hết 4.000 USD được một lạng sừng đã chẻ rồi về tự cạo thành bột ngâm vào đây. Giờ mình còn khỏe chưa cần, nhưng biết đâu vài năm nữa tuổi tác cao, bệnh tật khó lường nó lại giúp mình thêm ít tuổi... Tê giác bị tuyệt chủng rồi, mua được lạng nào hay lạng đó”.

Khi được hỏi đã đem cái hũ dược liệu đặc biệt đó đi kiểm tra ở đâu chưa, ông Quang nói: “Có thằng em chuyên buôn hàng độc, tui nhờ nó kiếm giùm. Lúc mua về tui bị viêm mũi nặng lắm, thế mà uống thử chút bột sừng này thì đỡ hẳn... Chắc chắn là thật rồi”.

Nhiều “đầu nậu” mua bán sừng tê giác khẳng định mặt hàng này đang ngày càng khan hiếm, và trở nên “sốt” trong những ngày qua khi có thông tin tê giác đã tuyệt chủng tại VN. Giá “chợ đen” được đẩy lên cao ngất ngưởng, bình quân trên 40.000 USD/kg.

Tại quán cà phê Hương Linh [quốc lộ 22, thị trấn Hóc Môn], ông Hà - một đầu mối chuyên chẻ hàng động vật quý hiếm từ Tây Ninh về TP.HCM - cho biết: “Hàng này chủ yếu đánh từ Myanmar hoặc từ châu Phi về chứ ở VN tê giác đã tuyệt chủng rồi! Tôi mua tận gốc, bán tận ngọn nên giá cả và chất lượng thì xin cam đoan là hàng thật. Chắc giá 4.000 USD/lạng. Cách đây vài tháng giá rẻ hơn nhưng giờ đã khác rồi”.

Còn “đầu nậu” Ba Cải [ngụ xã Tân Hiệp, H.Hóc Môn] đưa ra một ít bột màu xám đục, bảo: “Tui luôn giữ mấy chỉ [10 chỉ = 1 lạng] hàng từ Campuchia về để bán cho khách, lấy một chỉ giá 5 triệu đồng thôi. Tự dưng hàng lên giá do tê giác VN đã tuyệt chủng”.

Đa số là hàng giả

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - chủ tịch Hội Động vật học VN - nhìn nhận: “Việc tê giác đã bị tuyệt chủng ở VN khiến cho bản thân tôi và những người làm công tác bảo tồn hết sức đau lòng. Nguyên nhân trực tiếp khiến loài này bị tuyệt chủng là do tình trạng săn bắn tê giác để lấy sừng.

Hiện nay, việc mua bán sừng tê giác đã mang tính quốc tế với quy mô lớn. Đây là một trong những mối nguy hại lớn nhất đe dọa đến sự sống còn của loài này. Theo tôi, việc xử lý, xử phạt hành vi săn bắt, mua bán động vật hoang dã còn rất nhẹ, không đủ răn đe. Những người nhiều tiền vẫn săn lùng mua sừng tê giác để trị bệnh mặc dù công năng chữa bách bệnh của nó là không có cơ sở khoa học”.

Ông Nguyễn Đình Cương - chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP.HCM - nhận định: “Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm TP.HCM đã bắt được một số vụ buôn bán sừng tê giác. Thực tế trên thị trường “đen” hiện nay, việc buôn bán sừng tê giác còn xảy ra ở mức độ tinh vi lén lút và đa số là sừng giả. Điều đáng nói là dù hàng giả hay thật thì hành động mua bán này cũng là nguyên nhân dẫn đến việc sát hại động vật hoang dã. Những người mua bán sừng tê giác đã chung tay với bọn săn bắt, dẫn đến sự tuyệt chủng của một loài ở VN”.

Sừng tê giác bao nhiêu tiền 1kg?

Việt cũng cho biết, hiện sừng tê giác ở Hương Sơn bán khoảng 900 triệu đến 1 tỷ đồng /kg. Nếu mang ra Hà Nội bán phải được trên 1,2 tỷ đồng /kg.

Tê giác bao nhiêu tiền?

Giá da tê giác có nơi rao 2.000 USD/kg, nhưng có nơi lại rao 3.300-3.500 USD/kg, xương và huyết bằng 1/3 giá da tê giác.

Sừng tê giác có tác dụng như thế nào?

Sừng tê giác thường được dùng bằng cách tán bột hoặc mài lấy nước uống. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ nên sử dụng từ 0.5 – 1g/ ngày hoặc có thể dùng liều lượng lớn 4 – 12g.

Sừng tê giác thật như thế nào?

Phân biệt thật, giả Rửa sạch bằng nước sôi. Cho vào đấy 20-40ml rượu trắng. Mài nhẹ sừng tê vào mẻ sành chừng vài phút. Nếu rượu có màu trắng đục như sữa và có mùi thơm đặc trưng thì đó là sừng tê giác thật.

Chủ Đề