Giải sách bài tập vật lý 7 bài 25 năm 2024

Giải bài tập SBT Vật lý lớp 9 bài 25: Sự nhiễm từ sắt, thép - Nam châm điện hướng dẫn trả lời cho các câu hỏi trong sách bài tập Lý 9, giúp các em học sinh nắm được các dạng bài tập khác nhau, từ đó học tập môn Vật lý lớp 9. Sau đây mời các em tham khảo chi tiết.

Bài 25.1 trang 57 SBT Vật lý 9

Nam châm điện gồm một cuộn dây dẫn quấn xung quanh một lõi sắt non có dòng điện chạy qua.

  1. Nếu ngắt dòng điện thì nó còn có tác dụng từ nữa không?
  1. Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép. Vì sao?

Trả lời:

  1. Nếu ngắt dòng điện thì nam châm điện không còn tác dụng từ.
  1. Lõi của nam châm điện phải là sắt non, không được là thép. Vì khi ngắt điện, thép còn giữ được từ tính, nam châm điện mất ý nghĩa sử dụng.

Bài 25.2 trang 57 SBT Vật lý 9

Trong nam châm điện được vẽ trên hình 25.1, nếu thay lõi sắt non bằng lõi niken thì:

Giải sách bài tập vật lý 7 bài 25 năm 2024

  1. Từ trường có mạnh hơn cuộn dây không có lõi không?
  1. Đầu A của cuộn dây là cực từ gì?

Trả lời:

  1. Từ trường sẽ mạnh hơn cuộn dây không có lõi
  1. Đầu A của cuộn dây là cực Bắc.

Bài 25.3 trang 57 SBT Vật lý 9

Hình 25.2 vẽ một số kẹp giấy bằng sắt bị hút dính vào các cực của thanh nam châm.

Giải sách bài tập vật lý 7 bài 25 năm 2024

  1. Có thể khẳng định các kẹp sắt này đã trở thành nam châm được không? Vì sao?
  1. Nếu khẳng định các kẹp sắt đã trở thành nam châm thì hãy xác định tên từ cực của một trong số các nam châm này.
  1. Từ kết quả trên, hãy giải thích vì sao nam châm lại hút được các vật dụng bằng sắt, thép khi đặt gần nó.

Trả lời:

  1. Vì các kẹp sắt đặt trong từ trường của nam châm thì bị nhiễm từ nên có thể khẳng định nó đã trở thành nam châm.
  1. Tên các từ cực của một số kẹp sắt được vẽ trên hình 25.1.

Giải sách bài tập vật lý 7 bài 25 năm 2024

  1. Khi đặt vật bằng sắt, thép gần nam châm thì vật bị nhiễm từ và sẽ trở thành nam châm, đầu đặt gần nam châm là từ cực trái dấu với từ cực của nam châm. Do đó bị nam châm hút

Bài 25.4, 25.5, 25.6, 25.7, 25.8 trang 57, 58 SBT Vật lý 9

25.4. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có khả năng nhiễm từ và trở thành nam châm vĩnh cửu?

  1. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.
  1. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn, rồi đưa ra xa.
  1. Một vòng dây dẫn bằng sắt non được đưa lại gần một đầu của nam châm điện mạnh trong thời gian dài, rồi đưa ra xa.
  1. Một lõi sắt non được đặt trong lòng một cuộn dây có dòng điện với cường độ lớn trong một thời gian dài, rồi đưa ra xa.

Trả lời:

Chọn A. Một vòng dây dẫn bằng thép được đưa lại gần một cực của nam châm điện mạnh trong thời gian ngắn rồi đưa ra xa.

25.5 Có hiện tượng gì xảy ra với một thanh thép khi đặt nó vào trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?

  1. Thanh thép bị nóng lên.
  1. Thanh thép bị phát sáng.
  1. Thanh thép bị đẩy ra khỏi ống dây.
  1. Thanh thép trở thành một nam châm.

Trả lời:

Chọn D. Thanh thép trở thành nam châm

25.6 Khi đặt một thanh sắt non vào trong lòng một ống dây dẫn có dòng điện một chiều chạy qua thì thanh sắt trở thành một nam châm. Hướng Bắc Nam của một nam châm mới được tạo thành so với hướng Bắc Nam của ống đây thì:

  1. Cùng hướng.
  1. Ngược hướng.
  1. Vuông góc.
  1. Tạo thành một góc 450.

Trả lời:

Chọn A. Cùng hướng

25.7 Có cách nào để làm tăng lực từ của một nam châm điện?

  1. Dùng dây dẫn to quấn ít vòng.
  1. Dùng dây dẫn nhỏ quấn nhiều vòng.
  1. Tăng số vòng dây dẫn và giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu ống dây.
  1. Tăng đường kính và chiều dài ống dây.

Trả lời:

Chọn B. Dùng dây quấn nhỏ quấn nhiều vòng

25.8 Vì sao lõi của nam châm điện không làm bằng thép mà lại làm bằng sắt non?

  1. Vì lõi thép nhiễm từ yếu hơn lõi sắt non.
  1. Vì dùng lõi thép thì sau khi bị nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.
  1. Vì dùng lõi thép thì không thể làm thay đổi cường độ lực điện từ của nam châm điện.
  1. Vì dùng lõi thép thì lực từ bị giảm đi so với khi chưa có lõi.

Trả lời:

Chọn B. Vì dùng lõi thép thì sau khi nhiễm từ sẽ biến thành một nam châm vĩnh cửu.

-------

Ngoài Giải SBT Vật lý 9 bài 25: Sự nhiễm từ sắt, thép - Nam châm điện, mời các bạn tham khảo thêm Vật lý lớp 9, Giải bài tập Vật Lí 9, Giải VBT Vật lý 9, Trắc nghiệm Vật lý 9 để học tốt môn Vật lý 9 hơn.

Dưới đây là phần hướng dẫn giải Vật lý 7 Bài 25: Hiệu điện thế SBT được chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo.

Giải bài 25.1 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:

  1. 500kV = ... V
  1. 220V = ...kV
  1. 0,5V= .... mV
  1. 6kV = ...V

Trả lời:

  1. 500kV = 500 000V
  1. 220V = 0,220kV
  1. 0,5V = 500mV
  1. 6kV = 6000V

Giải bài 25.2 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hình 25.1 vẽ mặt số của một ampe kế. Hãy cho biết:

Giải sách bài tập vật lý 7 bài 25 năm 2024

  1. Giới hạn đo của vôn kế này
  1. Độ chia nhỏ nhất
  1. Số chỉ của vôn kế khi kim ở vị trí (1)
  1. Số chỉ vôn kế khi kim ở vị trí (2)

Trả lời:

  1. GHĐ: của vôn kế là 13V
  1. ĐCNN: của vôn kế là 0,5V
  1. Số chỉ của vôn kế khi kim ở vị trí 1 là 2V
  1. Số chỉ của vôn kế khi kim ở vị trí 2 là 9V

Giải bài 25.3 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy kẻ đoạn thẳng nối một điểm ở cột bên trái với một điểm ở cột bên phải trong khung dưới đây để cho biết vôn kế được lựa chọn là phù hợp nhất khi đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện tương ứng.

Giải sách bài tập vật lý 7 bài 25 năm 2024

Trả lời:

Pin tròn 1,5V Vôn kế có giới hạn đo là 3V

Pin vuông Vôn kế có giới hạn đo là 10V

Acquy 12V Vôn kế có giới hạn đo là 20V

Pin Mặt Trời 400mV -- Vôn kế có giới hạn đo là 0,5V

Giải bài 25.4 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Câu phát biểu nào dưới đây về nguồn điện là không đúng?

  1. Nguồn điện là nguồn tạo ra các điện tích.
  1. Nguồn điện tạo ra giừa hai cực của nó một hiệu điện thế.
  1. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó.
  1. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín.

Trả lời:

Chọn A

Giải bài 25.5 trang 60 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Số vôn ghi trên nguồn điện có ý nghĩa nào dưới đây?

  1. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang mắc trong mạch điện kín
  1. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ đang mắc trong mạch điện kín với nguồn điện đó
  1. Là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi đang được mắc trong mạch điện để hở
  1. Là giá trị hiệu điện thế định mức mà nguồn điện đó có thể cung cấp cho các dụng cụ điện

Trả lời:

Chọn D

Giải bài 25.6 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Trong trường hợp nào dưới đây có một hiệu điện thế khác 0?

  1. Giữa hai cực Bắc, Nam của một thanh nam châm
  1. Giữa hai đầu một cuộn dây dẫn để riêng trên bàn.
  1. Giữa hai cực của một pin còn mới
  1. Giữa hai đầu bóng đèn pin khi chưa mắc vào mạch

Trả lời:

Chọn C

Giải bài 25.7 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Dùng vôn kế có độ chia nhỏ nhất là 0,2V để đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện chưa mắc vào mạch. Cách viết kết quả đo nào dưới đây là đúng?

  1. 314mV
  1. 1,52V
  1. 3.16V
  1. 5,8V

Trả lời:

Chọn D

Giải bài 25.8 trang 61 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Dưới đây là một số thao tác. đúng hoặc sai, khi sử dụng vôn kế:

1. Điều chỉnh kim chỉ thị về vạch số 0

2. Chọn thang đo có giới hạn đo nhỏ nhất

3. Mắc hai chốt của dụng cụ đo vào hai vị trí cần đo hiệu điện thế. trong đó chốt dương của dụng cụ được mắc về phía cực dương, còn chốt âm được mắc về phía cực âm của nguồn điện

4. Đọc số chỉ trên dụng cụ đo theo đúng quy tắc

5. Chọn thang đo phù hợp, nghĩa là thang đo cần có giới hạn đo lớn gấp khoảng 1,5 đến 2 lần giá trị ước lượng cần đo

6. Mắc hai chốt của dụng cụ đo vào hai vị trí cần đo hiệu điện thế. trong đó chốt âm của dụng cụ được mắc về phía cực dương của nguồn điện, còn chốt dương được mắc về phía cực âm của nguồn điện

7. Ghi lại giá trị vừa đo được

Khi sử dụng vôn kế để tiến hành đo hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện khi chưa được mắc vào mạch, thì cần thực hiện những thao tác nào đã nêu ở trên và theo thứ tự nào dưới đây?

  1. 1 -> 2 -> 3 -> 4 -> 7
  1. 5 -> 1 -> 3 -> 4 -> 7
  1. 5 -> 6 ->1 -> 4 -> 7
  1. 1 -> 5 -> 3 -> 4 -> 7

Trả lời:

Chọn B

Giải bài 25.9 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Trong hình 25.2 dưới đây, vôn kế trong sơ đồ nào đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch hở?

Giải sách bài tập vật lý 7 bài 25 năm 2024

Hướng dẫn:

Chọn A

Giải bài 25.10 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy ghép mỗi ý ở cột bên trái với một đơn vị ở cột bên phải để được một câu đúng.

Giải sách bài tập vật lý 7 bài 25 năm 2024

Trả lời:

1 - e 2 - d 3 - g 4 - a 5 - b

Giải bài 25.11 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Hãy ghép mỗi ý ở cột bên trái với một dụng cụ đo ở cột bên phải để được một câu đúng.

Giải sách bài tập vật lý 7 bài 25 năm 2024

Trả lời:

1 - d 2 - e 3 - a 4 - g 5 - c

Giải bài 25.12 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Trên vỏ của một acquy có ghi 12V. Số vôn này có ý nghĩa gì nếu acquy còn mới?

Trả lời:

Số vôn này có ý nghĩa là giá trị hiệu điện thế giữa 2 cực của acquy khi chưa mắc vào mạch là 12V

Giải bài 25.13 trang 62 Sách bài tập (SBT) Vật lí 7

Mắc chốt dương (+) của vôn kế với cực dương của một pin còn mới và mắc chốt âm của vôn kế với cực âm của pin đó. So sánh số chỉ của vôn kế và số vôn ghi trên vỏ của pin.

Trả lời:

So sánh số chỉ vôn kế và số vôn kế ghi trên vỏ của pin là bằng nhau.

► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải SBT Vật Lí 7 Bài 25: Hiệu điện thế file PDF hoàn toàn miễn phí!