Giải thích câu ca dao Chẳng xinh cũng the hoa nhài

“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”

Lối nói phủ định “chẳng thơm” và “không thanh lịch” ấy lại hàm ý khẳng định một cách mạnh mẽ nhất, khúc chiết nhất hương sắc hoa nhài và sự thanh lịch của con người ở mảnh đất nhuộm màu mật ngọt, bên con sông Hồng đỏ nặng phù sa.

“Tràng An” - kinh đô xưa từ bao giờ đã trở thành biểu tượng cho nét đẹp kinh kỳ. Người Tràng An cũng chính là con người Thăng Long, Hà Nội - kinh đô thịnh vượng bậc nhất của nước ta ngày trước và bây giờ. Người Tràng An - Hà Nội và đóa hoa nhài dung dị nơi miền quê Việt có mối liên hệ gì chăng?

Chẳng phải tự nhiên mà người xưa dùng hương sắc của hoa nhài để ví von cho nét đẹp của người Hà Nội. Loài hoa dung dị sắc màu lại ngát hương về đêm kia đâu chỉ làm rung rinh bóng trăng, xao động màn đêm huyền diệu. Hương thơm dìu dịu mà ngan ngát ấy còn khiến bao trái tim phải lỗi nhịp, xốn xang khi may mắn được đắm mình trong ngọt ngào, đằm thắm.

Sắc nhài trắng muốt tinh khôi, hương nhài thanh khiết nồng nàn là món quà của tạo hóa. Còn sự thanh lịch của con người Hà Thành phải chăng cũng là một sự ưu ái của mảnh đất hội tụ nét đẹp văn hóa mọi vùng miền rồi hun đúc nên bản sắc riêng không thể lẫn vào đâu được?

Dòng chảy văn hóa ngàn đời lặn vào thanh sắc giọng nói, bừng nở nơi nụ cười ý tứ và tỏa rạng ở nếp ăn ở, nếp sống chỉn chu từ trong nhà ra ngõ.

Nếu một lần trót nghe thanh âm trong trẻo, ngọt mềm của người Hà Nội, hẳn là bạn sẽ chẳng bao giờ có thể quên giọng nói có sức quyến rũ đến lạ kỳ… Nếu một lần lỡ rơi vào ánh mắt, nụ cười của người Hà Nội, chắc chắn bạn sẽ chẳng thể rời mắt, khép lòng trước lối ứng xử lịch thiệp, ý nhị và sâu sắc hết mực…

Cô giáo dạy văn hồi cấp ba của tôi là người gốc Hà Nội. Giờ văn chợt hay đến lạ mỗi khi cô cất lên giọng đọc “chuẩn không cần chỉnh” với âm điệu du dương, trầm bổng như hát, như ru lũ học trò quê tha thẩn bước vào trang sách, quyến luyến từng câu chữ và tẩn mẩn khám phá từng lớp sóng ngôn từ. Rồi cô theo chồng sang nước ngoài định cư, để lại nỗi ngẩn ngơ cứ cuộn sóng mãi trong tâm hồn bọn trẻ lơ ngơ lớn, nhớ và thương cô vô vàn…

Bác họ của tôi là con gái Hà Nội khăn gói vào đất Huế làm dâu suốt mấy chục năm nay. Bác đẹp người đẹp nết, đảm đang lo toan công việc nhà chồng rồi nuôi dạy đàn con sắp cháu nên nết nên người. Sự nhã nhặn trong lời ăn tiếng nói, sự lịch thiệp trong cư xử và sự đoan trang, dịu dàng trong tâm hồn như suối nguồn dạt dào chảy từ đời này sang đời sau, làm nên nếp nhà biết kính trên nhường dưới, thuận hòa hiếu thảo.

Nhờ bàn tay khéo léo của bác, thỉnh thoảng chúng tôi lại được thưởng thức món ngon Hà Nội và xuýt xoa mãi không thôi. Này là tô phở ngọt nước, thơm hương. Này là bịch sấu dầm chua chua, giòn giòn. Này là bát bún thang với hơn chục nguyên liệu hài hòa như một bức tranh. Này là xôi nóng bánh khúc bùi bùi với nhân đậu xanh thịt mỡ bọc trong bột nếp…

“Của để dành” mà bác tỉ mỉ, cần mẫn chắt chiu vun bồi nơi đàn cháu nhỏ hôm nay là lời dặn giữ gìn sự thanh cao, lịch thiệp trong tâm hồn. Dẫu cho thời cuộc có đổi thay thế nào, dòng đời có xô đẩy người ta xuôi ngược đi chăng nữa cũng phải gìn giữ nét thanh lịch trong đời sống tâm hồn!

Sắc hoa nhài mãi tinh khôi, hương hoa nhài muôn đời thơm ngát. Cùng với sự trường tồn của hương sắc tự nhiên, sự thanh lịch của người Hà Nội cần được lưu giữ, vun bồi thành dòng chảy truyền thống muôn đời!

Mong lắm thay…

Tin liên quan

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Câu ca dao đưa đến cho chúng ta thông điệp, bài học quý giá nào?

=> Sự giản dị trong lối sống, ăn mặc

2. Chứng minh

- Kinh đô của mười hai vương triều phong kiến Trung Quốc - Tràng An.

- Sự gìn giữ bản sắc dân tộc

3. Bình luận

- Giản dị là một trong những lối sống tốt đẹp của nhân dân ta

- Không nên sống một cách xa hoa, lãng phí quá mức

- Giản dị không đồng nghĩa với việc ăn uống tiết kiệm quá mức, ăn mặc tuềnh toàng

- Bản sắc văn hóa dân tộc - đừng để nó bay đi theo năm tháng thời gina, hãy gìn giữ và phát huy nó. 

4. Liên hệ

- Có lối sống cho riêng mình

- Lối sống ấy phả mang ý nghĩa tích cực

- Gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

C. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của câu ca dao.

II, Bài văn tham khảo

Ca dao là một trong những thể loại văn học của Việt Nam. Nó không chỉ giản dị mà nó còn để lại cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Một trong những bài học đó là sự giản dị. Điều này được thể hiện rõ qua câu "Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"

Ngày nay, trong thanh niên đang hình thành lối sống ăn chơi đua đòi. Họ chạy theo những thị hiếu nhất thời, những màu sắc lòe loẹt lạ mắt của nếp sống xô bồ mà lầm tưởng là hiện đại. Họ quên đi những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Họ thường đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài mà không nghĩ đến phẩm chất tâm hồn bên trong. Để nhắc nhở cháu con biết sống đẹp, các bậc cao niên ở Thủ đô ta thường hay nói tới câu ca dao xưa với vẻ rất tự hào:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An

Nói rằng “chẳng thơm", nói rằng “không thanh lịch” chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp của người Thủ đô Thăng Long - Hà Nội: nét thanh lịch.

Hoa nhài là một loài hoa giản dị, mộc mạc, với sắc trắng ngần. Nó không lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng, và cũng không rực rỡ như hoa phong lan. Nhưng sắc trắng của hoa mới thanh cao làm sao. Trắng là màu sắc bên ngoài, đồng thời cùng gợi ra sự trong trắng bên trong: sự kín đáo, dịu dàng của hương thơm. Hương hoa nhài không sực nức nồng nàn mà chỉ thoang thoảng, nhưng lâu bền.

Còn Tràng An, vốn là kinh đô của mười hai vương triều phong kiến Trung Quốc. Là đất kinh kì nhiều đời vua nhất Trung Quốc, nên Tràng An là nơi tụ hội kết tinh của những nét đẹp văn hoá cả nước, rồi sau trở thành bản sắc truyền thống của Tràng An, không đâu sánh bằng. Lâu dần Tràng An trờ thành biểu tượng của nét dẹp kinh kì; được sử dụng như một danh từ chung, đồng nghĩa với kinh kì, kinh đô nói chung của các nước vùng lân cận Trung Quốc như nước ta. Bởi vậy, cụm từ “người Tràng An" trong câu ca có nghĩa là nói kinh đô, người Thăng Long Người kinh đô Thăng Long có lối sống rất tao nhã, thanh cao, ý chí rất văn minh, lịch sự. Lối sống đó đã trở thành bản sắc dù có đi xuôi về ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi.

Dù ở đâu người ta vẫn có thể nhận ra người Hà Nội, cũng như người ta nhận ra hương nhài giữa “rừng hương”, ở đất kinh kì này, phụ nữ thì trang phục thanh nhã, dáng đi nhẹ nhàng, ăn nói dịu dàng, lời lẽ giản dị mà lịch sự, nổi tiếng cả nước về vẻ xinh tươi, đoan trang, dịu hiền mà vẫn lanh lợi tinh anh. Người đàn ông thì thông minh, nhạy bén trong giao tiếp lịch sự với những người khác phái và cũng có một sự ưa nhìn không kém.

Trình bày suy nghĩ về câu ca dao chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
1. Mẫu bài thuyết trình về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm2. Tìm hiểu về câu nói Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An3. Trình bày suy nghĩ về câu nói Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An
Với mong muốn giúp các em thiếu nhi có những ngày nghỉ chống dịch ở nhà thật ý nghĩa, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phát động cuộc thi “Hà Nội trong em”. Bài dự thi Hà Nội trong em bao gồm 2 phần là phần thi vẽ tranh về Hà Nội và phần thuyết trình. Trong bài viết này viglacerabahien.com xin chia sẻ một số mẫu bài thuyết trình về danh lam thắng cảnh ở Hà Nội cũng như tìm hiểu ý nghĩa câu nói Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

Bạn đang xem: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài dẫu không thanh lịch cũng người tràng an


Mẫu tranh vẽ Hà Nội trong emCuộc thi Hà Nội trong em 2020Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Phú YênThuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Bình Định

1. Mẫu bài thuyết trình về danh lam thắng cảnh Hồ Gươm

Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ở mỗi vùng miền mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm, bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm, Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật, có mực nước hồ xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm còn gắn liền lich sử đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân ta, là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội.Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài là danh lam thắng cảnh đẹp Hồ Gươm còn là di tích lịch sử của đất nước ta, truyền thuyết kể rằng thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng rất hung ác, gây ra nhiều tội ác với nhân dân ta, làm cho nhân dân sống trong cảnh khổ cực, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa ban đầu lực lượng mỏng, yếu thế nên thường bị thua, Đức Long quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giạc, và từ lúc có gươm thần, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đánh đâu thắng tới đó, đánh tan quân sâm lược, giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh, một năm sau Lê Lợi trả lại gươm thần cho Thần Kim Quy, từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.Có hai hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo Rùa, đầu thế kỷ 19 người ta đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc, và goi là Chùa Ngọc Sơn, không lâu sau đó Chùa Ngọc Sơn không thờ phật nữa mà chuyển sang thờ thánh Văn Xương và Trần Văn Đạo nên đổi tên là Đền Ngọc Sơn, năm 1864 Tháp Bút được xây dựng trên gò Ngọc Bội đối diện với Đảo Ngọc.Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp, trong Hồ Gươm có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, cầu có một đoạn ngắn, cong cong trông rất đẹp và là lối duy nhất để du khách có thể vào đền Ngọc Sơn.Quanh hồ Hoàn Kiếm những cảnh vật xunh quang cũng rất đẹp, rặng liễu màu xanh rủ xuống hồ, quanh hồ có những ghế đá để du khách ngồi nghĩ ngơi, tiếng chim hót líu lo, mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp, không chỉ đắm chìm trong không khí hơi thở của lịch sử mà thiên nhiên quanh hồ cũng rất đẹp.Đến Hồ Gươm ta thấy còn thấy những bà lão đứa trẻ ngồi ghế đá nghỉ ngơi, những cặp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, những cô bật nhạc tập thể dục… họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở lên tấp nập sinh động hơn.Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta, trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước Hồ Gươm vẫn đẹp và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước.Câu ca dao:Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An" Gồm hai vế và có thể được hiểu là thơm như hoa nhài và thanh lịch như người Tràng An. Hai vế ấy đặt cạnh nhau cho phép người ta suy ra đức tính thanh lịch của người Tràng An được ví như hương thơm của hoa nhài. Và cũng còn một cách hiểu khác nữa là người Tràng An ắt phải thanh lịch, cũng như hoa nhài ắt phải thơm, như một lẽ tự nhiên.Tuy nhiên, điều làm cho không ít người băn khoăn, thắc mắc ở đây không phải là các phẩm chất, đức tính hay hương vị của người Tràng An và hoa nhài. Cái chính là người Tràng An ở đâu mà gắn bó mật thiết với đức tính thanh lịch, như một sự tất yếu không thể phủ nhận được, giống như mùi thơm của hương hoa nhài vậy.Lần tìm, truy nguyên nghĩa của cụm từ Tràng An, có nhiều cách giải thích khác nhau. Tràng An hay Trường An vốn là tên kinh đô của hai triều đại phong kiến thịnh trị vào bậc nhất Trung Quốc: Triều đại Tiền Hán từ năm 206 trước Công nguyên đến năm thứ 8 sau Công nguyên và triều đại nhà Đường từ năm 618 đến năm 907 đều thuộc vùng Tây An. Cụm từ trên vừa có nghĩa chỉ một vùng đất cố đô xưa của Trung Quốc, vừa có nghĩa chỉ tính chất muôn đời bình yên của các triều đại ấy. Từ “Tràng” ở đây chỉ là cách nói chệch và viết chệch của từ “Trường”. Tương tự như vậy, từ “An” cũng là cách nói chệch và viết chệch của từ “Yên” mà thôi. Trong trường hợp này, sự nói chệch và viết chệch của hai từ trên đều vẫn giữ nguyên ý nghĩa. Với nghĩa danh từ, thì Tràng An là một cụm từ ghép cố định, chỉ một địa danh. Còn với nghĩa tính từ thì Tràng An là cụm từ ghép không cố định, gồm hai tính từ độc lập: “tràng” có nghĩa là dài, lâu bền, còn “an” có nghĩa là bình yên, an lành. Ghép hai tính từ ấy lại cho ta một cụm từ có nghĩa kép là sự bình yên lâu dài.

Xem thêm: Em Hỏi Anh Sao Tình Yêu Mang Nhiều Hận Sầu, Hỏi Anh Hỏi Em

Tuy nhiên cho đến nay, phần lớn người dân Việt Nam ta, chủ yếu là người Hà Nội, thường hiểu hai từ “Tràng An” như là cụm từ dùng để chỉ thủ đô Hà Nội. Về khía cạnh lịch sử thì có lẽ lại không hoàn toàn như thế. Từ thế kỷ X, năm 968, Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 xứ quân, thu giang sơn về một mối và lên ngôi Hoàng đế, lập ra triều đại nhà Đinh. Cùng với việc đặt tên nước ta là Đại Cồ Việt, vua Đinh Tiên Hoàng lấy Hoa Lư, quê hương của mình làm kinh đô và lấy niên hiệu riêng là Thái Bình, với tư cách là một triều đại độc lập, xưng Đế chứ không chấp nhận xưng Vương và quốc hiệu đô hộ phương Bắc. Từ năm Thái Bình thứ nhất, 976, thuyền buôn của nước ngoài đến kinh đô Hoa Lư dâng sản vật, kết mối giao thương về kinh tế và văn hóa. Từ đó, tinh hoa văn hóa đô thành của Hoa Lư được hình thành và phát triển.Thế nhưng, người Tràng An “xịn” lại không phải là người Việt Nam, mà là người dân cố đô của hai triều đại nói trên ở bên Trung Hoa cổ đại. Tuy ngày nay có thể họ không còn là người dân thủ đô, nhưng ít ra cũng đã có một thời là người dân kinh đô, tức là “tiền thủ đô” hay còn gọi là người “cố đô”. Đây là cách danh xưng, mang theo niềm kiêu hãnh, tự hào của người cố đô trong văn hóa giao tiếp với muôn dân thiên hạ, khi họ muốn gợi đến những giá trị văn hóa- lịch sử nằm ẩn sâu từ trong cội nguồn, tiềm thức của dân tộc.Tượng đài Vua Lý Thái TổNgày nay khi đến thăm đền Vua Đinh ở cố đô Hoa Lư, ai cũng có thể thấy trên bức đại tự có ghi hàng chữ: “Chính thống thủy” với nghĩa là Đinh Bộ Lĩnh là người đầu tiên mở ra nền chính thống cho nước Đại Cồ Việt. Hai bên cột giữa có treo câu đối: “Cồ Việt Quốc đương Tống Khai Bảo/ Hoa Lư đô thị Hán Tràng An”, tạm dịch nghĩa là: Nước Đại Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo; Hoa Lư là kinh đô Đại Cồ Việt cũng như Tràng An là kinh đô nhà Hán vậy”. Ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư làm kinh đô. Kinh đô Hoa Lư xưa rộng khoảng 300 ha, gồm Thành Ngoại, Thành Nội và Thành Nam, được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vôi vòng cung, cảnh quan hùng vĩ, khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 - 10 mét. Khu kinh thành này nằm trọn ở ba thôn thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình ngày nay.

Khi đất nước bình yên và phát triển trên vị thế mới, Lý Thái Tổ đã đặt tên cố đô Hoa Lư là Tràng An và đổi kinh đô Đại La thành Thăng Long. Như vậy địa danh Tràng An thứ 2 trên thế giới chính là Hoa Lư. Sau này có người cho rằng việc Vua Lý Thái Tổ đổi Hoa Lư thành Tràng An là có ý ca ngợi tiền nhân Đinh Tiên Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.Trong suốt thời gian trị vì, nơi đây dưới 2 triều đại Đinh và Tiền Lê, kinh đô Hoa Lư đương nhiên trở thành trung tâm văn hoá, kinh tế và chính trị của cả nước. Thời đó, luật pháp chưa phát triển, kẻ nào ăn cắp thì bị chặt tay, tên nào giết người thì ném cho hổ báo xơi. Suốt gần nửa thế kỷ phồn hoa đô thị, muôn dân trăm họ đã không còn nạn 12 xứ quân hoành hành, không còn nạn ngoại bang phương Bắc xâm lược, mọi người đều được sống trong yên bình và no đủ. Thời ấy kinh đô Hoa Lư thật đẹp, người ta thương yêu, đùm bọc lấy nhau, cư xử lễ nghĩa, không có trộm cắp, cướp bóc, đến mức không nhà nào cần phải khóa cửa cả ban ngày lẫn ban đêm. Cuộc sống diễn ra trong cảnh thanh bình, nên người ta thường ví kinh đô Hoa Lư như kinh thành Trường An hay Tràng An ở phương Bắc. Từ thời ấy, người dân Hoa Lư đã thuộc lòng câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.Ở thủ đô Hà Nội, sau thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta cùng chung tay xây dựng lại đất nước trong hòa bình. Hà Nội ngày nay và kinh thành Thăng Long xưa mãi vẫn là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của cả nước. Người dân thủ đô luôn ý thức rất rõ điều đó và đã tìm ra cho mình một cách ứng xử văn hóa rất đặc trưng, xứng đáng với truyền thống của người Tràng An xưa. Đây cũng là thời kỳ, người dân Hà Nội thi nhau truyền tụng câu ca: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”.Câu ca trên chỉ nói lên một phẩm chất thanh lịch trong toàn bộ cách ứng xử của người dân kinh đô Hoa Lư xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Nhưng đấy lại là một phẩm chất tối quan trọng, tạo nên nét đặc trưng, khu biệt trong đời sống văn hóa của người dân kinh đô- thủ đô với các vùng miền khác trong cả nước.Thiết nghĩ, dù là sinh ra và lớn lên ở đâu, nếu là người Việt Nam cũng cần biết trân trọng và có trách nhiệm hơn trong việc giữ gìn truyền thống thanh lịch của người dân thủ đô có nghìn năm văn hiến, trong văn hóa ứng xử.

Ngày nay, tiếp thu nhiều luồng ánh sáng văn minh. trên thế giới, người Hà Nội đích thực vừa vẫn thanh lịch vừa thông minh, sắc sảo hơnNhưng trong quá trình “mở cửa” cùng không ít những sản phẩm ván hoá đồi trụy du nhập vào Thủ đô ta, làm xuất hiện không ít những lối sống kém văn hoá, xoá đi nét đẹp của con người kinh thành.Vậy để gìn giữ những truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta để lại mỗi chúng ta phải làm gì?Điều này tuỳ thuộc vào bản thân mỗi người, tuỳ thuộc vào sự cố gắng để trở thành người Tràng An thanh lịch. Trong gia đình, chúng ta cần kính trọng người trên, nhường nhịn kẻ dưới. Trong quan hệ với hàng xóm, láng giềng, mỗi người đều cần tôn trọng lẫn nhau, cần cư xử đúng mực ăn nói, hành động lịch sự, nhã nhặn. Có việc gì xích mích xảy ra cũng phải bình tĩnh giải quyết không nên cãi cọ, chửi bới, ẩu đả. Ra ngoài thì ăn mặc sao cho đúng đắn. Đi làm, đi học thì nên mặc; theo quy định của cơ quan nhà trường. Ngày nghỉ, đi chơi, đi dự lễ hội hoặc theo lễ phục dân tộc, hoặc theo y phục mới cũng cần lựa chọn thích hợp với dáng người, với lứa tuổi... tránh đua đòi. Ăn chơi theo mẫu mốt không thích hợp thực ra cũng không đẹp.Tóm lại, chúng ta thế hệ con cháu cần phải giữ gìn nét thanh lịch của ông cha để lại và hơn thế nữa là những truyền thống, phong tục tốt đẹp, không để chúng phôi pha dần theo ngày tháng. Chúng ta cần cố gắng tự rèn luyện để đất nước có thể tự hào với truyền thống mà qua chặng đường lịch sử dài vẫn giữ được và lấy đó làm cơ sở để xây dựng một xã hội tươi đẹp, hạnh phúc và có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Bài dự thi vẽ tranh phòng chống Covid19 Cuộc thi vẽ tranh “Bảo vệ sức khỏe và phòng chống dịch bệnh Covid-19”

Video liên quan

Chủ Đề