Giãn tĩnh mạch chi dưới là gì năm 2024

Suy tĩnh mạch chi dưới là bệnh thường gặp trong thời đại hiện nay, đặc biệt là ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh lý tối ưu nhất trong từng giai đoạn phát triển bệnh lý ra sao? Hãy tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây.

Để nắm được suy tĩnh mạch chi dưới là gì thì chúng ta cần tìm hiểu về tĩnh mạch chi dưới. Tĩnh mạch chi dưới bao gồm tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu, có vai trò vận chuyển máu từ các mao mạch ở chi dưới có lượng oxy thấp về tim.

Suy tĩnh mạch chi dưới [hay suy giãn tĩnh mạch chi dưới, giãn tĩnh mạch chân] là sự suy giảm chức năng đưa dòng máu về hệ thống tin dẫn đến tổn thương van một chiều của hệ tĩnh mạch, khi van suy yếu sẽ không thể ngăn chặn dòng máu bị chảy ngược xuống dưới gây hiện tượng máu bị ứ đọng từ đó tạo ra sự biến đổi về huyết động và làm thay đổi các tổ chức mô xung quanh.

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới làm thay đổi dòng chảy của tĩnh mạch

\>>> Tìm hiểu về suy tĩnh mạch mãn tính và giãn tĩnh mạch của chi dưới qua tài liệu dưới đây:

Nguồn: The Korean Association of Internal Medicine

Nguyên nhân suy tĩnh mạch chi dưới do đâu?

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chi dưới chưa được xác định một cách chính xác. Tuy nhiên, dựa trên những nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã nhận định bệnh này có thể do một số những nguyên nhân sau đây:

  • Do giới tính: nữ giới chiếm khoảng 70% các ca bệnh do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, của quá trình thai nghén khiển ảnh hưởng tới thành tĩnh mạch làm ứ đọng máu.
  • Do tính chất công việc: những người phải làm những công việc phải đứng hoặc ngồi quá nhiều như: thợ dệt, thợ may, giáo viên, bán hàng, giáo viên … khiến máu dồn xuống hai chân nhiều, gây tăng áp lực ở tĩnh mạch chân và tăng nguy cơ ảnh hưởng tới van một chiều.
  • Do độ tuổi: người lớn tuổi dễ bị thoái hóa van.
  • Do thể chất: người có thể trạng thừa cân dễ bị suy tĩnh mạch chi dưới
  • Do ảnh hưởng của lối sống hiện đại, tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới đang có chiều hướng gia tăng nếu mọi người không kiểm soát được chế độ ăn uống và làm việc.
    Cả trào ngược tĩnh mạch chậu trong và buồng trứng đều gây ra chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Tình trạng này ảnh hưởng đến 14% phụ nữ bị giãn tĩnh mạch hoặc 20% phụ nữ sinh con qua đường âm đạo và bị giãn tĩnh mạch ở chân.

Bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường gặp ở người lớn tuổi do độ tuổi này dễ thoái hóa van

Các giai đoạn phát triển của suy tĩnh mạch ở chi dưới

Phân theo CEAP [Clinical – Etiological – Anatomical – Pathophysiological], giai đoạn phát triển suy giảm tĩnh mạch chi dưới được chia làm 7 cấp độ:

  • Độ 0: Chưa xuất hiện bệnh lý tĩnh mạch bằng mắt thường .
  • Độ 1: có mao mạch và tĩnh mạch giãn với đường kính < 3mm.
  • Độ 2: tĩnh mạch bị giãn với đường kính > 3mm.
  • Độ 3: chi dưới đã bắt đầu bị phù nhưng da chưa bị biến đổi.
  • Độ 4: da bị biến đổi sắc tố da, chàm tĩnh mạch do loạn dưỡng da
  • Độ 5: vết loét đã lành kèm biến đổi sắc tố da.
  • Độ 6: Sắc tố da bị biến đổi kèm theo vết loét đang tiến triển, không lành.
    Các giai đoạn của suy tĩnh mạch chi dưới theo CEAP [Clinical – Etiological – Anatomical – Pathophysiological]

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Tùy vào từng giai đoạn của bệnh lý sẽ có những biểu hiện khác nhau:

Giai đoạn đầu [Độ 0 và Độ 1]:

  • Khi đứng lâu, ngồi nhiều xuất hiện hiện tượng mỏi chân, phù nề.
  • Xuất hiện chuột rút, cảm giác như bị kim châm ở chân vào buổi tối.
  • Nổi mạch máu li ti ở chân, đặc biệt là ở cổ chân và bàn chân.

Giai đoạn tiến triển [Độ 2, Độ 3 và Độ 4]:

  • Phù chân ở mắt cá hoặc bàn chân
  • Vùng cẳng chân bị thay đổi màu sắc da.
  • Búi tĩnh mạch nổi rõ ràng trên da.

Giai đoạn biến chứng [Độ 5, Độ 6]:

  • Xảy ra tình trạng viêm tĩnh mạch nông huyết khối.
  • Chảy máu do vỡ tĩnh mạch.
  • Bệnh kéo dài sẽ chuyển biến thành suy tĩnh mạch mạn tính và gây ra nhiễm khuẩn vết loét.

\>>> Tìm hiểu thêm triệu chứng suy giãn tĩnh mạch qua bài viết: thường gặp và những điều cần lưu ý

Cách chẩn đoán giãn tĩnh mạch chi dưới

  • Yếu tố gia đình: bị suy tĩnh mạch mạn tính, huyết khối tim mạch, loét …
  • Tuổi, giới tính: người lớn tuổi và giới tính nữ có nguy cơ suy tĩnh mạch chi dưới cao hơn.
  • Tình trạng vận động, nghề nghiệp: phải đứng, ngồi nhiều mà không thay đổi vị trí.
  • Tình trạng sức khỏe: béo phì, thừa cân.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đã từng mang thai nhiều lần cũng có nhiều nguy cơ suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

Phương pháp điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp không dùng thuốc

Việc điều trị giãn tĩnh mạch chân có thể thực hiện bằng các phương pháp vận động như sau:

  • Tăng khả năng đẩy máu về tim khi nằm: nâng cao phía cuối giường ngủ khoảng 10 cm, kê cao 2 chân khi nằm.
  • Tập Yoga với các động tác đưa chân lên cao
  • Tập bài tập vận động chân mô phỏng lại động tác đạp xe trong không khí khi chuẩn bị đi ngủ.

\>>> Để biết cách chữa trị giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả, an toàn, xem ngay bài viết: 9 an toàn và hiệu quả nhất

Tập Yoga đưa chân lên cao có tác dụng điều trị suy giãn tĩnh mạch chân

Điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp nội khoa

Điều trị suy tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp nội khoa là việc cho bệnh nhân uống các loại thuốc đặc trị và thuốc chữa trị triệu chứng, chi tiết như sau:

  • Các thuốc làm tăng lực đẩy tĩnh mạch: Khi người bệnh bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, sẽ xuất dòng máu chảy ngược xuống chân do áp lực đẩy lên của tĩnh mạch bị giảm sút. Vì vậy, cần cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc đặc trị tình trạng này. Tuy nhiên, do tác dụng của thuốc có hiệu quả từ từ nên người bệnh cần phải kiên trì uống thuốc từ 6 tháng trở lên.
  • Trong quá trình điều trị nội khoa bằng thuốc, khi bệnh nhân có các biểu hiện phù nề vùng chân, chuột rút, loét tĩnh mạch lớn … thì tùy theo từng hiện tượng, các bác sĩ sẽ kê thêm những nhóm thuốc chữa trị các triệu chứng kể trên: nhóm thuốc kháng sinh, nhóm thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, giảm sưng …

Lưu ý: Các loại thuốc, biệt dược để điều trị suy giãn tĩnh chân cần có sự chỉ định của bác sĩ theo phác đồ điều trị cụ thể, tự ý mua thuốc về uống sẽ dễ gây ra những phản ứng phụ với cơ thể.

Các loại thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân cần có sự chỉ định của bác sĩ theo phác đồ điều trị cụ thể

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp chích xơ

Chích xơ điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là một phương pháp điều trị đơn giản, ít tốn kém, người bệnh có thể xuất hiện ngay, giúp điều trị suy tĩnh mạch nông.

Nguyên lý chung của phương pháp là tiêm một chất gây xơ [dịch hoặc bọt] vào trong hệ thống tĩnh mạch nông chi dưới. Chất này sẽ làm tổn thương nội mạc tĩnh mạch và khu vực xung quanh lớp trung mạc, tạo ra huyết khối làm tắc nghẽn phần tĩnh mạch bị suy. Thông qua đó máu sẽ thông thoáng, không bị tình trạng ứ trệ tại tĩnh mạch bị suy giãn. Tiêm xơ thường được chỉ định:

  • Giãn tĩnh mạch mạng nhện hoặc suy thân tĩnh mạch hiển dưới 1mm
  • Giãn tĩnh mạch nông dạng lưới dưới 3mm và chưa xuất hiện dòng trào ngược ở van tĩnh mạch.
  • Giai đoạn Độ 2 đến Độ 6 trong thang CEAP.

Tuy nhiên phương pháp này cũng còn tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Hay tái phát đặc biệt là ở những kích thước tĩnh mạch lớn >3mm
  • Có thể xảy ra một số biến chứng nguy hiểm: gây tắc động mạch cấp, có nguy cơ phải cắt cụt chi dưới, viêm tĩnh mạch, rối loạn sắc tố da, hoại tử da… Vì vậy, cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng phương pháp điều trị suy tĩnh mạch chân này.
    Chích xơ điều trị suy tĩnh mạch mạn tính chi dưới là một phương pháp điều trị đơn giản, ít tốn kém, người bệnh có thể xuất viện ngay

Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp phẫu thuật

Các trường hợp suy giãn tĩnh mạch

Chủ Đề