Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của Kiều ở lầu Ngưng Bích

Đề bài: Giá trị hiện thực của Truyện Kiều thông qua hai đoạn trích Mã Giám Sinh  mua Kiều và Kiều ở lầu Ngưng Bích

I.                   Giới thiệu bối cảnh thời đại Nguyễn Du sống


-                      Xã hội phong kiến cuối thể kỉ XVIII khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân điêu đứng.

-                      Phong trào nông dân khởi nghĩa khắp nơi, đỉnh cao là khởi nghĩa Lam Sơn.

ð    Tuy rằng bối cảnh truyện Kiều là ở Trung Quốc, nhưng qua cốt truyện mượn của Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du muốn dùng chuyện người mà nói chuyện mình è Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc.

II.                Giá trị hiện thực của truyện Kiều thông qua hai đoạn trích

a.                  Nỗi đau khổ cùng cực của con người

-                      Đoạn trích Mã Giám Sinh mua kiều: Nỗi đau nhâm phẩm con người bị chà đạp

“Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước, lệ hoa mấy hàng

Ngại ngùng dợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.”

-                      Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:

+Tình cảnh cô đơn, lẻ loi:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bồn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

+Cơn sóng lòng mãnh liệt cùng dự cảm về tương lai bơ vơ, bất định:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây  mặt đất một màu xanh xanh.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”

b.                  Tố cáo những thế lực chà đạp lên nhân phẩm con người

b.1 Những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm ăn trên nỗi đau của người khác

Nguyễn Du đã sử dụng ngòi bút hiện thực để vạch trần bản chất xấu xa của những kẻ bất nhân trong xã hội xưa, những kẻ “buôn thịt bán người”, kiếm sống trên thân xác của những cô gái vô tội, tiêu biểu là Mã Giám Sinh.

-Nguyễn Du đã bóc trần cái mác “giám sinh” của họ Mã để cho thấy tính cách vô học, thô thiển của hắn:

“Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên, rằng: Mã Giám Sinh

Hỏi tên, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần

Quá niên trạc ngoại tứ tuần

Mày rầu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa lối rước vào lầu trang

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”

-Đồng thời ông cũng phẫn nộ trước bản chất con buôn của họ Mã:

“Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử tài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa,

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu.

Rằng: Mua ngọc đến Lam Kiều

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

“Cò kè bớt một thêm hai”

b.2 Thế lực đồng tiền tác oai tác quái

Qua đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”, Nguyễn Du đã gián tiếp đề cập đến thế lực đồng tiền tác oai tác quái trong xã hội:

+Nguyên nhân gia đình Kiều gặp nạn: Bị thằng bán tơ  đổ oan, quan sai “làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.

+Cái giá đưa ra để Kiều chuộc cha: “Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”

+Trong đoạn trích, Mã Giám Sinh lấn lướt gia đình Kiều, vì ỷ thế có quyền. Gia đình Kiều nhẫn nhịn, chịu đựng, vì cần tiền è Mã Giám Sinh là kẻ bán linh hồn cho đồng tiền; gia đình Kiều chính là nạn nhân của đồng tiền è Đồng tiền làm tha hóa nhân cách con người, đẩy con người vào chỗ bất hạnh è “đồng tiền lăn tròn trong mọi đáy lương tâm” [Balzac]

III.             Đánh giá

VỀ NỘI DUNG:

-                      Hai đoạn trích đã thể hiện chân thực và sâu sắc nỗi đau của con người, bị chà đạp đến tận cùng, bị chia cách khỏi gia đình è Con người như những hạt bụi nhỏ nhoi, đau khổ giữa dòng xoáy của số phận.

-                      Hai đoạn trích cũng đã gián tiếp và trực tiếp tố cáo những thế lực chà đạp lên con người, đó là thế lực nhà chứa [mà đại diện là Mã Giám Sinh], và thế lực đồng tiền tác oai tác quái.

-                      Qua hiện thực đau xót và tàn nhẫn ấy, người đọc thấy được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du: thấm đẫm yêu thương, nhập thân vào nhân vật để thấu cảm nỗi đau nhân vật, tác phẩm viết ra như có “máu chảy trên đầu ngọn bút”.

VỀ NGHỆ THUẬT

-                      Nghệ thuật xây dựng nhân vật [qua lời thoại, qua ngoại hình, qua tính cách] đặc sắc, điêu luyện.

-                      Nghệ thuật miêu tả tài tình: bút pháp tả mây tô trăng, phục bút, điểm nhãn, thủ pháp ước lệ…

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ bậc thầy, làm thăng hoa ngôn ngữ dân tộc.

Page 2

Trang chủ Về chủ blog LỚP VĂN THẦY DUY FACEBOOK

đề viết dàn ý cảm nhận của em về tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
nhờ mn giúp đỡ, em cảm ơn ạ.

I. Mở bài: – Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và đoạn trích. + Nguyễn Du là nhờ thơ nhân đạo tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông đã cho ra nhiều tác phẩm có giá trị cao về cả mặt nội dung lẵn nghệ thuật trong đó Truyện Kiều được xem là kiệt tác số một của ông, là niềm tự hào của thơ ca trung đại. + Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích rất hay và sâu sắc, nó vừa bộc lộ được hết tâm tư tình cảm của nàng Kiều vừa thấm đượm tình thần nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du. II. Thân bài: -Nguyến Du là một trong số những nhà văn hiếm hoi lấy hình ảnh người phụ nữ vào đề tài sáng tác của mình, để gợi ca, để thương cảm và trân quý. Ông cảm nhận những điều không ai để ý, chân quý những vẻ đẹp bị dẫm đạp, chôn vùi, ngợi ca những con người vốn bị coi thường và chán ghét => Tinh thần nhân đạo, trái tim đầy tình yêu thương và trắc ẩn. - Giải thích thế nào là tinh thần nhân đạo: Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng yêu thương con người, tôn trọng các giá trị của con ngườ Nêu khái quát nguyên do khiến Thúy Kiều phải rơi vào nơi nhơ nhuốt và đầy tủi nhục này : Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công sau đó nàng bị giam lõng tại lầu Ngưng Bích. =>Nhà văn viết về phụ nữ đã hiếm , còn nhà văn viết về người phụ nữ tại chốn lầu xanh nơi được xem là chốn ông bướm vô loài, nơi mà người phụ nữ vốn đã bị xem thường lại càng trở nên hèn mọn, và nhỏ bé thì chỉ có thể là Nguyễn Du => Một tâm hồn cao cả, đầy sự ấm áp yêu thương. – Tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích. “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” – Phân tích hai từ “khóa xuân” hai từ này đã gợi lên sự tù túng, cô đơn và bất lực trước nghịch cảnh của cuộc đời. Nơi ấy đã giữ chân cô trước những ước mơ về tự do, về cuộc sống êm đềm hạnh phúc. – Không gian càng mênh mông tăm tối, mịt mù càng làm cho tâm trạng Thúy Kiều trở nên thê lương bi đát hơn bao giờ hết. Một cuộc sống bị giam cầm tù đày cả về tâm hồn, lẫn thể xác. “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” – Hai từ “bẽ bàng” đã lột tả được mọi sự ê chề, đau đớn của Thúy Kiều, khi cô vừa bị Mã Giám Sinh lừa tình, rồi lại còn bị bán vào lầu xanh.=> Mất hết niềm tin vào cuộc sống, vào lòng dạ con người, vào cái xã hội chỉ toàn là sự lộc lừa xảo trá. – “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” con người và cảnh vật đã như hòa nhập vào làm một, Cảnh vật cũng như người đều mang cảnh u sầu, trống trải, cô đơn khắc khoải, tàn úa lụi tàn theo những nỗi khổ đau. – Trong những câu thơ tiếp theo tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc. “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” – Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng. “Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ” – Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra mình, cảm thấy xót xa. – Tâm trạng của Thúy Kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực: “Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” – Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”  Thể hiện sự xót thương của tác giả trước những khó khăn, sóng gió mà Kiều đã gặp phải.  Điều đấy là quá tàn nhẫn với một người con gái quá đổi mong manh và yếu đuối. Tác giả vừa đau xót thay cho phận nàng Kiều, vừa trân trọng những nét đẹp tâm hồn và tài năng của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh. Dù Thúy Kiều đang nhuốm mình trong sự nhơ nhớt của chốn lầu xanh nhưng điều đấy không hề ảnh hưởng gì đến cách nhìn nhận và thái độ trân trọng của Nguyễn Du đối với cô. – Những sóng gió trông cheenh mà Kiều phải đối mặt và trải qua “Buồn trông song cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”  Qua tác phẩm Nguyễn Du đã trực tiếp vạch trần bộ mặt xấu xa, dối trá của những kẻ hám tiền tài, danh lợi. Tố cáo sự suy tàn , mục nát của xã hội phong kiến đương thời, nơi đã đưa ra biết bao những định kiến oan trái, bất công với con người mà đặc biệt ở đây là người phụ nữ.  Tinh thần nhân đạo ấy đã đi sâu vào con người của Nguyến Du, thấm nhuần vào từng sáng tác của người nghệ sĩ tài hoa ấy và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích chính là minh chứng cho điều đó ông đau xót vô cho thân phận con người bị chà đạp, khinh rẻ, bị biến thành một món hàng để cân đo đong đếm, ông đau lòng thay cho những phẩm hạnh và tài năng cao đẹp lại bị vùi vập không chút tiếc thương. => Từ đó có thể minh chứng được rằng Nguyễn Du là một nhà nhân đạo chân chính, và kiệt xuất, một người dám đứng ra tôn vinh những thứ bị xem thường, và khinh thường những thứ đang được sùng bái ,tôn vinh. III. Kết bài – Nêu cảm nhận , suy nghĩ và nhận đinhn chung về vấn đề.

--- Bạn tham khảo bài làm này nhé, nếu còn vấn đề cần trao đổi cứ đặt bên dưới nhá. Chúc bạn học tốt---

Reactions: phamkimcu0ng, duong oanh.07, Phạm Đình Tài and 1 other person

Video liên quan

Chủ Đề