Giải bài tập vật lý lớp 10 bài 22

Mời các em học sinh tham khảo ngay nội dung hướng dẫn soạn sách bài tập môn Vật Lí lớp 10 Bài 22: Ngẫu lực được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Giải sách bài tập Vật lý lớp 10 Bài 22.1 trang 50

Một ngẫu lực [F→, F'→] tác dụng vào một thanh cứng như hình 22.1. Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là bao nhiêu ?

  1. [Fx + Fd]. B. [Fd - Fx].
  1. [Fx - Fd]. D. Fd.

Lời giải:

Chọn đáp án D

Giải Bài 22.2 SBT Vật lý lớp 10 trang 50

Một cái chắn đường trọng lượng 600 N quay quang trục nằm ngang O. Trục quay này cũng là trục quay của động cơ điện dùng để nâng chắn đường lên. Trọng tâm G của chắn đường cách O : 50 cm. Để nâng chắn đường lên, momen ngẫu lực của động cơ phải có độ lớn tối thiểu là

  1. 300 N.m. B. 150 N.m.
  1. 1200 N.m. D. 600 N.m.

Lời giải:

Chọn đáp án A.

Giải Bài 22.3 sách bài tập Vật lý lớp 10 trang 50

Tác dụng của ngẫu lực đối với một vật có thay đổi không nếu ta thay đổi điểm đặt và phương của cặp lực [F, F'] nhưng không thay đổi độ lớn của lực và cánh tay đòn của ngẫu lực [H.22.3 a và b] ?

Lời giải:

Không thay đổi

Giải sách bài tập Vật lý lớp 10 Bài 22.4 trang 50

Một vật rắn phẳng, mỏng có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 20 cm. Người ta tác dụng vào vật một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực có độ lớn là 8 N và đặt vào hai đỉnh A và B. Tính momen của ngẫu lực trong các trường hợp sau đây :

  1. Các lực vuông góc với cạnh AB.
  1. Các lực vuông góc với cạnh AC.
  1. Các lực song song với cạnh AC.

Lời giải:

Áp dụng công thức tính momen ngẫu lực M = F.d vào các phần ta được

  1. M = F.d = F.a = 8.0,2 = 1,6 N.m
  1. M = F.d = F.a/2 = 8.0,1 = 0,8 N.m
  1. M = F.d = F.a√3/2 = 8.0,1√3/2 = 1,38 N.m

►► CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để TẢI VỀ lời giải sách bài tập Vật Lí Bài 22: Ngẫu lực lớp 10, chi tiết, đầy đủ nhất file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi, hỗ trợ các em ôn luyện giải đề đạt hiệu quả nhất.

Trong giới hạn đàn hồi của vật, lực đàn hồi và độ biến dạng tỉ lệ thuận với nhau nên đồ thị biểu diễn mối quan hệ của chúng có dạng một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.

Giải SBT Vật Lí 10 trang 75

Câu 22.3 trang 75 SBT Vật lí 10: Hình 22.2 mô tả đồ thị lực tác dụng độ biến dạng của một vật rắn. Giới hạn đàn hồi của vật là điểm nào trên đồ thị?

  1. Điểm A.
  1. Điểm B.
  1. Điểm C.
  1. Điểm D.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Giới hạn đàn hồi là điểm mà tại đó, nếu tăng lực tác dụng lên vật thì sau khi thôi lực tác dụng thì vật không thể trở về hình dạng ban đầu, điều đó đồng nghĩa với việc lực tác dụng và độ biến dạng không còn tỉ lệ thuận với nhau nữa.

Từ đồ thị ta thấy điểm B chính là điểm giới hạn đàn hồi.

  1. Tự luận

Bài 22.1 trang 75 SBT Vật lí 10: Hãy vẽ vectơ biểu diễn lực do tay tác dụng lên lò xo để lò xo có biến dạng nén [Hình 22.3]

Lời giải:

Bài 22.2 trang 75 SBT Vật lí 10: Hai lò xo A và B có chiều dài tự nhiên như nhau được treo thẳng đứng. Lần lượt treo vào đầu còn lại của hai lò xo các vật có khối lượng 2 kg và 4 kg [Hình 22.4] thì hai lò xo dãn ra và vẫn có chiều dài bằng nhau. So sánh độ cứng của hai lò xo.

Lời giải:

Vì hai lò xo có độ dãn bằng nhau dưới tác dụng của hai lực khác nhau nên có độ cứng khác nhau, trong đó lò xo B có độ cứng lớn hơn do chịu tác dụng của lực lớn hơn.

Giải SBT Vật Lí 10 trang 76

Bài 22.3 trang 76 SBT Vật lí 10: Hình 22.5 mô tả đồ thị biểu diễn sự biến thiên của lực tác dụng theo độ biến dạng của một lò xo.

  1. Đoạn nào của đồ thị biểu diễn tính đàn hồi của lò xo?
  1. Thiết lập hệ thức giữa lực tác dụng và độ biến dạng của lò xo khi lò xo có tính đàn hồi.

Lời giải:

  1. Đoạn OA có dạng là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Đoạn OA biểu diễn tính đàn hồi của lò xo.
  1. Do đồ thị biểu diễn tính đàn hồi của lò xo là đoạn thẳng đi qua gốc tọa độ nên ta có:

F=k.Δl

Trong đó:

+ F: lực tác dụng

+ Δl: độ biến dạng

+ k: hệ số tỉ lệ [độ cứng của lò xo]

Bài 22.4 trang 76 SBT Vật lí 10: Hình 22.6 mô tả đồ thị biểu diễn độ biến dạng của hai lò xo A và B theo lực tác dụng. Lò xo nào có độ cứng lớn hơn? Giải thích.

Lời giải:

Kẻ một đường thẳng song song với trục hoành [trục độ biến dạng], ta thấy cùng một lực tác dụng, lò xo A biến dạng nhiều hơn lò xo B nên lò xo B có độ cứng lớn hơn lò xo A.

Bài 22.5 trang 76 SBT Vật lí 10: Gắn chặt một vật nặng lên một lò xo thẳng đứng như Hình 22.7, ép lò xo nén xuống một đoạn và đột ngột thả để vật chuyển động thẳng đứng. Mô tả chuyển động của vật ngay sau khi thả.

Lời giải:

Lúc đầu lò xo bị nén so với chiều dài tự nhiên nên ngay sau khi thả, lò xo tác dụng lên vật một lực có chiều hướng lên, do đó vật sẽ chuyển động hướng lên nhanh dần [không đều].

Giải SBT Vật Lí 10 trang 77

Bài 22.6 trang 77 SBT Vật lí 10: Một học sinh thực hiện thí nghiệm như Hình 22.8 để đo độ cứng của hai lò xo A và B có cùng chiều dài tự nhiên. Cho biết hai vật nặng có cùng khối lượng. Hãy vẽ phác đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa độ dãn và lực tác dụng lên các lò xo A và B vào trên cùng một đồ thị.

Lời giải:

Dựa vào hình vẽ ta thấy hai lò xo ban đầu có cùng chiều dài tự nhiên, treo hai vật nặng có cùng khối lượng [tức là chịu lực tác dụng như nhau]. Kết quả lò xo A bị dãn nhiều hơn nên chứng tỏ lò xo A có độ cứng nhỏ hơn lò xo B.

Chủ Đề