Giám đốc âm nhạc Việt Nam là ai

Tùng Châu là một nhạc sĩ đến từ Việt Nam. Ông nổi tiếng với vai trò hòa âm cho các ca khúc thuộc hàng top hits mà trung tâm Thúy Nga đã từng thực hiện trên sân khấu Paris By Night và phát hành thành các định dạng âm thanh khác nhau.

Tùng Châu trong video clip chia sẻ cách hòa âm trên kênh Youtube của mình

Huỳnh Ngô Tùng Châu [tên thật]
Master T.C. [gọi bởi Tô Ngọc Thủy khi chúc mừng sinh nhật anh năm 2021]

1995 [cộng tác với trung tâm Thúy Nga]

Paris By Night 46 - 15th Anniversary Celebration

Paris By Night 109 - 30th Anniversary

PBN TNMB Live Khác
4+ 0 0 0

- Maria Ngô Thị Lộc [mẹ] [? - 2021]
- Ca sĩ Châu Ngọc [vợ]

Tiểu sử

Tùng Châu sinh ngày 4 tháng 8 năm 1964 tại Sài Gòn. Năm 7 tuổi, anh được gia đình cho theo học trường Quốc Gia Âm Nhạc tại Sài Gòn từ năm 1971 và đã theo đuổi gần như đầy đủ các môn học như piano, nhạc Pháp chuyên môn... Cũng từ trước 1975, anh học võ Taekwondo và sau này vẫn còn luyện tập môn võ này, khiến ngoại hình của anh khi trưởng thành và cho đến tận bây giờ khiến người ta tưởng anh là một võ sĩ chuyên nghiệp hơn là một nhạc sĩ.

Tùng Châu khi còn là một học sinh tiểu học đã có cơ hội quen biết với hai nhạc sĩ nổi tiếng Lê Hựu Hà và Quốc Dũng. Nhờ lúc đó đã có chút ít căn bản về nhạc nên anh đã thu nhận được một cách dễ dàng những kinh nghiệm từ những nhạc sĩ này, trong thời kỳ nhạc trẻ Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Từ sau năm 1975, phân khoa mà Tùng Châu theo học bị giải tán và anh lập tức ghi danh học đàn mandoline để tránh phải ra khỏi trường mà không lĩnh hội đủ kiến thức liên quan đến niềm đam mê của mình.

Với những cơ duyên đó, anh đã biểu diễn nhiều tụ điểm ca nhạc tại thành phố Sài Gòn sau năm 1975, trở thành nhạc sĩ trẻ được biết đến nhiều trong giới ca nhạc thời bấy giờ. Khi những tụ điểm ca nhạc Sài Gòn được phép hoạt động trở lại vào khoảng 1982, một lần nữa Tùng Châu - khi đó mới là một cậu thanh niên 18 tuổi - được mời thay thế cho người nhạc sĩ đàn anh của mình là Quốc Dũng để gia nhập ban nhạc trình diễn thường xuyên tại tụ điểm 126, ngay tại ngã sáu Lê Văn Duyệt cùng với những nhạc sĩ nhiều tuổi và già tay nghề hơn anh rất nhiều. Liên tiếp trong 4 năm, Tùng Châu là nhạc sĩ sử dụng guitar cho ban nhạc tại tụ điểm ca nhạc đầu tiên của Sài Gòn này, mặc dù trước đó theo học piano. Sau đó, anh về hợp tác với ban nhạc của Quốc Dũng trong suốt 5 năm trong vai trò nhạc sĩ sử dụng bass cùng một lúc là người điều hành ban nhạc. Với cây đàn bass, Tùng Châu đã nghiễm nhiên trở thành một nhạc sĩ trẻ được biết đến nhiều trong giới ca nhạc Sài Gòn trong những năm cuối thập niên 80. Thời gian anh làm việc với các ban nhạc, anh đã bắt đầu làm quen với những thể điệu mambo, salsa, samba, tango, rumba,... đã trở thành rất hữu ích cho công việc hiện tại của anh được thể hiện qua những sản phẩm video và audio của trung tâm Thuý Nga.

Năm 23 tuổi, anh lập ra một phòng thu thanh ở đường Phan Thanh Giản [sau này đổi tên thành đường Điện Biên Phủ], và phòng thu "không tên" ấy sau này được sự tin tưởng của rất nhiều hãng nhạc cũng như những cá nhân nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc đang nổi lên lúc bấy giờ. Một năm sau, Tùng Châu mới tốt nghiệp trung học phổ thông cũng như tốt nghiệp ngôi trường Quốc gia Âm nhạc.

“Em không học về âm thanh, em chỉ là thằng mầy mò thôi. Nhưng thực sự thời gian thu băng là em học ở anh Dũng rất là nhiều. Vì em và anh Dũng coi như là “thủ phạm” của những cuốn băng nổi tiếng trên thị trường thời đó. Khi thu thanh chỉ có em với anh Dũng ngồi dưới đất đánh hai cây keyboard xong rồi hát. Khổ lắm, ngày xưa khổ lắm!” - Tùng Châu nói về công việc hòa âm của mình tại Việt Nam vào những năm cuối thập niên 1980.

Cũng trong thời gian ở Việt Nam, Tùng Châu từng theo học một khoá sửa TV và radio, đã từng tháo tung những máy móc cũng như loa trong nhà để nghiên cứu. Nhờ bản tính đam mê máy móc sẵn có, anh được coi như một trong vài người tiên phong trong việc am tường những kỹ thuật của “keyboard” và các thiết bị âm thanh khi còn ở Việt Nam. Đồng thời, chính anh cũng từng theo học về thảo trình viên điện toán [sau này người ta dùng từ "lập trình viên" để mô tả công việc này] nhưng đã bỏ nửa chừng vì nhận thấy “học tới già cũng không program nổi” vì sự phát triển quá mau chóng về nhu liệu. Hơn nữa, mang tâm hồn một người nghệ sĩ, anh cảm thấy không thể thích hợp với ngành học toàn những con số này. Để rồi Tùng Châu chỉ đặt trọng tâm vào việc sử dụng những phần mềm liên quan đến nhạc và âm thanh để tỏ ra rất tự tin trong việc sử dụng máy tính.

Vào thập niên 1990, Tùng Châu sang Mỹ và bắt đầu cộng tác với trung tâm Thúy Nga từ cuốn Paris By Night thứ 31 thu hình năm 1995. Dần dần anh trở thành người hòa âm chính cho các ca khúc của PBN rồi trở thành music director [giám đốc âm nhạc] của trung tâm trong thời gian dài. Trong suốt thời gian đó và kéo dài cho đến tận bây giờ, Tùng Châu đã dần định hình cho nhạc Thúy Nga một bản sắc riêng, giúp cho phần âm nhạc của trung tâm trở nên độc đáo và riêng biệt, khẳng định thương hiệu “hòa âm Thúy Nga” chắc nịch trong lòng khán giả. Ngoài thực hiện hòa âm cho các chương trình thu hình, anh còn đảm trách hòa âm cho hàng trăm CD, cho nên nếu đếm lại thì số lượng ca khúc mà Tùng Châu đã hòa âm cho trung tâm Thúy Nga từ năm 1995 đến nay, số lượng đã gần 9000 ca khúc [nếu như tính từ thời anh bắt đầu làm nghề hòa âm tại Việt Nam thì có thể tổng số lượng các bản hòa âm của anh đã lên đến chục ngàn], và vai trò của anh hoàn toàn có thể cạnh tranh với nhạc sĩ Trúc Hồ, vốn là người đồng nghiệp đồng niên của anh làm việc tại trung tâm Asia.

Ngoài hòa âm các nhạc phẩm cũ, người nhạc sĩ này còn có tài sáng tác những giai điệu hoàn toàn mới cho các ca khúc được đặt hàng bởi giám đốc trung tâm Thúy Nga, lời giới thiệu “một sáng tác mới của nhạc sĩ Tùng Châu” vốn đã rất quen thuộc với khán giả Paris By Night nhiều năm qua, những ca khúc này được nhạc sĩ sáng tác nhạc và phần lời được viết bởi những nhạc sĩ gạo cội của nền tân nhạc Việt Nam như Lê Hựu Hà, Quốc Dũng, Nhật Ngân, sau này là Thái Thịnh, Hamlet Trương,... Trong thời gian gần đây, trung tâm Thúy Nga có nhiều nhạc sĩ hòa âm hơn trước, khiến Tùng Châu chỉ phải tập trung vào công việc hòa âm cho những ca khúc nhạc quê hương hoặc những nhạc cảnh đặc biệt để tiếp tục khẳng định linh hồn của Paris By Night thông qua các nhạc phẩm này.

Hiện nhạc sĩ Tùng Châu và gia đình đang định cư tại Úc. Thân mẫu của anh còn ở lại Việt Nam và đã qua đời vào ngày 3 tháng 7 năm 2021 - linh cữu bà được hỏa táng và không cho viếng vì Sài Gòn đã bắt đầu lâm vào bùng phát dịch bệnh khiến anh không thể về Việt Nam viếng mẹ lần cuối. Sau sự kiện này, Tùng Châu từng viết một ca khúc về mẹ dành riêng cho giọng hát của Phi Nhung theo ý muốn của nữ ca sĩ, tuy nhiên việc Phi Nhung qua đời đột ngột do COVID-19 khiến anh có ý định ngừng lại khi bài hát đã viết được một nửa, nhưng rồi sau đó Tô Ngọc Thủy đã yêu cầu anh phải viết tiếp nó, và bài hát lần này lại dành cho giọng hát của bộ ba Quỳnh Trang, Tuyết Nhung và Thiêng Ngân, lấy tên Mẹ Về Thiên Thu.

Khả năng hòa âm

Tùng Châu có một khả năng đáng nể trong lĩnh vực hòa âm, bất chấp việc có nhiều ngày anh làm việc từ 6 giờ sáng đến 12 giờ đêm ngày hôm sau để giúp trung tâm Thúy Nga chuẩn bị cho chương trình mới hoặc thu âm cho một CD theo yêu cầu của một ca sĩ nào đó khiến sức khỏe thể chất và tinh thần của anh bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhạc do anh hòa âm được miêu tả là đã vượt ra khỏi mọi ranh giới mà người nghe có thể tưởng tượng được, có lúc hùng hồn, có lúc êm dịu, có khi lại rất đậm tình quê hương, cái nét hòa âm “tranh sáo bầu” những tưởng chỉ có thể dùng cho những nhạc phẩm dân ca, nhưng Tùng Châu đôi khi mang cả vào những ca khúc trữ tình thậm chí cả nhạc trẻ khiến cho người nghe cảm thấy mới lạ, phá cách đúng với tinh thần “âm nhạc không biên giới”.

Xuất hiện trong các chương trình Paris By Night

Nhạc sĩ Tùng Châu xuất hiện trong rất nhiều chương trình Paris By Night với mục đích đệm đàn piano trong những phần trình diễn ca khúc cùng với ban nhạc. Dưới đây liệt kê những lần Tùng Châu xuất hiện trong các chương trình PBN không vì mục đích trên:

STT PBN số Mục đích xuất hiện
1 46 Nhận kỷ niệm chương của trung tâm Thúy Nga.
2 100
3 109

Thông tin bên lề

  • Tên thật của nhạc sĩ Tùng Châu là lấy từ tên của một danh tướng thời chúa Nguyễn Phước Ánh, Ngô Tùng Châu [1752 - 1801].

Video liên quan

Chủ Đề