Giải bài tập bảo hiểm tổn thất chung năm 2024

Nếu tổn thất riêng lỗi do người chuyên chở và thuộc trách nhiệm bảo hiểm (người chủ hàng có mua bảo hiểm), thì người bảo hiểm sẽ bồi thường cho chủ hàng, sau đó người bảo hiểm sẽ dùng thế quyền của chủ hàng đòi lại người chuyên chở.

Tổn thất chung:

Là trong một chuyến tàu, sẽ có những rủi ro không lường trước được như đâm, va, cháy… Khi đó, để cứu nguy cho tàu và hàng, chủ tàu phải dùng mọi biện pháp để cứu nguy.

Hành động cứu nguy cố ý này có thể dẫn tới tổn thất một số hàng hóa hoặc một số chi phí nhằm mục đích an toàn cho tàu và hàng hóa trên tàu. Có 2 khái niệm tổn thất chung :

  • Hy sinh tổn thất chung : Là thiệt hại về vật chất của tàu và hàng và thiệt hại về cước phí của người chuyên chở do hành động vì tổn thất chung gây nên ( hàng hóa bị vứt xuống biển, hàng hóa bị ướt do hành động chữa cháy..).
  • Chi phí tổn thất chung : Là những chi phí được chi ra cho người thứ 3 để cứu nguy cho tàu và hàng ( chi phí cứu hộ, dở hàng, lưu kho….).

Nhằm bảo vệ quyền lợi chung, những chi phí tổn thất chung, hy sinh tổn thất chung sẽ do chủ tàu và chủ hàng ngồi lại tính toán và đóng góp theo tỷ lệ.

Khi chủ hàng tham gia bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, người bảo hiểm sẽ thay chủ hàng đóng góp khoản phí này.

Các yếu tố cần thiết để tuyên bố tổn thất chung:

Một tổn thất được coi là tổn thất chung để có yêu cầu tất cả các bên liên quan tham gia đóng góp bồi thường phải đủ ba yếu tố:

  • Phải có hiểm nguy chắc chắn xảy ra như bão tố sóng thần,… đặt tàu vào tình trạng nguy hiểm.
  • Khi thực hiện các biện pháp để tránh hiểm nguy, phải có sự cố ý hi sinh, nghĩa là thuyền trưởng phải có ý định hi sinh để cứu vãn “cộng đồng quyền lợi”.
  • Sự hi sinh đó phải có lợi, có nghĩa là phải cứu vãn được cộng đồng quyền lợi.

Các hi sinh cụ thể như: – Vứt bỏ một số hàng xuống biển để làm nhe tàu, giúp tàu nổi lên. – Gia tăng sức máy quá mức để thoát qua cơn bão tố hoặc ra khỏi nơi mắc cạn . – Tưới nước vào một hay nhiều hầm tàu để dập tắt ngọn lửa. – Kêu tàu kéo trợ giúp để đưa tàu ra khỏi nơi mắc cạn hoặc để kéo tàu về nơi an toàn. – Ghé vào bến cảng để ẩn nấp hay để sửa chữa hay xếp lại hàng hóa bị xô đẩy… Khi cả hai yếu tố trên hội đủ, thuyền trưởng có thể tuyên bố tổn thất chung.

Giải quyết tổn thất chung:

Sau khi tuyên bố tổn thất chung, thuyền trưởng tiến hành làm những thủ tục sau: + Thiết lập giá trị khi về đến bến của các thành phần trong ”cộng đồng quyền lợi” (khối được cứu vãn). + Trị giá tàu trong trạng thái lúc về tới bến, tức là sai biệt giữa trị giá trước các biến cố và phí tổn sửa chữa các tổn hại sau biến cố + Trị giá các lô hàng còn tốt không bị tổn thất nào. + Thiết lập trị giá các quyền lợi bị hi sinh (khối bị hi sinh).

Nếu là tàu: chi phí sữa chữa cần thiết, các phần hoặc các bộ máy bị hi sinh và phí tổn cập bến bao gòm cả lương thực và tiền ăn của thủy thủ, dầu nhớt, nước….trong suốt thời gian lưu bến.

Chú ý: các tổn thất riêng không được tính vào các giá trị này. Nếu là hàng hóa: trị giá các tổn hại và các giá trị đã hi sinh.

+ Đề cử một trọng tài để thiết lập các trị giá đóng góp và các trị gia hi sinh rồi phân phối trên nguyên tắc khối được cứu vãn phải đóng góp theo tỷ lệ trên mỗi giá trị cứu vãn dược, cho đủ khoản các giá trị đã hi sinh.

Khối được cứu vãn do đó được coi là “khối đóng góp”. Khoản góp được chia trả cho mỗi phần bị hi sinh thuộc “khối lượng đền bù” theo tỷ lệ giá trị hi sinh. Có nghĩa là tất cả mọi quyền lợi đều chịu cùng tỷ lệ đóng góp như nhau.

Thông thường công việc của giám định viên rất lâu và phức tạp nhất là khi có nhiều lô hàng bị tổn thất. Nên để năm phần chắc, các hãng tàu thường buộc các chủ hàng phải đóng góp tạm thời khi giao hàng.

Sau khi các giám định viên thiết lập xong bảng thanh toán tổn thất chung và có phần đóng góp thật sự thì số đã đóng góp tạm thời sẽ đc điều chỉnh.

Ví dụ: Trong một chuyến hành trình tàu gặp sự cố nghiêm trọng có nguy cơ làm tổn thất cả tàu lẫn hàng. Trước sự việc này, thuyền trưởng quyết định hi sinh một số hàng hóa của các chủ hàng để cứu thoát tàu ra khỏi nơi nguy hiểm.

Bài tập phân bổ tổn thất chung Bài 1: Trong một hành trình đi biển, tàu gặp bão. Để thoát bão, thuyền trưởng tự ý cho tàu mắc cạn và ném một phần hàng hóa trên tàu xuống biển. Sau đó, thuyền trưởng tuyên bố TTC. Tình hình tổn thất như sau: ( CPTTC )- Hàng A bị ném xuống biển: 200.000 USD ( TTR )- Hàng B bị nước mưa: 400.000 USD ( CPTTC )- Hàng C bị ném xuống biển: 50.000 USD ( CPTTC )- Chi phí cho thủy thủ: 50.000 USD ( HSTTC )- Máy tàu làm việc quá sức để thoát cạn bị hỏng phải sửa chữa mất: 100.000 USD  Hãy phân tích và phân bổ TTC nói trên, biết: - Giá trị hàng A: 300.000 USD - Giá trị hàng B: 600.000 USD - Giá trị hàng C: 50.000 USD - Giá trị cước phí chưa thu: 50.000 USD - Giá trị tàu biển: 1.200.000 USD Giải Bước 1: Xác định tỷ lệ đóng góp =L/CV=tổng giá trị TTC/tổng giá trị chịu phân bổ L=tổng hy sinh TTC + tổng chi phí TTC = (100.000)+(200.000+50.000+50.000)=400.000$ CV=tổng CV tàu + tổng CV hàng +tổng CV cước trả sau = (1200.000)+(300.000+(600.000-400.000)+50.000)+50.000  L/CV=400.000 / 1.800.000 = 2/9 Bước 2: Xác định mức đóng góp vào TTC của từng quyền lợi Cx=L/CV*CVx Ctàu=2/9*1200.000=266667$ C hàng A = 2/9*300.000=66666,67$ C hàng B = 2/9 * 200.000=44444,44$ C hàng C = 2/9 * 50.000=111111$ C cước trả sau = 2/9 *50.000=111111$ Bước 3: Xác định kết quả tài chính của các bên A phải đóng 66667$ A đã hy sinh 200.000$  A nhận về : 200.000-66667=133333$ B phải đóng 444444$ B đã hy sinh 0$  B đóng 444444$

C phải đóng 111.111 $ C đã hy sinh 50.000$  C nhận về 111.111 – 50.000 = 38889 $ Bài 2 Trong một hành trình đi biển, tàu gặp nạn. Tại cảng đến, tình hình tổn thất của hàng như sau: B- Hàng bị sét đánh cháy thiệt hại 3000 USD A- Hàng bị ngấm nước mưa thiệt hại 1000 USD A- 10 kiện hàng trị giá 2000 USD bị rơi xuống cầu cảng trong quá trình dỡ hàng tại cảng đến, thiệt hại 50% giá trị A- Hàng bị rơi vãi do bao bì bị rách, thiệt hại 500 USD A- Chi phí thay thế bao bì bị rách là 100 USD C- Mức đóng góp vào tổn thất chung của chủ hàng là 2000 USD Hỏi chủ hàng được bồi thường bao nhiêu nếu chủ hàng mua bảo hiểm theo các điều kiện A, B hoặc C – ICC 1982 Giải: C = 2000$ B = 2000+3000 = 5000 A = 5000+1000+1000+500+100 = 7600 Bài 3: Một công ty VN nhập khẩu một lô hàng gồm 100.000 bao xi măng (50kg/bao), theo điều kiện CIF Vũng Tàu, Incoterms 2000. Điều khoản bảo hiểm trong hợp đồng mua bán quy định phải mua bảo hiểm theo điều kiện B – ICC 1982 với trị giá bảo hiểm V = 100% CIF. Dọc đường, tàu gặp bão, thuyền trưởng quyết định vứt hàng xuống biển để tàu chạy thoát bão, có 1000 bao xi măng bị ướt do ngấm nước mưa. Để tàu thoát bão, thuyền trưởng quyết định vứt 10.000 bao hàng xuống biển. Khi tàu về tới cảng đích, thuyền trưởng tuyên bố tổn thất chung. Biết rằng: - Trị giá tàu là 0,6 triệu USD - Giá hàng theo hợp đồng là 150 USD/MT - máy tàu bị hỏng do làm việc quá công suất phải sửa chữa hết 100.000 USD - 1000 bao xi măng bị rơi xuống biển trong quá trình dỡ hàng tại cảng đến a) Ai là người mua bảo hiểm cho lô hàng trên ? Mua như thế nào ? Tính V, I biết R = 1% b) Hãy phân bổ tổn thất chung trong chuyến đi biển trên c) Ai là người được công ty bảo hiểm cho hàng bồi thường ? Tính số tiền bồi thường Giải: a/ V= (FOB+F)/(1-R)=( 2500*(250+10) ) / (1-0,02) = 663265 I=V*R = 13265 b/ P =T2/T1*m%*V T2=2000 bao T1=50.000 bao P=(2000+4000+2000*50%)/(50.000)*663265=92857$ c/ Số tiền bồi thường cho cả 4 tổn thất = 92857$+(2000*50%)/50.000 * 663265 =

106122,4$ công ty A = 300.000 /(300.000+500.000)*106122,4 = công ty B = 500.000/800.000 *106122,4 1) Đề bài ra R = 1%, nhưng cách tính đều tính R = 2% => kết quả sai nhiều quá 2) Đề bài ra lô hàng nhập theo giá 100% CIF, đơn giá 150 USD/MT => đơn giá sẽ được hiểu là theo giá 100% CIF lô hàng 100.000 bao (50 Kg/bao) = 5.000 MT => V (100% CIF) = 5.000 MT x 150 USD/MT = 750.000 USD Một tàu biễn tri giá 9150000USD cho 5 lô hàng A, B,C,D,E,có giá trị lần lượt là 600000;2500000,3000000,2000000,500000 USD và tiền cước chưa thu thuộc chủ tàu là 50000 USD Đi dọc tàu bị mắc cạn . võ tàu bị thủng , nước tràn vào là hư hỏng hàng hóa để cứu tàu và hàng . thuyền trưởng quyết định – Bịt lỗ thủng bằng các phương tiện trên tàu Vứt hàng để tàu nhẹ bớt Cho máy tàu làm việc quá sức . thuyển trưỡng tuyên bố tổn thất chung - vỏ tàu thủng 200000 USD - máy tàu hư 50000 USD - lô hàng A bị nước tràn vào giảm gt thương mạI 100% - hàng E bị vứt xuống biển - thiệt hạI để cứu tàu và chi phí cho thủy thù trong việc cứu tàu là 45000 USD tính phân bổ tổn thất chung chi số đóng góp: 0.035 chủ tàu góp 313250 usd chủ cước phí :1750 usd chủ hàng A: miễn góp -B:87500 USD -c: 105000$ -d 70000$ ----E 17500 $ bên bảo hiêm thân tàu và bên BH hàng sẽ bồi thường lại 2 tàu A & B bị đâm va, theo giám định, lỗi và thiệt hại : thân tàu hư hỏng, thiệt hai kinh doanh, hàng hóa và mức độ lỗi của mỗi tàu -tàu A là 30 000 usd; 10 000 usd; 20 000usd; 70% -tàu B : 10 000usd; 16000 usd; 14 000usd; 30% Yc: hãy xd số tiền phải bồi thường thực tế của mỗi cty bảo hiểm và số tiền còn thiệt hại của mỗi chủ tàu Biết rằng các con tàu đều mua BH thân tàu ngang giá trị , mọi rủi ro và bảo hiểm TNDS của chủ tàu vs mức trách nhiệm 3/4. Tàu A mua bảo hiểm ở cty X, tàu B mua BH ở cty Y. Các chủ hàng đều mua BH theo đk C tại 2 cty BH tương ứng là M và N, vs STBH = 80% GTBH (giá CIF) Tóm tắt lời giải: - Thiệt hại mỗi chủ tàu

A là 60 000 B là 40 000 - TNDS phát sinh + A đvs B : 70% x 40000= 28 000 trong đó: thân tàu 7000 KD 11200 HH: 9800 + B đvs A là 18 000 trong đó thân tàu: 9000 KD 3000 HH : 6000 - Số tiền bối thường X cho chủ tàu A : 30000 + 1/4 x 28000= 51000 Y cho chủ tàu B : 23 500 M cho chủ hàng A 80% x 20 000= 16000 N cho chur hàng B: 80% x 14000= 11200 - Số tiền BH đòi lại đòi lại chủ tàu A : 9000 ----B 7000 --hàng A : 6000 -----B: 9800 - ST phải bồi thường thực tế" X cho chủ tàu A : 51000 - 9000 = 42 000 Y ----B: 16500 M----hàng A: 10 000 N----B: 1400 - Số tiền còn thiệt hại của mỗi chủ tàu: chủ tàu A : thiệt hại KD 10000-3000= 7000 TNDS 1/4 x 28000= 7000 HH 20 000 - 10 000= 10000 tổng 24 000 chủ tàu B KD: 4800 TNDS 4500 HH : 12 600