Giaải thiích vì sao mua hàng không có hóa đơn năm 2024

Mới đây, anh Nguyễn Thành Nam, quận Ba Đình (Hà Nội) sử dụng dịch vụ ăn uống tại nhà hàng Chef Dzung trên đường Nguyễn Chí Thanh quận Đống Đa (Hà Nội), lúc thanh toán số tiền hơn một triệu đồng, nhân viên của nhà hàng đã mặc nhiên giao cho anh Nam một tờ hóa đơn tự in của nhà hàng (đã tính 10% thuế VAT) mà không kèm bất kỳ hóa đơn nào khác. Khi anh Nam yêu cầu xuất hóa đơn đỏ (hóa đơn VAT) thì nhân viên nhà hàng mới ra quầy thu ngân để đề nghị với kế toán xuất hóa đơn. Theo phản ánh, hầu hết những người sử dụng dịch vụ của nhà hàng lúc đó không yêu cầu xuất hóa đơn đỏ, mà chỉ nhận hóa đơn nhà hàng tự in để thanh toán tiền. Việc này đã tạo ra một lỗ hổng về thuế.

Theo quy định, với các giao dịch mua, bán hàng hóa, sử dụng dịch vụ có giá trị từ 200 nghìn đồng trở lên, cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh phải có trách nhiệm xuất hóa đơn VAT cho người mua. Nếu người mua không nhận được hóa đơn VAT, thì đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ dễ dàng ăn chặn thuế VAT 10%, bằng cách coi như chưa từng có giao dịch này, hoặc ghi số tiền trong hóa đơn thấp hơn nhiều so với số tiền đã thu của khách hàng.

Phản ánh với chúng tôi về việc “nhập nhèm” hóa đơn VAT, ông Nguyễn Linh, phố Vũ Phạm Hàm, quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết: Khá nhiều đơn vị kinh doanh sau khi cố tình lờ đi nghĩa vụ xuất hóa đơn cho khách không được, đã gây khó dễ cho người mua, bằng cách viện cớ kế toán đang nghỉ, muốn lấy phải quay lại sau mấy ngày nữa, hoặc người nhận sẽ phải trả thêm10% số tiền trên hóa đơn. Như vậy, nếu trả thêm 10% để lấy hóa đơn VAT, thì người mua đã phải trả thêm thuế một lần nữa, bởi trong giá bán của tất cả các mặt hàng, đương nhiên đã bao gồm giá thuế VAT.

Theo phản ánh của nhiều bạn đọc, việc không xuất hóa đơn VAT đối với các dịch vụ hàng hóa từ hơn 200 nghìn đồng trở lên là chuyện phổ biến, không chỉ ở các điểm kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, mà còn ở rất nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh vật liệu xây dựng, xăng dầu, điện tử, điện máy... trên cả nước.

Ngăn chặn tình trạng trốn thuế

Theo các chuyên gia kinh tế, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe, các quy định của pháp luật còn lỏng lẻo, nhiều kẽ hở cho các tổ chức kinh doanh trục lợi. Thí dụ, trong ngành kinh doanh ăn uống, hầu hết nguyên liệu đầu vào được mua tại các chợ đầu mối và không có hóa đơn đầu vào, do vậy dù không cần xuất hóa đơn đầu ra vẫn có thể “cân đối” được chi phí. Cho nên, dù cơ quan thuế yêu cầu kê khai định mức trên một món ăn, các cơ sở kinh doanh này vẫn có thể linh hoạt kê khai chi phí theo hướng có lợi bằng cách giảm chi phí vốn. Lờ xuất hóa đơn VAT có giá hơn 200 nghìn đồng, cũng lờ không xuất hóa đơn VAT chung có giá dưới 200 nghìn đồng, các nhà hàng có khả năng trốn thuế VAT ở mọi loại giá, đồng thời trốn luôn cả một phần thuế thu nhập.

Bên cạnh đó, thói quen không lấy hóa đơn khi mua hàng của người tiêu dùng cũng khiến các đơn vị kinh doanh dễ dàng trục lợi. Thái độ “thờ ơ” với hóa đơn VAT của người tiêu dùng vô tình tiếp tay cho các cơ sở kinh doanh trốn thuế, bởi hóa đơn là chứng từ gốc xác định doanh thu, từ đó làm cơ sở tính nhiều sắc thuế quan trọng liên quan, như thuế thu nhập, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt. Ngay cả với các hộ nộp thuế khoán, cơ quan thuế vẫn yêu cầu sử dụng hóa đơn… Việc không lấy hóa đơn VAT cũng sẽ gây ra nhiều bất lợi cho người tiêu dùng, bởi người bán không bị ràng buộc pháp lý với người mua, ít phải chịu trách nhiệm, bồi thường trong những trường hợp xảy ra tai nạn bởi sản phẩm, như cháy nổ, ngộ độc…

Để ngăn chặn hiệu quả tình trạng gian lận thuế qua hóa đơn, các cơ quan thuế cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, nhất là đối với những đơn vị có dấu hiệu rủi ro cao về thuế. Sớm hoàn thành việc rà soát, bổ sung các quy định của pháp luật, bảo đảm thực thi hiệu lực, hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh ngành ăn uống, dịch vụ cao cấp… cần sử dụng máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế và sử dụng hóa đơn điện tử để xác định chính xác doanh thu thực tế. Các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt đã được khảo sát và cho thấy đem lại nhiều lợi ích cho đất nước, cũng như cho doanh nghiệp và cá nhân. Việc đơn vị kinh doanh bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng cũng làm giảm tiêu cực trong thu và kiểm tra thuế.

Người tiêu dùng cần được tuyên truyền để hiểu rõ hóa đơn VAT vừa góp phần giúp Nhà nước giám sát và thu thuế, vừa để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Người mua không lấy hóa đơn đỏ là tự đánh mất quyền lợi của mình. Nếu cửa hàng từ chối viết hoá đơn, khách hàng không nên sử dụng dịch vụ nữa và báo cho cơ quan chức năng giải quyết.

NGUYỄN TUẤN ANH

(Phường Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội)

Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế là hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Theo Điều 13 Thông tư số 166/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế

Tại sao mua hàng phải lấy hóa đơn?

1.2 Tại sao phải xuất hóa đơn đỏ – Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp phải xuất hóa đơn khi mua bán hàng hóa dịch vụ. Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn là căn cứ kê khai tính thuế giá trị gia tăng đầu ra và hạch toán doanh thu.

Tại sao phải có hóa đơn đỏ?

Vậy tại sao phải lấy hóa đơn đỏ? Như đã nói ở trên, việc lấy hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ của khách hàng. - Theo quy định, việc lấy hóa đơn đơn đỏ khi mua hàng sẽ giúp cho Nhà nước giám sát người bán hàng, cung cấp dịch vụ có nộp thuế đầy đủ hay không.

Mua hàng bao nhiêu thì phải có hóa đơn đỏ?

Khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá trị dưới 200.000 đồng thì doanh nghiệp không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Tuy nhiên cuối mỗi ngày, doanh nghiệp vẫn lập thành một hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng ghi tổng số tiền cho toàn bộ số hàng hóa, dịch vụ bán trong ngày.

Dưới bao nhiêu tiền thì không cần xuất hóa đơn?

Tức là, bán hàng hóa, dịch vụ dưới 200.000 đồng không cần xuất hóa đơn chỉ phải xuất hóa đơn khi có yêu cầu. Còn theo quy định hiện hành, mọi trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ đều phải xuất hóa đơn, không phân biệt tổng giá thanh toán là bao nhiêu.